Mùa vụ, năng suất nuôi và tỉnh hình dịch bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 56 - 58)

* Mùa vụ nuôi:

Qua điều tra 150 hộ và 30 Công ty nuôi TCT thương phẩm cho thấy mùa vụ nuôi chính từ tháng 3- 8 hàng năm. Nuôi từ 1-3 vụ/năm, trong đó số hộ nuôi 1vụ/năm chiếm 70,0%; số hộ nuôi 02 vụ/năm chiếm 23,33%; số hộ nuôi vụ 3 vụ/năm chiếm tỷ lệ rất nhỏ 6,67%. Thời gian một vụ nuôi TCT thương phẩm trung bình từ 84-110 ngày/vụ. Thời gian hộ dân nuôi trung bình 90 ±5 ngày/vụ; đối với Công ty thời gian nuôi trung bình 88 ±3 ngày/vụ.

Bảng 3. 7: Thời gian nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ninh

TT Thời gian nuôi (ngày) Mean ± SD Min Max

1 Hộ dân 99,8 ± 8,6 84 110 1.1 TP. Móng Cái 101,3 ± 8,4 86 105 1.2 Huyện Hải Hà 100,8 ± 8,6 86 106 1.3 Huyện Đầm Hà 99,4 ± 8,1 84 110 1.4 TX. Quảng Yên 99,8 ± 8,9 86 105 1.5 Huyện Hoành Bồ 97,6 ± 7,2 85 100 2 Công ty 97,6 ± 7,2 85 110

* Năng suất nuôi:

TCT nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh và bán thâm canh, nên đạt năng suất và sản lượng cao. Năng suất nuôi TCT của hộ dân trung bình đạt 6,5 ± 2,2 tấn/ha/vụ, thấp nhất là 4,3 tấn/ha và cao nhất là 10,5 tấn/ha. Năng suất nuôi TCT thương phẩm của Công ty đạt trung bình 7,5 ± 3,1 tấn/ha/vụ, thấp nhất là 6,2 tấn/ha và cao nhất là 15,3 tấn/ha.

Bảng 3. 8: Năng suất nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại Quảng Ninh TT Năng suất nuôi (tấn/ha) Mean ± SD Min Max

1 Hộ dân 6,5 ± 2,2 4,3 10,5 1.1 TP. Móng Cái 6,0 ± 2,0 5,0 10,2 1.2 Huyện Hải Hà 6,6 ± 2,1 4,3 9,4 1.3 Huyện Đầm Hà 6,4 ± 2,4 5,6 9,6 1.4 TX. Quảng Yên 6,2 ± 2,0 5,2 10,5 1.5 Huyện Hoành Bồ 6,8 ± 2,4 6,5 10,4 2 Công ty 7,5 ± 3,1 6,2 15,3 * Dịch bệnh:

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Ninh: Trước những năm 2005 nuôi tôm ở Quảng Ninh phát triển chưa mạnh, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, quảng

canh cải tiến, mật độ giống thả thưa, môi trường chưa ô nhiễm nên dịch bệnh ít xẩy ra và diện tích nuôi bị bệnh ít. Từ những năm 2006 với chủ trương, chính sách của tỉnh phát triển đa dạng loại hình nuôi, các công nghệ nuôi mới được áp dụng, mật độ giống thả nuôi tăng, hình thức nuôi ngày càng phong phú hơn ngoài quảng canh, quảng canh cải tiến phát triển thêm các hình thức mới như bán thâm canh, thâm canh, qui mô ngày càng mở rộng, diện tích nuôi tăng nhanh qua từng năm và dịch bệnh trên tôm TCT xuất hiện: Năm 2007 có 310 ha nuôi tôm bị bệnh (TCT 250 ha), năm 2008 có 350 ha (TCT 275 ha), năm 2009 có 330 ha (TCT 290 ha), năm 2010 có 600 ha (TCT 420 ha ), năm 2011 có 300 ha (TCT 276 ha), năm 2012 có 610 ha (TCT 463 ha), năm 2013 có 800 ha (TCT 514 ha ).

Nguồn:[37,38,39,40,41,42,43].

Hình 3. 4: Diện tích nuôi tôm nước lợ tại Quảng Ninh bị bệnh giai đoạn 2007-2013

Theo ghi nhận của người nuôi, tôm he chân trắng thường bị bệnh sau 1 – 2 tháng thả nuôi, trong đó, bệnh thường diễn ra phổ biến từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Các bệnh thường gặp ở tôm he chân trắng nuôi ở địa phương có thể kể đến bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đốm trắng, đầu vàng, phân trắng, mềm vỏ, đen mang, đỏ thân, mòn cụt râu và phần phụ,... Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh theo người nuôi là do môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm nặng và thời tiết nhiều năm gần đây biến đổi bất thường, mưa lạnh kéo dài và mưa dông nhiều dẫn đến môi trường nước ao nuôi bị thay đổi đột ngột. Hơn nữa, do nguồn giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không qua chứng nhận kiểm dịch từ các cơ quan chức năng chiếm tỷ lệ lớn (60,3%), nhiều hộ nuôi ham rẻ đã mua về thả nuôi do đó tỷ lệ nhiễm bệnh ở tôm nuôi

nhiều hộ nuôi còn nhiều hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, xử lý nước đầu vào và đầu ra còn nhiều bất cập,… cũng là những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi thời gian qua.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)