Những khó khăn trong phát triển nuôi tôm chân trắng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 70)

Mặc dù nghề nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang phát triển nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, song nhìn chung các hộ dân và Công ty nuôi TCT còn gặp không ít khó khăn về vốn, kỹ thuật, chất lượng con giống, môi trường, về điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi; thị trường tiêu thụ sản phẩm… Phân tích khó khăn của các Hộ dân và các Công ty nuôi TCT thương phẩm cho thấy:

- Đối với hộ dân: Qua điều tra 150 hộ nuôi TCT thương phẩm cho thấy, nghề nuôi TCT thương phẩm khó khăn lớn nhất về môi trường dịch bệnh (chiếm 96,7%). Khó khăn thứ hai là thiếu giống có chất lượng tốt (chiếm 93,3%). Thứ ba là vốn đầu tư (chiếm 83,3%). Thứ tư là khó khăn về điều kiện cơ sở hạ tầng nuôi nuôi: vùng nuôi TCT thiếu quy hoạch, thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung (chiếm 82,0%). Thứ năm là khó khăn về thị trường (chiếm 80%). Thứ 6 là khó khăn về kỹ thuật (chiếm 66,7%).

- Đối với Công ty/Doanh nghiệp: Khó khăn lớn nhất là môi trường và dịch bệnh không kiểm soát được (chiếm 93,3%). Thứ hai là khó khăn về nguồn giống có chất lượng tốt, sạch bệnh (90,0%). Thứ ba là khó khăn về thị trường tiêu thụ (chiếm 86,7%). Thứ tư là khó khăn về điều kiện cơ sở hạ tầng và quy hoạch (chiếm 83,3%). Thứ năm là khó khăn về vốn đầu tư (chiếm 66,7%). Thứ sáu là khó khăn về lao động có kỹ thuật (chiếm 30%).

Bảng 3. 13: Những khó khăn nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh TT Hạng mục công trình Số Hộ Tỷ lệ Thứ tự ưu tiên

I Hộ dân (n=150) 100

1 Chất lượng con giống 140 93,3 2

2 Cơ sở hạ tầng, quy hoạch

vùng nuôi TCT 123 82,0 4 3 Môi trường, dịch bệnh 145 96,7 1 4 Thiếu kỹ thuật 100 66,7 6 5 Thị trường 120 80,0 5 6 Vốn đầu tư 125 83,3 3 II Công ty (n=30) 100

1 Chất lượng con giống 27 90,0 2

2 Cơ sở hạ tầng, quy hoạch

vùng nuôi TCT 25 83,3 4

3 Môi trường, dịch bệnh 28 93,3 1

4 Thiếu kỹ thuật 9 30,0 6

5 Thị trường 26 86,7 3

6 Vốn đầu tư 20 66,7 5

Tóm lại, hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng của tỉnh Quảng Ninh có thể được tóm tắt trong Sơ đồ cây vấn đề ở hình sau:

Hình 3. 6: Cây vấn đề xác định nguyên nhân của sự phát triển không bền vững 3.2. Giải pháp phát triển nuôi tôm he chân trắng

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch

Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi TCT nói riêng ở Quảng Ninh hiện đang là vấn đề khó khăn. Thời gian qua do có nhiều biến động trong phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, cùng với việc phát triển nuôi TCT mạnh mẽ của nhiều địa phương đã làm cho quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh cũng như nhiều địa phương hiện nay không còn phù hợp. Vì vậy cần rà soát lại Quy hoạch nuôi trồng thủy sản hiện hành của Tỉnh, Quy hoạch thủy sản của các địa phương trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của Tỉnh của địa phương được phê duyệt, điều chỉnh cho phù hợp và tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng nuôi TCT tập trung. Tránh tình trạng dân

