Bộ máy quản lý và thực thi nhiệm vụ quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 65 - 66)

* Bộ máy quản lý : Tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế

thuỷ sản nói chung và phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói riêng vì vậy trong những năm gần đây bộ máy quản lý được củng cố và tăng cường.

Cấp tỉnh: Quản lý về nuôi trồng thuỷ sản có Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản và Chi cục Thú y trong đó có thú y thuỷ sản.

Ngoài các cơ quan quản lý, Quảng Ninh còn có các đơn vị sự nghiệp như: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thuỷ sản các đơn vị này làm nhiệm vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất thực nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển tải khoa học kỹ thuật tới nông ngư dân.

Tại cấp xã: Một số xã đã hình thành mang lưới khuyến ngư viên để giúp đỡ bà con nông ngư dân trong sản xuất.

* Thực thi nhiệm vụ quản lý

Giám sát thực hiện quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản đã được phê duyệt, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm chuyên ngành, quản lý trong lĩnh vực giao, cho thuê mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, quản lý chất lượng con giống, hướng dẫn công bố chất lượng con giống, quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản, sản phẩm nuôi thuỷ sản...

Tuy nhiên, trong những năm qua công tác quản lý trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi TCT nói riêng còn nhiều hạn chế đó là:

Bộ máy quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản mỏng về lực lượng, xa các vùng nuôi trồng trọng điểm của tỉnh (trụ sở tại thành phố Hạ Long tạo ra những khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ và đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, thiếu tính kịp thời). Quản lý nuôi trồng thủy sản hiện nay chủ yếu do Chi Cục Nuôi trồng thủy sản thực hiện với biên chế 23 người, tổ chức quản lý giống thủy sản, quản lý nuôi trồng thủy sản (bao gồm cả công tác kiểm tra kiểm soát vùng nuôi) trải dài theo địa bàn từ Móng Cái về Đông Triều (hơn 250 km). Hệ thống quản lý chuyên ngành cấp huyện (số lượng mỗi huyện có từ 1-2 người phụ trách cả nuôi trồng, khai thác thủy sản, có huyện chưa có kỹ sư thủy sản), cấp xã đã có nhưng còn kiêm nhiệm nhiều việc, nhiều lĩnh vực, hệ thống khuyến nông- khuyến ngư cấp xã còn thiếu và đa số không có chuyên môn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 65 - 66)