Xử lý số liệu: Số liệu được thu thập sẽ được mã hoá và xử lý theo các nội dung qua các bộ câu hỏi điều tra. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS.
Phân tích số liệu: Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả: Các chỉ số giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm.
Kết quả sản xuất:
- Sản lượng tôm nuôi (Q): Tổng khối lượng tôm thu được/vụ nuôi (tấn). - Năng suất tôm (tấn/ha/vụ):
Sản lượng tôm thu hoạch (tấn)
Năng suất =
Diện tích mặt nước nuôi (ha)
Hiệu quả kinh tế:
- Lợi nhuận: = Tổng doanh thu (TR) – Tổng chi phí sản xuất (TC) + Tổng doanh thu (TR): Tổng sản lượng (Q) x giá bán (P).
+ Tổng chi phí sản xuất (TC): Chi phí cố định (FC) + Chí phí lưu động (VC). -Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận: (TR - TC)/TC x 100%
Trong đó:
+ TR: Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc bán tôm. + TC: Bao gồm chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC).
+ FC: Chi phí cố định bao gồm: thuê ao đìa, thuế, khấu hao tài sản cố định, chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, thiết bị...
+ VC: Chi phí biến đổi bao gồm: con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, chế phẩm sinh học, thuê lao động...
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng phát triển nuôi tôm chân trắng tại tỉnh Quảng Ninh 3.1.1. Hiện trạng nuôi tôm chân trắng thương phẩm
3.1.1.1. Tình hình chung
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có tiềm năng rất lớn về diện tích để phát triển nuôi tôm nước lợ nói chung, nuôi tôm he chân trắng nói riêng, theo số liệu của Sở Nông nghiệp &PTNT Quảng Ninh, có 27.000 ha đất bãi triều có điều kiện thuân lợi để phát triển nuôi tôm nước lợ, năm 2013 mới phát triển nuôi được 9.542 ha chiếm 35,34 % so với tiềm năng sẵn có.
Trong những năm trước đây nghề nuôi tôm nước lợ ở Quảng Ninh chủ yếu phát triển theo hình thức quảng canh và quảng cải tiến là chính, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm rảo. Đến năm 2002 nghề nuôi tôm đã phát triển nhanh và mạnh, đối tượng nuôi cũng hình thức nuôi đa dạng và phong phú hơn. Đặc biệt, phải kể đến tôm he chân trắng, đây là đối tượng nuôi mới được du nhập vào Quảng Ninh từ năm 2001, nuôi tại xã Vạn Ninh, thị xã Móng Cái (nay là phường Vạn Ninh, thành phố Móng Cái). Nhưng đến năm 2002 tôm he chân trắng mới phát triển mạnh, nhanh chóng cuốn hút được các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh đầu tư vào nuôi tôm he chân trắng; đã làm chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, từ chổ Quảng Ninh chỉ nuôi được một vụ/năm, chuyển sang nuôi được hai vụ/năm. Công nghệ nuôi cũng được nâng lên, trước đây diện tích nuôi tôm sú chủ yếu là nuôi QC, QCCT, nay chuyển sang nuôi tôm he chân trắng theo hình thức TC, BTC.
- Diện tích nuôi tôm he chân trắng: Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của Quảng
Ninh có xu hướng giảm đều qua từng năm. Năm 2010 có tăng nhẹ so với năm 2009, tuy nhiên sau đó lại giảm xuống. Trong tổng 20.100 ha (năm 2013) diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh thì diện tích nuôi tôm nước lợ là 9542 ha, chiếm 47% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả tỉnh. Tuy nhiên, trong khi diện tích nuôi tôm của cả tỉnh đang có xu hướng giảm dần tình diện tích nuôi TCT có chiều hướng tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2005-2010: Nếu năm 2005, diện tích nuôi TCT là 1350 ha, chiếm 11,74 % diện tích nuôi tôm nước lợ, thì đến năm 2010 tổng diện tích nuôi TCT toàn tỉnh là 4.000 ha chiếm 42,93 %, tăng 2.650 ha so với năm 2005. Nếu so sánh diện
tích nuôi TCT trong cả nước tại thời điểm năm 2010 Quảng Ninh là một trong các tỉnh có diện tích nuôi TCT trong cả nước.
