Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 39)

Năm 2013 kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng 7,5% tăng gấp 1,38 lần so với mức tăng trưởng kinh tế cả nước. Trong đó, ngành nông, lâm và thủy sản tăng trưởng 4,82%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 5,7%, ngành dịch vụ tăng 9,87% so với năm 2012. Bình quân giai đoạn 2008-2013 kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng 8,32%/năm. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 3,64%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng trưởng 7,14%/năm, dịch vụ tăng trưởng 10,42%/năm. Thành công trong tưởng trưởng kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân trong tỉnh. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2013 vẫn không đạt mục tiêu đề ra đạt từ 8%-8,5%, chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn còn thấp chủ yếu dựa vào vốn và lao động chiếm trên 80%, nhân tố KH-CN (TFP) còn chiếm tỷ trọng thấp dưới 20%.

Nguồn [22]

Hình 1. 8: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 1.5.3. Chỉ số ICOR so với nông, lâm nghiệp và trung bình toàn tỉnh

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn rất thấp. Cụ thể, năm 2013 chỉ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio) của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn ở mức rất cao 7,88 cao gấp đôi so với toàn quốc (tương ứng để tăng thêm một đơn vị GDP tỉnh Quảng Ninh phải bỏ ra tương ứng 7,88 đơn vị đầu tư). Chỉ số này còn cao hơn nếu tính bình quân cho cả giai đoạn 2008-2013, bình quân ở mức 9,25. Hệ số ICOR cao thể hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Riêng đối với thủy sản thì lại ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn rất cao. Cụ thể hệ hế ICOR chỉ bằng 0,4 lần so với hệ số ICOR toàn tỉnh và bằng 0,72 lần so với ICOR ngành nông nghiệp, thấp nhất trong tổng thể các ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh. Năm 2013 chỉ số ICOR ở mức 3,15, trong suốt giai đoạn 2008-2013 chỉ số ICOR thủy sản chỉ ở mức từ 3,15-4,48, bình quân là 3,7. Rõ ràng đầu tư cho thủy sản mang lại hiệu

không phụ thuộc nhiều vào đầu tư của nhà nước mà chủ yếu dựa đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế vì vậy hiệu quả có cao hơn so với các ngành kinh tế.

Nguồn [22]

Hình 1. 9: Chỉ số ICOR so với nông, lâm nghiệp và trung bình toàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

1.5.4. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế

Theo thống kê tỉnh Quảng Ninh cho thấy, năm 2013 toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên trên 610,23 nghìn ha, bình quân tăng trưởng 0,04%/năm (2005-2013), chủ yếu tăng do mở rộng diện tích lấn biển của một số địa phương trong tỉnh. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 8,14%, đất lâm nghiệp chiếm 64,3%, đất thủy sản chiếm 3,41%, đất chuyên dùng chiếm 7,25%, đất ở chiếm 1,68%, và đất khác chiếm 15,24% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.

Về cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua có xu hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp và đất khác, đặc biệt là đất chưa sử dụng sang các mục đích phát triển kinh tế khác là phù hợp tạo bước đột phá để tỉnh phát triển kinh tế. Cụ thể đất nông nghiệp giảm 1,04%/năm, đất khác giảm 8,39%/năm, các loại hình sử dụng đất khác đều có xu hướng tăng lên, riêng thủy sản tăng chậm ở mức 0,16%/năm.

Bảng 1. 6: Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2013 T T Hạng mục Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 TĐTBQ Tổng diện tích đất toàn tỉnh (Nghìn ha) 608,1 610,2 610,2 610,2 0,04%

1 Đất sản xuất nông nghiệp 54,6 51,2 50,3 49,7 -1,04%

2 Đất lâm nghiệp 288,0 387,3 390,3 392,3 3,49% 3 Đất thủy sản 20,5 20,8 20,8 20,8 0,16% 4 Đất chuyên dùng 31,2 40,5 42,8 44,2 3,95% 5 Đất ở 9,3 9,8 10,1 10,2 1,03% 6 Đất khác 204,6 100,6 95,9 93,0 -8,39% Nguồn [22]

