Con giống và mật độ nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 54 - 56)

* Con giống:

Cỡ giống thả nuôi là PL12-15, giống được mua từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả điều tra 150 hộ dân và 30 Công Ty/Doanh nghiệp nuôi TCT trên địa bàn Quảng Ninh cho thấy nguồn gốc giống được mua từ: Trại sản xuất giống TCT trong tỉnh Quảng Ninh và giống nhập từ các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ, Thái Lan, Trung Quốc,... .

Trong những năm trước đây, giai đoạn từ 2002 đến 2010 con giống cung cấp cho các cơ sở nuôi có nguồn gốc từ Trung Quốc là chủ yếu (chiếm 65%), giống mua từ các Trại giống trong tỉnh Quảng Ninh chiếm 15%; giống có nguồn gốc từ Thái Lan là 7%; giống mua từ các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ chiếm 13%. Do năng lực sản xuất giống tôm trên địa bàn yếu, các công ty miền Trung chưa tiếp cận được, trong khi đó tôm giống từ Trung quốc có nhiều loại và giá rẻ hơn so với tôm trong tỉnh và các tỉnh ngoài. Đồng thời, người nuôi tôm chưa chấp hành khuyến cáo về lịch thời vụ nuôi, kiểm tra chất lượng giống, thả nuôi tuỳ tiện, ham giống rẻ. Dẫn đến giống không có nguồn gốc, không được kiểm soát, kiểm dịch và không đảm bảo chất lượng vẫn được người dân mua về thả nuôi.

Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch giống vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, lượng tôm giống kiểm dịch được chỉ chiếm khoảng 20-30% so với lượng giống thả nuôi và chiếm

50-60% so với con giống sản xuất được trong tỉnh. Nguyên nhân, lượng giống nhập về quá lớn, từ nhiều nguồn khác nhau, nguồn giống được nhập từ Trung Quốc vào tỉnh quá lớn, từ nhiều nguồn khác nhau, nguồn giống được nhập từ Trung Quốc vào tỉnh quá lớn, từ nhiều nguồn khác nhau, nguồn giống được nhập từ Trung Quốc vào tỉnh Quảng Ninh chủ yếu qua con đường tiểu ngạch và bằng nhiều con đường khác nhau, nên việc kiểm soát chất lượng và kiểm dịch giống con giống gặp nhiều khó khăn (Quảng Ninh chỉ cách Trung quốc một con sông nên việc vận chuyển lưu thông giống thủy sản rất dễ), địa bàn rộng và phức tạp, thiếu sự quan tâm phối hợp của các địa phương, nên dịch bệnh thường xuyên xẩy ra làm thiệt hại rất lớn cho người nuôi, đây là nguyên nhân làm cho năng suất, sản lượng TCT của Quảng Ninh thấp, diện tích nuôi không ổn định, lúc tăng lúc giảm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây (2011-2013), việc tiếp cận của các công ty sản xuất giống khu vực miền trung (tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), kết hợp sự khuyến cáo của Sở Nông nghiệp&PTNT Quảng Ninh và qua nhiều vụ nuôi thất bại do con giống nên đã thay đổi nhận thức của đại đa số người nuôi chuyển hướng từ mua giống Trung quốc sang mua giống của các tỉnh miền Trung. Đặc biệt, người nuôi trên địa bàn thành phố Móng Cái (địa phương giáp với Trung Quốc) trước đây 99% người nuôi lấy giống Trung Quốc nay chuyển sang 99% người nuôi lấy giống ở các tỉnh miền Trung.

* Mật độ nuôi:

Mật độ nuôi của các hộ dân trung bình 82±16 con/m2, mật độ nuôi thấp nhất là 55 con/m2, mật độ nuôi cao nhất là 135 con/m2. Đối với Công ty mật độ nuôi trung bình 97±7con/m2, mật độ nuôi thấp nhất là 80 con/m2, mật độ nuôi cao nhất là 160 con/m2.

Bảng 3. 6: Mật độ nuôi tôm chân trắng thương phẩm tỉnh Quảng Ninh TT Mật độ nuôi (con/m2) Mean ± SD Min Max

1 Hộ dân 82,3 ± 16,7 55 135 1.1 TP. Móng Cái 82,2 ± 15,5 65 130 1.2 Huyện Hải Hà 83,3 ± 15,7 58 120 1.3 Huyện Đầm Hà 82,7 ± 16,5 55 125 1.4 TX. Quảng Yên 81,2 ± 16,5 56 135 1.5 Huyện Hoành Bồ 79,8 ± 17,2 60 130 2 Công ty 119,1 ± 22,2 80 160 Trung bình 88,8 ± 22,5 60 160

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 54 - 56)