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 nghề nuôi tôm he chân trắng ở Quảng Ninh hiện nay đã và đang bộc lộ và đối mặt với nhiều tồn tại khó khăn thách thức về: Chất lượng tôm giống chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng và đáp ứng mùa vụ; không được kiểm soát, kiểm dịch lượng giống thả nuôi, thiếu quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung; việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi không đồng bộ, ý thức trình độ kinh nghiệm của người nuôi tôm chưa cao, nguồn nước thải không được xử lý triệt để. Chất lượng nước các vùng nuôi tập trung ngày càng suy giảm. Hậu quả dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm cho hiệu quả sản xuất bấp bênh, năng suất sản lượng thấp, nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi bị thua lỗ kéo dài, … nhiều hộ gia đình không còn vốn để sản xuất, ao đầm bỏ hoang, một số hộ nuôi chuyển sang nuôi tôm sú theo hình thức QCCT, một số diện tích chuyển sang nuôi các đối tượng khác, dẫn đến diện tích nuôi đang ngày càng bị thu hẹp lại. Năm 2011 diện tích nuôi TCT giảm mạnh và đến năm 2013 còn 2.741 ha, chiếm 28,73% so với tổng diện tích nuôi tôm của cả tỉnh. (so với năm 2010 diện tích nuôi tôm he chân trắng giảm 1.259 ha).
Nguồn:[35,36,37,38,39,40,41,42,43].
Hình 3. 1: Diện tích nuôi tôm nước lợ của Quảng Ninh giai đoạn 2005-2013
- Sản lượng nuôi tôm he chân trắng: Theo số liệu thống kê: trong tổng sản lượng tôm nuôi của Quảng Ninh, thì TCT chiếm tỷ trọng lớn, năm 2005, sản lương TCT đạt 2500 tấn, chiếm 58%, đến năm 2013 sản lượng TCT đạt 6.958 tấn chiếm 86,25% (tăng bình quân 13,6%/năm). Nhìn chung sản lượng TCT tăng đều qua các
Nguồn:[35,36,37,38,39,40,41,42,43].
Hình 3. 2: Sản lượng nuôi tôm nước lợ Quảng Ninh giai đoạn 2005-2013
- Năng suất nuôi: Năng suất tôm nuôi nước lợ của Quảng Ninh đạt 0,77 tấn/ha/năm, cao hơn năng suất trung bình của cả nước (0,89 tấn/ha/năm) và đứng thứ 23 trong cả nước. Tuy nhiên, năm 2013 năng suất trung bình đối với tôm sú, cả nước năng suất trung bình đạt là 0,46 tấn/ha/năm, thì Quảng Ninh chỉ đạt 0,18 tấn/ha/năm; đối với tôm he chân trắng, năng suất trung bình cả nước đạt 5,12 tấn/ha/năm, trong lúc đó Quảng Ninh chỉ đạt ở mức 2,03 tấn/ha/năm, đứng thứ 3 trong các tỉnh đồng bằng Sông Hồng (sau tỉnh Nam Định và TP Hải Phòng), đứng thứ 26 trong cả nước. Các tỉnh có năng suất tôm TCT cao trung bình từ 11 – 14 tấn/ha/năm gồm các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Đồng Nai, Kiên Giang. Các tỉnh có năng suất đạt từ 8-10tấn/ha/năm là các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng trị, Cà Mau, Bến Tre, Bình Thuận, Khánh Hòa.
Như vậy, Quảng Ninh có diện tích nuôi TCT lớn nhưng năng suất trung bình thấp. Nhiều vùng nuôi dịch bệnh xẩy ra thường xuyên và liên tục làm cho các hộ nuôi bị thất thu, thiệt hại dẫn đến diện tích nuôi từ năm 2011 đến năm 2013 đã giảm xuống so với năm 2010. Nhưng bên cạnh đó một số hộ nuôi, doanh nghiệp ở tại các địa phương như thành phố Móng Cái, thị xã Quảng Yên và huyện Hoành Bồ đạt hiệu quả rất cao, năng suất nuôi TCT trung bình đạt từ 6-8 tấn/ha/năm/hộ. Bởi vậy, cần nghiên cứu và ứng dụng những mô hình nuôi mới, bền vững và thân thiện với môi trường trong thời gian tới nhằm duy trì và phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng của địa phương.
Nguồn:[35,36,37,38,39,40,41,42,43].
