Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thương mại và công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 45 - 47)

dõi và kịp thời bổ sung đề xuất xây dựng văn bản mới nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước cũng được đẩy mạnh. Điều này giúp đảm bảo việc quản lý nhà nước bằng ban hành chính sách pháp luật được kịp thời, đáp ứng yêu cầu đặt ra của tình hình thực tế.

- H thng văn bn quy phm pháp lut thương mi và công nghip nghip

Trước thời điểm hợp nhất, hai Bộ Công nghiệp và Thương mại đều đã xây dựng hệ thống văn bản lĩnh vực chuyên ngành đồ sộ. Đối với lĩnh vực thương mại, sự ra đời của Luật Thương mại năm 2005 và Luật Cạnh tranh cùng các văn bản hướng dẫn thi hành tạo nên một hệ thống hướng dẫn khá đầy đủ, tạo khung pháp lý cho các hoạt động thương mại, đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật về thương mại, đầu tư, kinh doanh, dân sự. Đối với lĩnh vực công nghiệp, Bộ Công nghiệp cũng đã chủ trì soạn thảo một số Luật chuyên ngành như: Luật Điện lực, Luật Dầu khí, cùng hệ thống văn bản các ngành kinh tế trọng điểm góp phần phát triển nền kinh tế xã hội.

1.2 Một số hạn chế và tồn tại trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại trước khi quy phạm pháp luật ở Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại trước khi hợp nhất

1.2.1 Tiến độ soạn thảo văn bản còn chậm

Nhìn chung, tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ở cả hai Bộ Công nghiệp và Thương mại còn chậm, điều này thể hiện qua những ví dụ cụ thể như: Nghịđịnh số 113/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón ban hành ngày 07 tháng 10 năm 2003 nhưng Thông tư số 05/2005/TT-BCN của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 113/2003/NĐ-CP đến ngày 31 tháng 10 năm 2005

mới ban hành. Nghị định số 68/2005/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn hoá chất ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2005 nhưng Thông tư 12/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 68/2005/NĐ-CP đến ngày 30 tháng 12 năm 2006 mới được ban hành. Nghị định 149/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 8 tháng 12 năm 2005 nhưng Thông tư 02/2007/TT-BTM phân loại nguyên liệu sản xuất, vật tư , linh kiện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 15 Điều 16 Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ thì ngày 02 tháng 02 năm 2007 mới được ban hành. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2006, nhưng Thông tư liên tịch Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP đến ngày 10 tháng 01 năm 2007 mới được ban hành… Tiến độ soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành chậm làm cho các quy định trong văn bản của Chính phủ không thểđi vào vận dụng ngay khi ban hành, làm ảnh hưởng không nhỏđến quá trình triển khai thực hiện văn bản.

Trong một số trường hợp, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình soạn thảo còn hạn chế; Quy trình soạn thảo có khi chưa được thực hiện nghiêm túc, nhất là đối với các văn bản liên tịch, các văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chưa huy động được sự tham gia trực tiếp của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý vào quá trình xây dựng văn bản cũng làm ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng văn bản.

1.2.2Văn bản ban hành chưa phù hợp với tình hình thực tiễn

Một số văn bản đã lạc hậu nhưng chưa được kịp thời thay thế, một số văn đề thực tiễn mới nảy sinh tuy đã có chủ trương, nhưng rất chậm được thể chế hoá (ví dụ như vấn đề sở giao dịch hàng hóa, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có chủ trương nhưng còn rất chậm trong công tác thể chế hóa, thể hiện qua số lượng văn bản trong các lĩnh vực này Bộ

Công nghiệp và Bộ Thương mại trước thời điểm hợp nhất hầu như chưa có văn bản cụ thể nào...). Một số văn bản sau khi ban hành đã phải thu hồi hoặc huỷ bỏ vì trái với quy định của văn bản cấp trên ví dụ: Nhiều quy định còn mang tính nguyên tắc, không cụ thể; có trường hợp còn lúng túng, không rõ ràng giữa việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản cá biệt: các văn bản về việc thành lập, phê duyệt điều lệ công ty nhà nước hoặc thành lập các cơ sở đào tạo trước đây thường có hình thức của văn bản quy phạm pháp luật); thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản còn nhiều sai sót, nội dung một số công văn còn chứa quy phạm pháp luật 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 45 - 47)