Tài nguyên biển và tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 34 - 36)

Ngư trường vùng biển Quảng Ninh có diện tích khoảng 2.600 hải lý vuông, được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định: “Ngư trường Quảng Ninh - Hải Phòng là 1 trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước”. Vùng biển có độ sâu từ 30m

nước trở vào là khu vực sinh sản và sinh trưởng của nhóm cá nổi như: Cá trích, cá nục, cá lầm và mực ống... khi trưởng thành chúng kết đàn và rút ra khơi. Các loài cá tầng đáy cư trú và sinh sản vùng gần bờ, cồn rạn san hô như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá trai...và các loài tôm he, tôm bộp, tôm sắt, tôm chì... Vùng ven bờ tỉnh Quảng Ninh có hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ đã tạo thành những áng, vụng kín gió là nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Biển Quảng Ninh có những bãi tôm, bãi cá sinh sản và phát triển tự nhiên như: Bãi tôm vùng hòn Mỹ, hòn Miều, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Cô Tô…

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hoạt động khai thác thủy sản diễn ra quanh năm trên các ngư trường, đối tượng khai thác khác nhau theo mùa; mùa vụ khai thác thủy sản phân theo 02 mùa, vụ gồm: Mùa cá Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau và mùa cá Nam bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 9 trong năm. Thời gian mùa vụ khai thác phân theo sự ảnh hưởng của thời tiết: Vụ cá Bắc chịu sự chi phối của gió mùa Đông bắc kéo dài, biển động, trời mù... gây khó khăn cho sản xuất do đó sản lượng vụ cá Bắc thường có sản lượng thấp hơn so với vụ cá Nam. Vụ cá Nam thời tiết tốt hơn mặc dù trong vụ này thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhưng thời gian ảnh hưởng không kéo dài, trung bình một năm tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của 2- 3 cơn bão.

Nguồn lợi thủy sản biển thể hiện rõ đặc điểm nguồn lợi thủy sản nhiệt đới, phong phú về thành phấn giống loài nhưng các cá thể thuộc một số loài trong quần đàn thường có kích thước và độ tuổi không đều nhau, số loài có vòng đời ngắn chiếm ưu thế. Đến nay đã xác định được ở vùng biển Quảng Ninh có 173 loài/nhóm loài thuộc 106 giống nằm trong 73 họ thủy sản. Số lượng họ, giống loài có sự biến động nhất định theo thời gian trong năm. Vào mùa gió Tây Nam bắt gặp số lượng họ, giống loài nhiều nhất, với 96 loài thuộc 69 giống nằm trong 51 họ, trong khi đó ở mùa gió Đông Bắc chỉ bắt gặp 32 loài thuộc 31 giống 24 họ.

Các loài cá sinh sống trong vùng biển Quảng Ninh thuộc khu hệ cá vịnh Bắc Bộ, đều có đặc trưng riêng. Đó là chu kỳ sống ngắn, thường từ 3 - 4 năm. Những loài cá ven bờ chỉ sống 1 đến 2 năm tuổi. Một số rất ít có tuổi thọ 7 - 8 năm như cá Song, cá Hồng. Kích thước nhỏ, chiều dài thân cá phần lớn đạt từ 100-200 mm, một số loài có cỡ lớn nhất từ 70 - 78 cm. Các loài hải sản sinh sản quanh năm và chủ yếu từ tháng 4

Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, khu vực hòn Mỹ, hòn Miều... Do đặc điểm chu kỳ sống và tập tính sinh sản như trên, nếu tổ chức khai thác hợp lý và tổ chức bảo vệ tốt thì đàn cá hàng năm được bổ sung, tái tạo và phát triển nhanh, trữ lượng được duy trì ổn định.

Trữ lượng chưa điều tra chính xác, cho nên cơ cấu nghề chưa phân định rõ ràng theo định hướng phát triển. Hiện nay, việc điều tra nguồn lợi do các Viện, Trường làm theo chương trình của Bộ. Việc phân cấp cho địa phương chưa có hướng dẫn cụ thể. Vì vậy về trữ lượng vẫn theo số liệu phân chia nguồn lợi thủy sản Vịnh Bắc Bộ trước đây. Theo đó trữ lượng nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh ước tính là 82.000 tấn (gần bờ 38.000 tấn, xa bờ 44.000 tấn). Trong khi đó năm 2013, đã khai thác 55.434 tấn, trong đó: gần bờ 35.800 (33,1%), xa bờ là 20.964 tấn (36,9%)

Biển Quảng Ninh là một hệ sinh thái đa dạng cao về cảnh quan và các hệ động thực vật phong phú. Có tới trên 400 loài cá, 500 loài động vật biển, 160 loài san hô, 140 loài rong biển,… Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục vạn hecta vũng nông ven bờ thuộc Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là môi trường rất thuận tiện để phát triển nuôi tôm, cá và hải đặc sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 34 - 36)