Hình 3. 3: Năng suất nuôi tôm nước lợ Quảng Ninh giai đoạn 2005-2013
3.1.1.2. Lao động nuôi tôm he chân trắng thương phẩm
Kết quả điều tra phân tích thống kê về số lượng và chất lượng lao động của 150 hộ dân và 30 Công ty nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy:
- Số lượng lao động trung bình 3,16 ± 1,51 lao động/hộ và số lao động tham gia nuôi TCT ở Công ty trung bình là 14,56 ± 6,35 lao động/Công ty. Số lượng lao động tham gia nuôi TCT thương phẩm cụ thể theo các địa phương như sau:
Bảng 3. 1: Hiện trạng số lượng lao động tham gia nuôi TCT hộ dân và Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT Số lượng lao động (Người)
Mean ± SD Min Max
1 Trung bình các Hộ nuôi 3,16 ± 1,51 1 6
1.1 Hộ nuôi TP. Móng Cái 2,93 ± 1,50 1 6
1.2 Hộ nuôi Huyện Hải Hà 3,00 ± 1,51 1 6
1.3 Hộ nuôi Huyện Đầm Hà 3,33 ± 1,42 1 6
1.4 Hộ nuôi TX.Quảng Yên 3,00 ± 1,58 2 7
1.5 Hộ nuôi Huyện Hoành Bồ 3,53 ± 1,52 1 6
2 Lao động Công ty 14,56 ± 6,35 6 30
- Chất lượng lao động tham gia nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay còn chưa cao, phần lớn lao động này đều chưa qua đào tạo: Lao động nuôi TCT của hộ dân chưa qua đào tạo trung bình chiếm 94,0%, số lao động đã qua đào tạo được cấp chứng chỉ và bằng chỉ chiếm 6,0%; người dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Lao động nuôi TCT tại Công ty có chất lượng tốt hơn so với các hộ dân, tuy
sản vẫn chiếm tỷ lệ thấp 60%. Kết quả phân tích chất lượng lao động của cơ sở nuôi tôm TCT trên địa bàn điều tra cụ thể như sau:
Bảng 3. 2: Trình độ và kinh nghiệm của người lao động nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT Nội dung điều tra
Bằng chuyên ngành NTTS (%) Tập huấn về kỹ thuật nuôi (%) Kinh nghiệm nuôi (%) Có Không Có Không ≥ 3 năm <3 năm 1 Hộ dân 6,0 94,0 94,7 5,3 86,7 13,3 1.1 TP. Móng Cái 6,7 93,3 93,3 6,7 83,3 16,7 1.2 Huyện Hải Hà 10,0 90,0 96,7 3,3 80,0 20,0 1.3 Huyện Đầm Hà 6,7 93,3 93,3 6,7 86,7 13,3 1.4 TX. Quảng Yên 3,3 96,7 90,0 10,0 90,0 10,0 1.5 Huyện Hoành Bồ 3,3 96,7 100,0 - 93,3 6,7 2 Công ty 60,0 40,0 100.0 - 66,7 33,3
3.1.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Quy mô diện tích: Kết quả điều tra phân tích thống kê về quy mô diện tích nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy diện tích bình quân nuôi TCT của các hộ dân là 10.025 ± 4.523 m2/hộ, diện tích nhỏ nhất là 3.000 m2/hộ, lớn nhất là 20.000m2/hộ; Công ty có diện tích trung bình đạt 100.933 ± 43.781m2/Công ty. Kết quả phân tích tổng hợp về quy mô diện tích nuôi TCT thương phẩm như sau:
Bảng 3. 3: Quy mô diện tích đất nuôi TCT của hộ dân và Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT Quy mô diện tích (m2) Mean ± SD Min Max
1 Hộ dân 10.025 ± 4.523 3.000 20.000 1.1 TP. Móng Cái 9.367 ± 4.238 5.000 18.000 1.2 Huyện Hải Hà 11.000 ± 4.821 5.000 20.000 1.3 Huyện Đầm Hà 10.040 ± 4.304 3.000 20.000 1.4 TX. Quảng Yên 9.133 ± 4.313 5.000 18.000 1.5 Huyện Hoành Bồ 11.367 ± 4.774 3.000 20.000 2 Diện tích Công ty 100.933 ± 43.781 50.000 200.000
Diện tích ao nuôi: Diện tích ao nuôi nuôi TCT của hộ dân trung bình đạt 3.199±559 m2/ao; diện tích ao nuôi TCT của Công ty trung bình đạt 3.090±516 m2/ao. Đối với ao nuôi TCT thương phẩm theo hình thức TC và BTC thì diện tích trên được cho là phù hợp do dễ dàng và tiện lợi trong quá trình chăm sóc cũng như quản lý các
yếu tố môi trường ao nuôi. Các hộ nuôi thường gặp khó khăn trong quản lý môi trường, đặc biệt là ao có diện tích dưới 1.500 m2/ao môi trường biến động rất nhanh khi có mưa- nắng, nên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh trưởng của tôm nuôi. Kết quả điều tra quy mô diện tích ao theo các địa phương như sau:
Bảng 3. 4: Hiện trạng diện tích/ao nuôi tôm chân trắng thương phẩm của hộ dân và Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT Diện tích ao nuôi (m2) Mean ± SD Min Max
1 Hộ dân 3.199 ± 559 1.400 5.000 1.1 TP. Móng Cái 3.336 ± 498 2.300 4.000 1.2 Huyện Hải Hà 3.146 ± 675 2.300 4.200 1.3 Huyện Đầm Hà 2.910 ± 599 1.400 4.800 1.4 TX. Quảng Yên 3.200 ± 620 2.300 4.000 1.5 Huyện Hoành Bồ 3.287 ± 586 1.500 5.000 2 Công ty 3.090 ± 516 2.300 4.000 Trung bình 3.161 ± 594 1.400 5.000
Các ao nuôi tôm TCT ở Quảng Ninh đang tồn tại chủ yếu ba loại ao nuôi: ao bê tông, ao lót bạt và ao đất. Ao được lát bê tông hoặc lót bạt để đảm bảo phải chắc chắn, hạn chế sự biến đổi thấp nhất của môi trường nước ao nuôi, giảm chi phí bơm nước, bảo đảm được chiều sâu mực nước, dễ dàng làm vệ sinh ao nuôi, bảo vệ môi trường ao nuôi, chi phí vận hành bảo trì thấp hơn và thuận tiện cho thu hoạch, hạn chế được công tu bổ bờ ao hàng năm. Tuy nhiên, do khả năng tài chính, nên hình thức ao lót bạt tương đối phổ biến chiếm tỷ lệ 41,5 %, ao lát bê tông có độ bền dài hơn ao lót bạt nhưng kinh phí đầu tư lớn, nên hiện tỷ lệ ao lót bạt chiếm 39,4%, ao bờ đất 19,1%.