Xả chất thải không thích hợp ra môi trường xung

Nuôi tôm he chân trắng tại Quảng Ninh chưa bền vững

Phát tán dịch bệnh Ảnh hưởng sinh kế Suy thoái môi trường

Số lượng cơ sở toàn vùng nhiều Chưa quy hoạch hoặc quy hoạch Kỹ thuật thiết kế ao không phù hợp Thiếu vốn sản xuất Công tác quản lý còn hạn chế Kỹ thuật nuôi Nghiên cứu khoa học Chất lượng tôm giống kém Giống chưa đạt kích cỡ Tích tụ chất hữu cơ, tiềm ẩn mầm bệnh trong ao lớn Chất lượng nguồn nước suy giảm

Giá bán không ổn định Giống không kiểm dịch Tôm bố mẹ kém chất lượng (lai gần) Cho ăn chưa tốt Thức ăn chưa đảm bảo Môi trườn g ao nuôi không tốt Cơ sơ hạ tầng ao nuôi không đảm bảo Trao đổi nước các vùng kém Hệ thống xử lý nước khôngt hích hợp Kênh cấp thoát nước không thích hợp Thiếu thông tin thị trường Chưa hình thành Hiệp hội Liên kết giữa các hộ nuôi kém Biến đổi khí hậu

nuôi tự phát, tràn lan làm môi trường bị ô nhiễm, cân bằng sinh thái bị phá vỡ dẫn đến sự không bền vững của nghề nuôi tôm.

Khi quy hoạch vùng nuôi, cần đặc biệt chú ý đến quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước, hệ thống kênh mương thủy lợi, … cho toàn bộ vùng nuôi. Cần quy hoạch thống nhất hệ thống kênh mương cấp nước đầu vào, nước đầu ra và đặc biệt là vùng xử lý nước thải, bùn đáy tập trung trước khi thải ra môi trường. Việc xử lý nước trước khi thả nuôi và nước thải sau khi nuôi cần được thực hiện và giám sát một cách nghiêm ngặt trước khi xả ra ngoài môi trường. Các hộ nuôi cần có sự tuân thủ và giám sát lẫn nhau, đồng thời dưới sự chỉ đạo của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt việc cấp thoát nước cho toàn bộ vùng nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Tổ chức quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản, gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch trong ngành nông nghiệp và các ngành khác, đặc biệt là quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch du lịch, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp,... nhằm bảo đảm phát triển bền vững hài hòa lợi ích của các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế.

3.2.2. Giải pháp về con giống

Hiện tại trên địa bàn tỉnh còn 05 trại sản xuất giống tôm chân trắng với công suất thiết kế trung bình của mỗi trại khoảng 150 triệu con/năm. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở vật chất, vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nguồn giống từ Trung Quốc và các tỉnh ngoài,… các trại giống trên địa bàn tỉnh hiện hoạt động không hiệu quả và đa phần chuyển sang sản xuất các đối tượng khác. Do đó, nguồn tôm giống hiện nay chủ yếu được nhập từ các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Quốc, dẫn đến công tác kiểm soát chất lượng giống gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, để khôi phục sự hoạt động trở lại của các trại giống và phát triển các trại sản xuất mới có hiệu quả, ngành Thuỷ sản Quảng Ninh cần có những giải pháp tích cực, đầu tư thích đáng như: nâng cấp cơ sở vật chất, cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống nhằm sản xuất nguồn tôm giống có chất lượng cao, số lượng đủ lớn đáp ứng nhu cầu của người nuôi. Bên cạnh đó, ngành Thuỷ sản Quảng Ninh cũng cần quan tâm phát triển hệ thống các trại ương nuôi để người dân có nhiều cơ hội hơn

Về lâu dài, tỉnh cần có cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cho các trại sản xuất giống hiện có và tiếp tục hỗ trợ Công ty BIM đầu tư xây dựng một trung tâm sản xuất giống hải sản và nuôi thực nghiệm tại huyện Đầm Hà với đầy đủ trang thiết bị, nhân lực và kỹ thuật phục vụ sản xuất giống hải sản. Đây sẽ là một trong các cơ sở hạt nhân đi đầu trong việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, sản xuất và cung ứng giống cho các trại giống nhỏ hơn và nhu cầu giống trên toàn tỉnh. Đồng thời tỉnh có cơ chế chính sách kêu gọi thu hút các nhà đầu tư, các công ty lớn, có uy tín về sản xuất tôm giống như Việt Úc, Uni President, CP,… vào đầu tư xây dựng các trại sản xuất giống lớn, với trang thiết bị hiện đại, sản xuất và cung ứng nguồn giống có chất lượng cao ngay tại địa phương.