Về qui mô sử dụng đất trong ngành thủy sản cho thấy vẫn chủ yếu tập trung ở loại hình hộ có từ 0,2 đến dưới 0,5 ha chiếm 75,3%, tỷ lệ này trong nông nghiệp còn cao hơn chiếm 88,11%; còn lại chủ yếu là từ qui mô trên 1 ha trở lên, hộ có từ 10ha trở lên chỉ chiếm 1,02%. Điều này cho thấy, sản xuất thủy sản của tỉnh vẫn còn rất phân tán, và nhỏ lẻ chưa thể phát triển sản xuất hàng hóa lớn được. Việc sử dụng qui mô đất quá phân tán và nhỏ lẻ theo hộ rất khó có thể đưa máy móc công nghiệp vào để hiện đại như cách đồng mẫu lớn được, đây cũng là khó khăn không riêng gì của tỉnh Quảng Ninh mà là khó khăn chung của các địa phương ven biển khác trên toàn quốc.

Về hiệu quả sử dụng đất, kết quả tính toán cho thấy, mặc dù đất thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 3,44% tổng diện tích đất toàn tỉnh và tạo ra khoảng 1.309 tỷ đồng chiếm đến 2,42% tổng GDP toàn tỉnh, trong khi đó đất nông, lâm nghiệp chiếm 72,2% tổng diện tích đất toàn tỉnh nhưng chỉ tạo ra khoảng 1.498 tỷ đồng chiếm có 2,77% tổng GDP toàn tỉnh. Rõ ràng hiệu quả sử dụng đất thủy sản cao hơn nông, lâm nghiệp rất nhiều, đây là cơ sở để tỉnh có các cơ chế chính sách chuyển đổi và sử dụng đất hiệu quả trên cùng một diện tích đất canh tác.

Bảng 1. 7: Quy mô sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2013

TT Qui mô sử dụng đất Phân theo lĩnh vực (%)

Thủy sản Lâm nghiệp Nông nghiệp

1 Hộ dưới 0,2 đến dưới 0,5 ha 75,35 8,72 88,11 2 Hộ từ 0,5 đến dưới 1,0 ha 8,81 13,26 10,20 3 Hộ từ 1 đến dưới 2 ha 6,59 24,39 1,39 4 Hộ từ 2 đến dưới 3 ha 4,86 14,91 0,17 5 Hộ từ 3 đến dưới 5 ha 2,00 14,41 0,09 6 Hộ từ 5 đến dưới 10 ha 1,36 16,19 0,03 7 Hộ từ 10 ha trở lên 1,02 8,13 0,01 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 Nguồn [22]

1.5.5. Vị trí, vai trò của ngành thủy sản đối với nên kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

1.5.5.1. Đóng góp của ngành thủy sản vào GDP của tỉnh Quảng Ninh

Theo Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 GDP thủy sản đạt 1.299 tỷ đồng, tăng gấp 2,05 lần so với năm 2008, chiếm 2,32% tổng GDP toàn tỉnh. Bình quân giai đoạn 2008-2013 GDP thủy sản tăng trưởng 12,69%/năm, cao gấp 1,53 lần, và cao gấp 3,5 lần so với tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông, lâm nghiệp.

Bảng 1. 8: Đóng góp thủy sản vào tăng trưởng GDP tỉnh Quảng Ninh

TT Hạng mục 2008 2010 2012 2013 TĐTBQ

Hiện trạng GDP tỉnh Quảng Ninh (Tỷ đồng) (Giá so sánh 2010)

Toàn tỉnh 33.516 41.841 50.357 54.134 8,32%

1 Nông, lâm, thủy sản 2.265 2.373 2.678 2.807 3,64%

Thủy sản 634 888 1194 1.299 12,69%

2 Công nghiệp-xây dựng 17.720 21.914 25.356 26.801 7,14%

3 Dịch vụ 13.531 17.554 22.323 24.526 10,42%

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh qua các năm (%)

Toàn tỉnh 12,82 12,60 7,52 7,50 8,32%

1 Nông, lâm, thủy sản 2,35 1,24 3,16 4,82 3,64%

Thủy sản 19,56 19,04 13,75 8,75 12,69%

2 Công nghiệp-xây dựng 12,93 11,73 4,17 5,70 7,14%

3 Dịch vụ 14,63 15,48 12,17 9,87 10,42%

Đóng góp theo điểm phần % vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh (%)

