Hồ sơ đề nghị thẩm định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 40 - 42)

IV. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

d)Hồ sơ đề nghị thẩm định

Sau khi tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi dự thảo văn bản đến Vụ Pháp chếđể thẩm định. Sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh dự thảo, hoàn chỉnh Tờ trình và trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành Thông tư.

Hồ sơđề nghị thẩm định thông tư của Bộ trưởng gồm: - Công văn đề nghị thẩm định của đơn vị chủ trì soạn thảo; - Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo thông tư;

- Dự thảo thông tư sau khi tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung dự thảo thông tư; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung dự thảo thông tư;

- Các tài liệu khác (nếu có).

4.2.4 Ban hành thông tư của Bộ trưởng

(i) Trách nhiệm trình dự thảo thông tư: Sau khi có báo cáo giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ trưởng ký ban hành thông tư;

(ii) Hồ sơ trình Bộ trưởng ký ban hành thông tư: - Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo thông tư;

- Dự thảo thông tưđã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và có chữ ký tắt của lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo, chữ ký tắt của lãnh đạo Vụ Pháp chếở góc phải cuối mỗi trang của dự thảo thông tư;

- Bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung dự thảo thông tư; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung dự thảo thông tư;

- Báo cáo thẩm định của Vụ Pháp chế;

- Báo cáo giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế; - Các tài liệu khác (nếu có).

(iii) Gửi cơ quan kiểm tra văn bản, đăng Công báo và trang thông tin điện tử

Sau khi Bộ trưởng ký ban hành thông tư, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản: Cục Kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế Bộ Công Thương, tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ thuộc ngành, lĩnh vực có liên quan.

Đơn vị chủ trì soạn thảo gửi thông tư đã được Bộ trưởng ký ban hành (bản giấy và bản điện tử) đến phòng Hành chính - Văn phòng Bộ để gửi đến Văn phòng Chính phủđăng Công báo và đăng trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ và gửi Vụ Pháp chế để đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ, trừ các văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Chương II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG

I. SƠ LƯỢC CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI BỘ CÔNG NGHIỆP VÀ BỘ THƯƠNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 40 - 42)