Với nhu cầu về tôm giống rất lớn (trên một tỷ con mỗi năm), trong bối cảnh hiện nay, nguồn giống hoàn toàn nhập từ Trung Quốc, tỉnh ngoài, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh cần tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm dịch chất lượng tôm giống, tôm giống trước khi thả nuôi phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, kiên quyết xử lý và loại bỏ nguồn tôm kém chất lượng, kích thước nhỏ (dưới PL12), nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không được kiểm dịch. Đồng thời bản thân mỗi cơ sở nuôi cũng cần nâng cao nhận thức về kỹ thuật chọn tôm giống và lựa chọn những trại giống có uy tín, tránh tình trạng tham giá rẻ.

3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật

Đầu tư thiết kế xây dựng ao nuôi, ao chứa nước cấp, ao xử lý nước thải, hệ thống kênh cấp thoát nước rất quan trọng đối các cơ sở và toàn vùng nuôi. Cần phải tuân thủ các quy định của ngành Thuỷ sản trong phát triển nuôi tôm chân trắng và thiết kế sao cho phù hợp tiện lợi trong quá trình quản lý vận hành ao nuôi, ao cấp nước, thoát nước và loại bỏ chất thải. Đồng thời, các cơ sở nuôi cần phải có hệ thống ao chứa và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi cũng như ao xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm và lây nhiễm dịch bệnh.

Bên cạnh việc lựa chọn nguồn tôm giống đạt chất lượng, mật độ nuôi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong bởi nó liên quan đến năng suất, sản lượng và cuối cùng là hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Tuy nhiên, mật độ nuôi phải phù hợp với cơ sở vật chất, năng lực quản lý và trình độ, kinh nghiệm của mỗi cơ sở nuôi. Để tăng sản lượng một số cơ sở nuôi đã tăng mật độ giống thả quá cao, trong khi đó cơ sở hạ tầng

chưa đáp ứng, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý còn nhiều hạn chế, ô nhiễm môi trường, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguồn giống chưa kiểm soát hết đã làm thiệt hại cho người nuôi. Bởi vậy, cần căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn mật độ nuôi thích hợp khoảng 80 - 120 con/m2.

Việc sử dụng loại, lượng thức ăn cho phù hợp trong quá trình nuôi rất quan trọng. Cần chọn loại thức ăn tổng hợp có chất lượng cao, hệ số thức ăn FCR thấp. Cần được tính toán và điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn trong quá trình nuôi dựa trên giai đoạn phát triển, khối lượng của tôm, tỷ lệ sống, tình trạng sức khỏe, thời tiết khí hậu, môi trường ao nuôi,… Điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Đồng thời bổ sung vào thức ăn các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất kích thích miễn dịch, chế phẩm vi sinh,… nhằm nâng cao sức đề kháng, sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

Trong suốt quá trình nuôi, công tác quản lý môi trường, phòng trị bệnh cần quan tâm, đặc biệt hiện nay môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác phòng trị bệnh, đặc biệt là phòng bệnh tổng hợp cần được coi trọng. Cần tăng cường quản lý vùng nuôi theo mô hình cộng đồng, lựa chọn mô hình nuôi mang tính thân thiện với môi trường, mô hình nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP, VietGAP,…). Các hộ nuôi có sự liên kết, chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chung, kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý lây nhiễm dịch bệnh một cách kịp thời và hiệu quả. Trong quá trình nuôi, cần tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế tối đa sử dụng thuốc và hóa chất nhằm nâng cao chất lượng tôm nuôi và bảo vệ môi trường vùng nuôi.

Xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường thường niên tại các vùng nuôi tôm he chân trắng tập trung. Tăng cương công tác tập huấn, phổ biến kỹ thuật nuôi và các biện phát phòng, trị bệnh trên các đối tượng nuôi. Ban hành các quy định về điều kiện sản xuất, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chú trọng các quy định về sử dụng tài nguyên nước và xử lý chất thải vùng nuôi tôm he chân trắng tập trung. Các cơ sở nuôi thả giống đảm bảo đúng mùa vụ và quản lý chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.

3.2.4. Giải pháp về vốn

Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong phát triển nuôi trồng thủy sản nói riêng. Hiện một số vùng nuôi tôm chân trắng của huyện Đầm Hà và huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, các vùng xa trung tâm đường giao thông vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu các hạng mục như hệ thống điện, kênh mương thủy lợi,.. Bởi vậy, Tỉnh cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng vùng nuôi, các vùng quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho vùng chuyển đổi nuôi tôm he chân trắng tập trung, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng được yêu cầu nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh. Xây dựng các tuyến đường giao thông cho các vùng nuôi tập trung, tạo điều kiện thuận lợi để các phương tiện giao thông vận tải có thể vận chuyển vật tư, sản phẩm, thiết bị ra vào phục vụ cho phát triển nuôi TCT tại các địa phương. Xây dựng lưới điện ở các vùng nuôi tôm he chân trắng tập trung đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh.

Nuôi tôm nước lợ, chi phí cho sản xuất của một vụ nuôi rất lớn, trong khi đó rủi ro rất cao do dịch bệnh thường xẩy ra gây thiệt hại rất lớn, làm cho nhiều cơ sở nuôi thiếu vốn để sản xuất. Bởi vậy, để các cơ sở nuôi khôi phục sản xuất thúc đẩy nghề nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ninh phát triển, Tỉnh cần có những chính sách ưu đãi nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất vốn vay giúp người nuôi trồng tiếp cận các nguồn vốn từ Ngân hàng. Đồng thời, các địa phương cần nhanh chóng thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là tài sản gắn liền với đất cho những cơ sở nuôi nằm trong vùng quy hoạch để họ có cơ sở thế chấp tài sản khi cần vay vốn phát triển sản xuất.

3.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Hiện nay, đầu ra các sản phẩm nuôi trồng thủy sản trong đó có tôm TCT thường không ổn định, thường bị tư thương ép giá. Nguyên nhân là do sản xuất nhỏ lẽ, để khắc phục tình trạng cần có sự liên kết của các cơ sở nuôi, hình thành các hiệp hội những người nuôi tôm. Chính quyền địa phương cùng với các cơ quan ban ngành có liên quan cần có sự hỗ trợ về mặt pháp lý và tạo điều kiện cho sự hình thành, duy trì và phát triển của các hiệp hội này. Tăng cường vai trò của hiệp hội những người nuôi dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng để để bảo vệ quyền lợi của các hộ nuôi, học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thông tin. Tăng cường tính chia sẻ và trách nhiệm của các

thành viên trong hiệp hội nhằm thúc đẩy nghề nuôi tôm thẻ chân trắng của địa phương phát triển theo hướng bền vững.

Đối với thị trường trong nước: Hình thành các chợ đầu mối, chợ thủy sản và các kênh phân phối, hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị, các vùng công nghiệp tập trung. Tăng cường quảng bá sản phẩm; hỗ trợ các địa phương và cộng đồng xây dựng thương hiệu tôm he chân trắng Quảng Ninh.

Đối với thị trường xuất khẩu: Duy trì thị trường truyền thống, đặt biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực: Trung Quốc, EU, Nhật; Chủ động hội nhập, nắm lấy cơ hội để mở rộng thị trường sang các nước ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 70)