Giải pháp về quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 79)

Tập trung hoàn chỉnh Quy hoạch nuôi trồng thủy sản của Tỉnh và chỉ đạo các địa phương rà soát và điều chỉnh quy hoạch các vùng hạ tầng nuôi trồng thủy sản tập trung, xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tôm he chân trắng tập trung, nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch con giống thủy sản nói chung, TCT nói riêng, kiên quyết xử lý các trường hợp con giống thả nuôi không đảm bảo chất lượng, không kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tăng cường công tác quan trắc và cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản. Kịp thời công bố dịch bệnh thủy sản và các biện pháp dập dịch, hỗ trợ nông – ngư dân tái sản xuất. Tăng cường công tác quản lý thuốc thú y, hóa chất dùng trong phòng trừ bệnh đối tượng nuôi thủy sản, đặc biệt các hóa chất bị cấm sử dụng.

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy định. Đẩy mạnh công tác khuyến cáo, chỉ đạo mùa vụ, mật độ, quy trình kỹ thuật, quản lý môi trường, dịch bệnh, quản lý hạ tầng cơ sở cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh hiểu và thực hiện theo đúng quy định.

Tiếp tục đẩy mạnh việc giao, cho thuê đất, mặt nước cho phát triển nuôi tôm he chân trắng ở các vùng quy hoạch. Triển khai thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài đất, mặt nước đối với các vùng theo quy

Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về thủy sản, cần nhanh chóng bổ sung quy chế, các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nuôi tôm; xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư vào đầu tư về sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm đảm bảo chất lượng, tạo sản lượng lớn phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm, trại sản xuất giống đã xuống cấp; hỗ trợ chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến về sản xuất giống, nuôi trồng, xử lý nước, phòng trị bệnh trong nuôi tôm cho người nuôi.

CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Quảng Ninh có 27.000 ha đất bãi triều có điều kiện thuân lợi để phát triển nuôi tôm nước lợ. Diện tích nuôi tôm he chân trắng tỉnh Quảng Ninh năm 2005 là 1.350 ha, đến năm 2013 diện tích tăng lên 2.741 ha (đạt tốc độ TTBQ là 9,3%/năm); sản lượng nuôi tôm he chân trắng năm 2013 đạt 6.958 tấn (đạt tốc độ TTBQ là 13,6%/năm).

Tôm he chân trắng được nuôi theo hình thức bán thâm canh và thâm canh, trên các ao có diện tích 3000 – 5.000 m2. Thời gian nuôi từ 84-110 ngày/vụ; đối với hộ dân nuôi trung bình bình 99,8 ± 8,6 ngày/vụ, Công ty nuôi trung bình 97,6 ± 7,2 ngày/vụ.

Năng suất hộ dân nuôi trung bình đạt 6,5 ± 2,2 tấn/ha/vụ, thấp nhất là 4,3 tấn/ha và cao nhất là 10,5 tấn/ha; Công ty nuôi đạt năng suất trung bình 7,5 ± 3,1 tấn/ha/vụ, thấp nhất là 6,2 tấn/ha và cao nhất là 15,3 tấn/ha.

Hệ thống sản xuất và cung cấp giống, thức ăn và các chế phẩm dùng trong nuôi tôm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nuôi thương phẩm.

Mô hình nuôi TCT là mô hình nuôi mang lại lợi nhuận cao: Hộ dân nuôi lợi nhuận trung bình 455±132 triệu đồng/ha/vụ. Công ty đạt lợi nhuận trung bình 698 ± 210 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận trung bình đối với các hộ dân đạt 65,39%; đối với Công ty đạt 71,49%.

Nghề nuôi tôm he chân trắng tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua chưa ổn định, nhưng việc đầu tư xây dựng các cơ sở nuôi tôm đã góp phần biến các vùng đất bãi triều hoang hóa, vùng biên giới thành những vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Biến đổi khi hậu đã có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ảnh hưởng đến nghề NTTS tỉnh Quảng Ninh nói chung, nuôi TCT nói riêng thông qua nguồn nước, diện tích nuôi, môi trường nuôi, con giống, dịch bệnh… và qua đó gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng của các vùng NTTS nói chung và nuôi TCT nói riêng.

Các khó khăn thường gặp nhất trong nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ninh hiện nay là vấn đề con giống, thiếu vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đã có 93,3 % số hộ cho rằng họ đang gặp khó khăn về con giống, 83,3 % số hộ khó khăn về vốn hoạt động và 80 % số hộ cho rằng khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

4.2. Đề xuất ý kiến

Cần áp dụng và thực hiệc tổng hợp các giải pháp đã đề xuất vào phát triển nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Địa phương cần tiếp tục hỗ trợ đầu tư và kêu gọi nhân dân cùng đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng vùng nuôi TCT tập trung (hệ thống giao thông, hệ thống ao cấp và xử lý nước thải, hệ thống kênh cấp thoát, hệ thống điện,…); Đầu tư cơ sở vật chất và trạng thiết bị, mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường vùng nuôi để thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh cho vùng nuôi TCT.

