Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 78 - 79)

Để ứng phó với biến đổi khí hậu tác động đến ngành NTTS nói chung, nuôi TCT nói riêng, chính quyền địa phương cần rà soát, bổ sung nâng cấp, gia cố hệ thống đê ngăn mặn, đê biển đê bao vùng nuôi, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, bão, lốc. Nâng cấp các công trình thủy lợi đưa nước ngọt vào khu vực đầm nuôi tôm trong những khu vực bị thiếu nước ngọt. Gia cố (tăng chiều cao) của đầm nuôi tôm tại khu vực ven biển trong giới hạn có thể. Xác định vị trí nuôi phù hợp cũng có thể tránh được hiện tượng hạn hán kéo dài, mưa lũ, nước biển dâng, nồng độ muối trong ao nuôi tăng hoặc giảm quá mức. Phát huy hơn nữa hệ thống mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường. Dự báo về thời tiết và BĐKH chính xác và kịp thời trên các phương tiện

thông tin đại chúng. Xây dựng lịch mùa vụ thích hợp cho từng vùng nuôi cụ thể, nhằm giảm thiểu được các vấn đề về bệnh, khả năng tăng trưởng kém cũng như hạn chế được lượng thuốc, hóa chất hay xăng dầu sử dụng trong quá trình sản xuất, và cuối cùng là giảm được chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.

Về lâu dài, cần nghiên cứu công nghệ sinh học có thể tạo ra mới số loài nuôi có khả năng thích ứng tốt đối với một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn). Đổi mới công nghệ phát triển nuôi. Xác định thời gian phù hợp cho đối tượng cho mỗi vùng có thể tránh được sự thay đổi của thời tiết. Hỗ trợ tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu thông qua mô hình quản lý và phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. Lập kế hoạch thích ứng BĐKH (liên ngành) trong đó có nông nghiệp, thủy sản, giao thông, thủy lợi v.v. sẽ có tác dụng giảm chi phí đồng thời hỗ trợ giảm thiểu và thích ứng BĐKH.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 78 - 79)