Nâng cao vai trò của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 88 - 90)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢ N QUY PH Ạ M

2.2Nâng cao vai trò của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo

trình soạn thảo đối với từng văn bản đơn vị được giao chủ trì, phân công và giao trách nhiệm cụ thể cho chuyên viên hoặc nhóm chuyên viên phụ trách việc soạn thảo đối với từng văn bản cụ thể; coi trọng điều hành theo kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt. Các quyết định dừng việc soạn thảo, ban hành văn bản trong kế hoạch cũng như phải hết sức cân nhắc và phải được nghiên cứu và báo cáo đánh giá chi tiết chứng minh nhằm hạn chế tình trạng “vỡ kế hoạch” đối với Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ.

2.2 Nâng cao vai trò của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo thảo

Theo Nghị định số 24/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Ban hành văn bản năm 2008 quy định phải thành lập các Ban soạn thảo, Tổ Biên tập đối với công tác xây dựng các văn bản Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ban soạn thảo, Tổ Biên tập phải có đại diện của Bộ, ngành và các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực cần dự thảo; cần có phản biện khoa học về các vấn đề quan trọng trong nội dung dự thảo; tổ chức các cuộc hội thảo về các nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các qui phạm hướng dẫn, qui định chi tiết để thống nhất các nội dung trong dự thảo.

Đối với quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công Thương, Tổ soạn thảo có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng văn bản. Do vậy, cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác thành lập Tổ soạn thảo, phải đảm bảo trong Tổ soạn thảo những người có năng lực, trình độ chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực mà mình phụ trách. Để Tổ soạn thảo có đủ năng lực thực sự và làm việc có chất lượng thì các đơn vị khi cử người tham gia cần

phải bố trí người đáp ứng được yêu cầu công việc trong quá trình xây dựng văn bản của đơn vị chủ trì.

.2.3 Tăng cường công tác thẩm định của Vụ Pháp chế

Công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế là một khâu trọng yếu quyết định đến chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, làm tốt khâu này văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ được đảm bảo về chất lượng, văn bản ban hành ra sẽ phù hợp với các quy định hiện hành, không bị chồng chéo và đảm bảo thực thi thực tế có hiệu quả hơn. Mục đích của thẩm định văn bản là "thẩm tra" và "giám định" những vấn đề cơ bản, quan trọng trực tiếp liên quan đến chất lượng và kỹ thuật của dự thảo văn bản được thẩm định. Hoạt động thẩm định là khâu cuối cùng tham vấn trước khi cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, ký ban hành văn bản .

Phạm vi nội dung thẩm định đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu liên quan đến các khía cạnh pháp lý của dự án, dự thảo. Việc xác định đúng nội dung phạm vi thẩm định có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khả thi của văn bản, qua đó góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Ngoài ra việc thẩm định về mặt pháp lý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế do các đơn vị trong Bộ soạn thảo trình Bộ trưởng xem xét ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp trên xem xét quyết định.

Sự đóng góp ý kiến của Vụ Pháp chế luôn thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản như: Sự cần thiết ban hành văn bản; Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật hiện hành và tính khả thi của văn bản; Về ngôn ngữ pháp lý, thể thức và kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ; việc tuân thủ thủ tục, trình tự soạn thảo… Đặc biệt thể thức văn bản quy phạm pháp luật luôn được Vụ Pháp chế chú trọng, đảm bảo đúng quy

định, giúp đơn vị chủ trì soạn thảo xây dựng dự thảo không bị lúng túng và chồng chéo.

Do vậy để tăng cường công tác thẩm định của Vụ Pháp chế, Lãnh đạo Bộ và các đơn vị chủ trì soạn thảo cần tuân thủ triệt để quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ. Lãnh đạo Bộ không ký ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa qua thẩm định của Vụ Pháp chế, các đơn vị chủ trì soạn thảo ngoài việc bắt buộc gửi dự thảo văn bản cho Vụ Pháp chế thẩm định còn phải giải trình tiếp thu bằng văn bản trước Lãnh đạo Bộ các ý kiến thẩm định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 88 - 90)