Cần có chính sách thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống để tạo ra giống sạch bệnh, đảm bảo số lượng cung cấp cho các cơ sở nuôi; tăng cường công tác quản lý sản xuất tôm giống, kiểm soát nguồn cung cấp tôm giống an toàn cho nuôi TCT thương phẩm, tránh tình trạng mua giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch về nuôi.

Tỉnh Quảng Ninh cần quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở nuôi TCT; xây dựng mô hình nuôi tôm VietGAP, CoC,… Đồng thời quản lý vùng nuôi và các cơ sở nuôi theo nhóm cộng đồng, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người nuôi để bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Chỉ thị số: 228/CT-

BNN&PTNT ngày 25/1/2008 về việc phát triển nuôi tôm chân trắng, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số: 456/QĐ-BNN- NTTS "Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất, nuôi tôm chân trắng",

Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Kỹ thuật nuôi tôm chân trắng

thâm canh, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.3.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Thông tư số 44/2010/TT- Bộ NN&PTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 “Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi

tôm sú, TCT thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”, Hà Nội.

5. Bộ Thuỷ sản, 2001. Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú. Tiêu chuẩn

ngành thuỷ sản 28 TCN 171.

6. Bộ Thuỷ sản, 2002. Quyết định số 18/2002/QĐ - BTS ngày 03 tháng 6 năm 2002 về việc ban hành quy chế khảo nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá

chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, Hà Nội.

7. Bộ Thuỷ sản, 2003. Chỉ thị số 2982/TS/NTTS ngày 27 tháng 11 năm 2003 về việc phát triển tôm chân trắng, Hà Nội.

8. Bộ Thủy sản, 2004. Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2003, Hà Nội.

9. Bộ Thủy sản, 2004. Chỉ thị số 01/2004/CT-BTS, ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng

Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý TCT ở Việt Nam, Hà Nội.

10. Bộ Thủy sản, 2005. Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2004, Hà Nội.

11. Bộ Thủy sản, Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2005, Hà Nội; 2006.

12. Bộ Thủy sản, 2006. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000 – 2005 và bàn biện pháp thực hiện đến năm 2010, Hà Nội.

13. Bộ Thuỷ sản, 2006. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

14. Bộ Thủy sản, 2006. Công văn số 475/TS-NTTS ngày 6/3/2006 về việc phát

triển nuôi tôm chân trắng Việt Nam, Hà Nội.

15. Bộ Thuỷ sản, 2006. Công văn số 2446/.BTS-CL, ATVSTS ngày 23 tháng 10 năm

16. Bộ Thuỷ sản, 2006. Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 01/3/2006 “Về việc ban hành một số quy định tạm thời đối với tôm chân trắng” của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, Hà Nội.

17. Bùi Quang Tề & CTV, 2005. Báo cáo kết quả nghiên cứu bệnh của tôm chân trắng (L. vannamei) nuôi ở một số tỉnh phía Bắc năm 2003-2004, Hội thảo về

tôm chân trắng tại Việt Nam, Hà Nội.

18. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Quảng Ninh, 2008. Báo cáo điều tra hiện trạng

nuôi trồng thủy sản năm 2008, Quảng Ninh.

19. Cục Nuôi trồng thuỷ sản, 2009. Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ tôm he chân trắng 8 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 4 tháng cuối năm 2009 của các tỉnh ven biển trên cả nước, Hà Nội.

20. Cục Nuôi trồng Thuỷ sản, 2009. Báo cáo tổng kết đề tài đánh giá trình độ công

nghệ nuôi tôm ở Việt Nam, Hà Nội.

21. Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y Thuỷ sản, 2005. Báo cáo 01

năm thực hiện chỉ thị 01/2004/CL-BTS, Hà Nội.

22. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2014. Niên giám thống kê năm 2014, NXB Thống Kê, Hà Nội.

23. Du nhập tôm chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm xanh Nam Mỹ (Penaeus

stylirostris) vào Châu Á và Thái Bình Dương.

24. Đào Văn Trí, 2009. Đánh giá và phân tích cơ sở khoa học của phát triển nuôi

bền vững tôm chân trắng (Penaeus vannamei) ở Việt Nam.

25. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2008. Thống kê xuất khẩu

thủy sản Việt Nam 10 năm (1998-2007). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

26. Lý Thị Thanh Loan, Cao Thành Trung, Đoàn văn Cường, 2005. Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR trong chẩn đoán Taura Syndrome Virus trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại Bạc Liêu - Việt Nam, Hội thảo tôm chân trắng Việt Nam.

27. Ngô Anh Tuấn và ctv, 2014. 50 Năm Thủy sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

28. Nguyễn Dũng Tiến, 2005. Nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam, Hội thảo tôm chân

trắng tại Việt nam, Vụ nuôi trồng thuỷ sản, Bộ thuỷ sản, Hà Nội.

29. Nguyễn Hoàng Uyên & ctv, 2005. Bệnh thường gặp ở tôm chân trắng (Penaeus

vannamei) và một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học,

Hội thảo về tôm chân trắng Việt Nam, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Xuân Thu, 2009. Hiện trạng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm he chân trắng ở Việt Nam và định hướng phát triên, Hội thảo

31. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi

giáp xác. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

32. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh, 2002. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch

năm 2001 và chỉ tiêu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản năm 2002,

Quảng Ninh.

33. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh, 2003. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch

năm 2002 và biện pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2003, Quảng Ninh.

34. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh, 2003. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch

năm 2003, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2004, Quảng Ninh.

35. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh, 2005. Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản

năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005, Quảng Ninh.

36. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh, 2006. Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản

năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Quảng Ninh.

37. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh, 2007. Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng và sản xuất cung ứng giống thuỷ sản năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007, Quảng Ninh.

38. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 2008. Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng, sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản năm 2007,

phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Quảng Ninh.

39. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh, 2009. Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2008, phương hướng thực hiệnh nhiệm vụ

năm 2009, Quảng Ninh.

40. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 2010. Báo cáo kết quả

công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010,

Quảng Ninh.

41. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 2011. Báo cáo kết quả

công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011,

Quảng Ninh.

42. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 2012. Báo cáo kết quả

công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012,

Quảng Ninh.

43. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 2013. Báo cáo kết quả

công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013,

Quảng Ninh.

44. Tổng cục Thủy sản, 2013. Báo cáo tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2013 và

45. Trần Văn Nhường, Bùi Thị Thu Hà. 2005. “Phát triển nuôi tôm bền vững, hiện

trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, Thông tin chuyên đề Bộ Thuỷ

sản, số 2/2005.

46. Trung ương hội nghề cá Việt Nam, 2013. Con tôm số 26 tháng 12/2013.

47. Trung ương hội nghề cá Việt Nam, 2014. Thủy sản Việt Nam số 7 (182).

48. Trung ương hội nghề cá Việt Nam, 2014. Con tôm số 29 tháng 3/2014.

Tài liệu nước ngoài:

49. Brock, J. A., 1997. Special topic review: Taura syndrome, a disease important

to shrimp farms in the Americas, World Journal of Microbiology and

Biotechnology, 415-418.

50. Chamberlain, G., 2003. World shrimp farming: progress and trends, World Aquaculture.

51. Chen Shuping, 2005. P. vannamei marketing in China, Workshop on P. vannamei in Viet Nam 2005, Ministry of Agriculture, China.

52. FAO. 2004. Introductions and movement of Penaeus vannamei and Penaeus stylirostris in Asia and the Pacific. RAP Publication.

53. FAO, 2005. Commodities (2005), Vol.100/1.

54. FAO, 2006. Fishery and Aquaculture Statistics.

55. FAO, 2007. Fishery and Aquaculture Statistics, pp.54

56. Flegel, T., 2005. Chapter 35: Shrimp parvoviruses. In L. R. Cotmore SF, In

Bloom ME Parvoviruses (pp. 487-493). Hodder Education, Edward Arnold Ltd.,

London.

57. Hernandez-Rodriguez, A., Alceste-Olivieiro, C., Sanchez, R., Jory, D., Vidal, L., and Constain-Franco, L.F., 2001. Aquaculture development trends in Latin Ameriaca and the Caribbean. Technical Proceedings of the Conference on

Aquaculture in the Third Millennium (pp. 317-340). Bangkok, Thailand: NACA,

Bangkok and FAO, Rome.

58. Jesper Lund, 2005. Environmental imlpications associated with converting

farms from P. monodon to P. vannamei in Viet Nam, Workshop on P. vannamei

in Viet Nam, Ha Noi: SUMA.

59. Leonardo Mariduena S., Blgo. Mphil, 2005. Penaeus vannamei farming in

Ecuado, (Ecuador), Workshop on P.vannamei in Vietnam, BSI-Inspectorate

60. Lightner, D., 1996. A Handbook of Shrimp Pathology and Diagnostic Procedures for Disease of Cultured Penaeid Shrimp. Baton Rouge, Louisiana, USA: World Aquaculture Society.

61. Lightner, D. V. and Redman, R. M., 1998. Strategies for the control of viral

diseases of shrimp in the Americas, Fish Pathology 33;165-180.

62. Matthew Briggs, 2005. Importation of P. vannamei to non - indigenous

counries - important issues, Workshop on P. vannamei in Viet Nam.

63. Mazuki Bin Hashim, 2005. Aquaculture farming in Malaysia, Workshop on P. vannamei in Viet Nam 2005, DoF Kuala, Malaysia.

64. McIntosh, R.P., Drennan, D.P. & Bowen, B.M., 1999. Belize aquaculture: Development of an intensive sustainable, environmentally friendly shrimp farm in Belize. V. Central American Symposium on Aquaculture (pp. 85-99), San Pedro Sula, Hondura: Latin American Chapter of the World Aquaculture Society.

65. Slamet Subyakto, 2005. Litopenaeus vannamei Farming in Indonesia:

Advantages/disadvantages in relation to penaeus monodon, Workshop on P.

vannamei in Viet Nam.

66. Siri Ekmaharạ (Tookwinas) Kanit Chiyakum and Suthewat Somsueb,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 79)