I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠ M PHÁP
1.1 Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2009/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2009 quy định về việc xây dựng, thẩm đị nh và ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương
Sau gần 2 năm thực hiện thông tư số 16/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị trong Bộ đã tuân thủ tương đối tốt và bài bản quy trình xây dựng của Thông tư này. Tuy nhiên, để đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao của kinh tế xã hội cũng như để nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Bộ Công Thương thì đòi hỏi cần phải có những điều chỉnh và bổ sung đối với thông tư này cho phù hợp với
quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như đáp ứng được yêu cầu quản lý của Bộ trong quá trình xây dựng văn bản.
Một số nội dung cần sửa đổi bổ sung Thông tư số 16/2009/TT-BCT:
Thứ nhất, xây dựng chi tiết quy trình đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật
Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước và nền kinh tế, bởi lẽ quá trình này giúp phân tích, xác định chi phí và lợi ích của các giải pháp quản lý nhà nước, từ đó, sử dụng các biện pháp hợp lý với chi phí thấp nhất, giảm được nguy cơ thất bại của chính sách.
Bên cạnh đó, trong quá trình dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật, cơ quan chịu trách nhiệm dự báo sẽ tham vấn và trao đổi với các nhóm lợi ích khác nhau liên quan đến chính sách, pháp luật. Điều đó sẽ giúp tăng cường tính minh bạch của chính sách, giúp củng cố niềm tin của người dân vào pháp luật và hoạt động quản lý nhà nước.
Quá trình dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật còn giúp và cải thiện phối hợp chính sách giữa các bộ và cơ quan Chính phủ, giúp liên kết và thống nhất về mục tiêu của các chính sách ban hành trong các lĩnh vực (kinh tế, xã hội và môi trường), qua đó, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của chính sách.
Một trong những tác động quan trọng nhất của quá trình dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật là giúp thay đổi văn hóa và tư duy quản lý nhà nước. Cơ quan hoạch định có thể giảm những can thiệp không cần thiết và các quy định mang tính hình thức, qua đó, tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước đối với dân chúng và xã hội. Điều đó đã thúc đẩy văn hoá quản lý nhà nước theo hướng phục vụ hơn là kiểm soát và xây dựng một Chính phủ năng động; Sử dụng các phương pháp quản lý
Thứ hai: nghiên cứu, bổ sung quy định về phạm vi áp dụng hình thức văn bản quy phạm pháp luật nhằm giúp các đơn vị xác định hình thức văn bản phù hợp với nội dung ban hành.
Xem xét đối tượng phạm vi điều chỉnh của văn bản có nghĩa là xác định văn bản đó điều chỉnh những đối tượng nào, phạm vi điều chỉnh của văn bản giới hạn ở những quan hệ xã hội nào, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dự thảo văn bản.
Trên cơ sở cân nhắc, đánh giá sự rộng hẹp, tính đa dạng hay phức tạp của vấn đề, lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh để kết luận đối tượng phạm vi điều chỉnh của dự thảo đã hợp lý hay chưa.
Thứ ba: bổ sung quy trình thủ tục xây dựng rút gọn đối với các Thông tư của Bộ có nội dung đơn giản như quy định hạn ngạch xuất nhập khẩu hoặc trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần sửa đổi ngay cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành trên cơ sở kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm luật năm 2008, trong đó quy định quy trình thủ tục rút gọn cho Thông tư có nội dung đơn giản. Hiện nay, Bộ Công Thương ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật rất cần đến quy trình rút gọn như đối với các văn bản liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu (hạn ngạch xuất khẩu) hoặc các Thông tư ban hành các danh mục, sửa đổi bổ sung danh mục trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương.
Trên cơ sở thực hiện việc quy trình rút gọn này sẽ đáp ứng nhanh, kịp thời các vấn đề phát sinh cần điều chỉnh tạo cơ sở thuận lợi cho việc quản lý điều hành trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Khi thực hiện theo quy trình rút gọn này thì các văn bản quy phạm pháp luật khi tiến hành xây dựng sẽ không nhất thiết phải thành lập Ban soạn thảo. Cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn toàn có thể chủ động trong việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các vấn đề liên quan trong dự thảo văn bản; Đối với việc thực hiện quy trình
rút gọn này đơn vị chủ trì soạn thảo sẽ không bị mất thời gian và nguồn lực để thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo, sẽ chủđộng phối hợp với đơn vị thẩm tra và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trong việc cung cấp tài liệu và hồ sơ cần thiết cho việc thực hiện việc thẩm tra và thẩm định văn bản.
Thứ tư: bổ sung quy trình đánh giá thủ tục hành chính theo quy định tại Nghịđịnh số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.
Theo đó, các nội dung trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nếu có chứa thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… cần phải thực hiện việc đánh giá tác động, kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ- CP.