Toàn tỉnh 12,82 12,60 7,52 7,50

1 Nông, lâm, thủy sản 0,16 0,07 0,17 0,25

Thủy sản 0,12 0,09 0,30 0,20

2 Công nghiệp-xây dựng 6,84 6,14 2,10 2,82

3 Dịch vụ 5,70 6,30 4,95 4,23

Nguồn [22] 1.5.5.2. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, năm 2013 ngành thủy sản tạo việc làm cho khoảng trên dưới 51,5 nghìn lao động. Trong đó, lao động KTTS khoảng trên dưới 29,5 nghìn người, NTTS khoảng trên dưới 20 nghìn người, và lao động CB&DVTS khoảng 2.000 người; Phân theo giới thì nam giới khoảng 33,1 nghìn người (tập trung chủ yếu trong lĩnh vực KTTS và cơ khí thủy sản), và nữ khoảng 18,37 nghìn người (tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chế biến và dịch vụ buôn bán thủy sản); Tỷ lệ lao động chuyên và thủy sản kết hợp ngang bằng nhau 50,07-49,93%, nhìn chung, lao động thủy sản kết hợp có xu hướng tăng lên, bình quân giai đoạn 2008-2013 tăng 6,25%/năm, trong khi đó lao động chuyên thủy sản tăng trưởng bình quân 1,63%/năm. Điều này, thể hiện ngành thủy sản không còn hiệu quả như trước nữa, để đảm bảo thu nhập và sinh kế cho cuộc sống, bắt buộc lao động thủy sản phải làm thêm một số công việc khác.

Nhìn chung chất lượng lao động thủy sản vẫn còn thấp, theo số liệu điều tra nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2012 có đến 92,22% là lao động chưa qua đào tạo, 3,64% được đào tạo sơ cấp nghề, 1,86% đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ, 1,73% qua đào tạo trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, 0,15% qua đào tạo cao đẳng nghề, 0,18% qua đào tạo cao đẳng, và 0,22% được đào tào trình độ đại học trở lên.

Nguồn [22]

Hình 1. 10: Hiện trạng lao động thủy sản Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

Về thu nhập của lao động, theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Ninh, ước năm 2013 trong 100% tổng thu nhập bình quân của lao động trong tỉnh, có đến 53,07 là phụ thuộc vào nguồn thu nhập nông, lâm và thủy sản, 15,63% phụ thuộc vào nguồn thu công nghiệp-xây dựng, và 31,3% phụ thuộc vào nguồn thu dịch vụ. Riêng thủy sản chỉ chiếm có 10,15% tổng nguồn thu của lao động toàn tỉnh và 19,13% tổng nguồn thu của lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nguồn [22]

Hình 1. 11: Đóng góp của thu nhập thủy sản vào thu nhập chung lao động tỉnh Quảng Ninh năm 2013

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng tình hình nuôi tôm he chân trắng tại tỉnh Quảng Ninh: + Hiện trạng về công tác quản lý;

+ Hiện trạng về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nuôi, sử dụng thức ăn, sản xuất giống, tình hình dịch bệnh, môi trường vùng nuôi; tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm chân trắng.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng tại tỉnh Quảng Ninh.

Hình 2. 1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng tại Quảng Ninh

Hiện trạng nuôi tôm chân trắng Hiện trạng công tác quản lý Kỹ thuật nuôi, hình thức nuôi, diện tích, năng suất, sản lượng Tình hình sử dụng thức ăn chế phẩm sinh học Tình hình sản xuất giống tôm chân trắng Điều kiện cơ sở vùng nuôi của các tổ chức, cá nhân Dịch bệnh, môi trường vùng nuôi, ảnh hưởng của BĐKH Các chính sách hiện hành Quy hoạch vùng nuôi

Đánh giá hiện trạng nuôi tôm he chân trắng tại Quảng Ninh

Đề xuất một số biện pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng ở Quảng Ninh

2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi tôm chân trắng thương phẩm. - Cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ nghiên cứu từ tháng 5/2013-5/2014

Địa điểm nghiên cứu: Các vùng nuôi tôm he chân trắng thuộc tỉnh Quảng Ninh.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các cơ quan, ban ngành địa phương như các báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản, niên giám thống kê của tỉnh Quảng Ninh, các huyện, thị xã và thành phố.

Thu số liệu sơ cấp: Phỏng vấn có sự tham gia của cộng đồng, thu số liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý thuỷ sản, người dân nuôi, doanh nghiệp nuôi, cơ sở sản xuất giống tại địa phương, cơ sở kinh doanh thức ăn chế phẩm sinh học dựa trên bộ câu hỏi với mục đích nghiên cứu tại phần phụ lục.