Hệ thống ao chứa, xử lý nguồn nước cấp và ao xử lý nước thải: Qua kết quả điều tra các hộ nuôi và các công ty nuôi TCT thương phẩm cho thấy: Hệ thống ao chứa, xử lý nguồn nước đầu vào đã được người nuôi quan tâm. Số hộ dân có ao chứa, xử lý nguồn nước cấp chiếm 96%; đối với Công ty/Doanh nghiệp thì 100% các cơ sở đầu có ao chứa và xử lý nguồn nước cấp. Diện tích ao chứa, xử lý nguồn nước cấp tập trung chiếm từ 10-15% tổng diện tích nuôi. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống ao xử lý nguồn nước thải chưa được quan tâm: Kết quả điều tra cho thấy 100% hộ dân không có ao xử lý nguồn nước thải trước khi xả thải ra môi trường; đối với Công ty thì có trên 83% các cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải. Nguồn nước thải từ ao nuôi thương thẩm hiện nay không được xử lý và xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường, đây là một trong
bệnh ngày càng gia tăng. Kết quả thống kê điều tra hệ thống ao chứa và xử lý nước của các hộ dân và của Công ty nuôi TCT thương phẩm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3. 5: Ao chứa và xử lý nước thải trong nuôi nuôi tôm chân trắng thương phẩm của người lao động nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT Nội dung điều tra
Ao chứa và xử lý nguồn nước cấp (%) Ao xử lý nước thải (%) Có Không Có Không 1 Hộ dân 96 4 0 100 1.1 TP. Móng Cái 96, 7 3,3 0 100 1.2 Huyện Hải Hà 93,3 6, 7 0 100 1.3 Huyện Đầm Hà 100 0 0 100 1.4 TX. Quảng Yên 100 0 0 100 1.5 Huyện Hoành Bồ 90 10,0 0 100 2 Công ty 100 0 16, 7 83,3
3.1.1.4. Con giống và mật độ nuôi * Con giống: * Con giống:
Cỡ giống thả nuôi là PL12-15, giống được mua từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả điều tra 150 hộ dân và 30 Công Ty/Doanh nghiệp nuôi TCT trên địa bàn Quảng Ninh cho thấy nguồn gốc giống được mua từ: Trại sản xuất giống TCT trong tỉnh Quảng Ninh và giống nhập từ các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ, Thái Lan, Trung Quốc,... .
Trong những năm trước đây, giai đoạn từ 2002 đến 2010 con giống cung cấp cho các cơ sở nuôi có nguồn gốc từ Trung Quốc là chủ yếu (chiếm 65%), giống mua từ các Trại giống trong tỉnh Quảng Ninh chiếm 15%; giống có nguồn gốc từ Thái Lan là 7%; giống mua từ các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ chiếm 13%. Do năng lực sản xuất giống tôm trên địa bàn yếu, các công ty miền Trung chưa tiếp cận được, trong khi đó tôm giống từ Trung quốc có nhiều loại và giá rẻ hơn so với tôm trong tỉnh và các tỉnh ngoài. Đồng thời, người nuôi tôm chưa chấp hành khuyến cáo về lịch thời vụ nuôi, kiểm tra chất lượng giống, thả nuôi tuỳ tiện, ham giống rẻ. Dẫn đến giống không có nguồn gốc, không được kiểm soát, kiểm dịch và không đảm bảo chất lượng vẫn được người dân mua về thả nuôi.
Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch giống vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, lượng tôm giống kiểm dịch được chỉ chiếm khoảng 20-30% so với lượng giống thả nuôi và chiếm