Trình văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 33 - 34)

IV. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

h)Trình văn bản quy phạm pháp luật

Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc

trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án ra cơ quan có thẩm quyền thông qua văn bản

4.2 Đối với văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công Thương Thương

4.2.1 Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công thương gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

Thời hạn đề nghị, Hồ sơ đề nghị: Thời hạn đề nghị trước ngày 30 tháng 11 hàng năm. Hồ sơ đề nghị xây dựng thông tư là bản thuyết minh nêu rõ tên văn bản; sự cần thiết ban hành văn bản; căn cứ ban hành văn bản; các vấn đề cần giải quyết; dự kiến nội dung chính của văn bản; tên đơn vị chủ trì soạn thảo; thời gian trình.

4.2.2 Soạn thảo văn bản văn bản quy phạm pháp luật a) Thành lập Tổ soạn thảo a) Thành lập Tổ soạn thảo

Đơn vị chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng ký quyết định thành lập Tổ soạn thảo để xây dựng thông tư của Bộ trưởng. Thành phần Tổ soạn thảo thông tư của Bộ trưởng gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo và các thành viên là đại diện Vụ Pháp chế, đại diện các đơn vị, tổ chức liên quan. Tổ soạn thảo lên kế hoạch chi tiết cho việc soạn thảo tính từ thời điểm nhận nhiệm vụ cho đến thời điểm trình dự thảo văn bản.

b) Công tác chuẩn bị: Tập hợp, rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến dự án, dự thảo; Tổng kết tình hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 33 - 34)