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu - Phương pháp chọn mẫu hộ: - Phương pháp chọn mẫu hộ:

Các bước tiếp theo chọn mẫu đối tượng điều tra: Thực hiện chọn mẫu phân tầng,

theo 3 cấp: Cấp huyện, cấp xã và hộ nuôi tôm he chân trắng.

- Chọn mẫu nghiên cứu cho vùng nuôi thương phẩm: Chọn 5 huyện đại diện, bao gồm: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Hoành Bồ và Quảng Yên. Các hộ nuôi sẽ được chọn nghiên cứu đại diện, với 30 hộ cho mỗi huyện.

+ Chọn hộ: Số lượng hộ mẫu điều tra tại các xã mẫu như sau:

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn mẫu hộ, cụ thể như sau:

+ Bước 1: Lập bảng kê hộ nuôi các đối tượng chọn điều tra trong xã mẫu và sắp xếp thứ tự hộ theo quy mô diện tích từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

+ Bước 2: Căn cứ vào danh sách hộ nuôi trong bảng kê đã được lập, tính khoảng cách chọn hộ (k) theo công thức:

Tổng số hộ nuôi trong xã

Khoảng cách chọn hộ (k) =

Số hộ mẫu

Hộ đầu tiên được chọn ngẫu nhiên trong khoảng cách đầu của danh sách hộ có nuôi hộ nuôi các đối tượng điều tra của xã. Sử dụng phần mềm Excel của MS Office để chọn ra ngẫu nhiên một hộ nằm trong khoảng cách đầu chọn hộ theo công thức RANDBETWEEN (1,k)

Trong đó: k là khoảng cách chọn hộ được xác định theo công thức trên.

Các hộ tiếp theo được chọn bằng cách cộng khoảng cách k; Giả sử hộ đầu tiên được chọn là hộ có số thứ tự C thì các hộ được chọn tiếp theo là: C+k, C+2k, C+3k,...

Ví dụ: Xã A có 75 hộ nuôi, tiến hành chọn 25 hộ mẫu điều tra, tính khoảng cách chọn hộ: h = 75/25 = 3

Sử dụng câu lệnh RANDBETWEEN (1,3) để chọn ngẫu nhiên hộ đầu tiên, giả sử được chọn là hộ thứ 2 trong danh sách (C = 2) thì các hộ tiếp theo sẽ là hộ số 5, 8, 11, 14,… Trường hợp hộ được chọn khi điều tra không còn ở tại xã vì một lý do nào đó thì chọn hộ sát trên hoặc sát dưới trong danh sách để thay thế hộ đó.

- Đối với các doanh nghiệp/Công ty nuôi tôm thương phẩm: Do số lượng các doanh nghiệp/Công ty nuôi ít, nên thực hiện việc chọn mẫu doanh nghiệp/Công ty ngay tại cấp tỉnh. Đề tài đã tiến hành điều tra 30/39 Công ty nuôi tôm chân trắng thương phẩm.

- Điều tra cơ sở sản xuất giống: Đề tài điều tra toàn bộ 08 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng.

- Điều tra cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy: Đề tài điều tra 18 cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Xử lý số liệu: Số liệu được thu thập sẽ được mã hoá và xử lý theo các nội dung qua các bộ câu hỏi điều tra. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS.

Phân tích số liệu: Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả: Các chỉ số giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm.

Kết quả sản xuất:

- Sản lượng tôm nuôi (Q): Tổng khối lượng tôm thu được/vụ nuôi (tấn). - Năng suất tôm (tấn/ha/vụ):

Sản lượng tôm thu hoạch (tấn)

Năng suất =

Diện tích mặt nước nuôi (ha)

Hiệu quả kinh tế:

- Lợi nhuận: = Tổng doanh thu (TR) – Tổng chi phí sản xuất (TC) + Tổng doanh thu (TR): Tổng sản lượng (Q) x giá bán (P).

+ Tổng chi phí sản xuất (TC): Chi phí cố định (FC) + Chí phí lưu động (VC). -Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận: (TR - TC)/TC x 100%

Trong đó:

+ TR: Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc bán tôm. + TC: Bao gồm chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC).

+ FC: Chi phí cố định bao gồm: thuê ao đìa, thuế, khấu hao tài sản cố định, chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, thiết bị...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 39)