Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 77 - 78)

* Về khoa học công nghệ:

Trong giai đoạn hiện nay, nghề nuôi tôm he chân trắng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh lây lan gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Nhiều vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu để phát triển nghề nuôi cũng như sản xuất giống TCT đảm bảo tính bền vững. Cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và áp dụng các mô hình nuôi, sản xuất giống tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng con giống, tăng năng suất, sản lượng nuôi và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với Quảng Ninh, cần tranh thủ sự liên kết với các công ty, viện và trường trong và ngoài nước, kêu gọi thu hút cá nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các trại sản xuất

VietGAP, BAP, CoC,… mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường bằng việc sử dụng công nghệ vi sinh (Biofloc, chế phẩm sinh học,…), nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận với nguồn tôm bố mẹ hoặc nguồn Nauplius sạch bệnh hoặc nguồn tôm giống tốt, góp phần phát triển nghề nuôi theo hướng bền vững.

* Về Khuyến ngư:

Các hoạt động khuyến ngư cần phải bám sát chủ trương, định hướng, quy hoạch phát triển của Bộ, của tỉnh, của ngành thủy sản và địa phương. Cung cấp thường xuyên cho ngư dân những thông tin cần thiết về kỹ thuật nuôi, các dự báo về biến động môi trường và bệnh. Nội dung đào tạo, tập huấn khuyến ngư, thông tin tuyên truyền phải bám sát nhu cầu thực tế sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản; gắn việc đào tạo, tập huấn lý thuyết với thực hành sản xuất, phương pháp và cách truyền đạt, giảng dạy phù hợp với năng lực, trình độ, tập quán,... của từng nhóm đối tượng học viên, giúp người dân có thể ứng dụng ngay vào sản xuất.

Trình diễn và nhân rộng rộng mô hình: Xây dựng và trình diễn mô hình, dự án sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, mô hình ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người nuôi ứng dụng quy trình nuôi tốt (Vietgap), quy trình nuôi thương phẩm sạch để nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo ra sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường cán bộ kỹ thuật khuyến ngư cho cấp huyện và cấp xã, trang thiết bị kỹ thuật cho công tác khuyến ngư nhằm nâng cao chất lượng công tác phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới cho các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi tôm chân trắng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boon, 1931) tại quảng ninh (Trang 77 - 78)