VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Từ những nghiên cứu ở trên về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở các nước và vai trò của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy, mặc dù mỗi nước có một quy trình lập pháp riêng với những trình tự, thủ tục và yêu cầu khác nhau nhưng tựu chung lại vai trò của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại các nước đó vẫn có sự tương đồng ở một số điểm trong các giai đoạn lập pháp như: sáng kiến xây dựng pháp luật cho đến việc thành lập các nhóm công tác để nghiên cứu xây dựng dự thảo luật, lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đánh giá tác động của dự thảo luật, trình Chính phủ và giải trình trước Quốc hội (Nghị viện)…
Điều đó cũng giống với thưc tiễn hoạt động lập pháp tại Việt Nam, đó là vai trò quan trọng của Chính phủ mà cụ thể là các Bộ chủ quản là chủ thể tham gia với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội , Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo từng lĩnh vực và các văn bản thuộc thẩm quyền của mình theo từng cấp.
Điểm khác biệt đối giữa Việt Nam và các nước dễ nhận thấy chủ yếu ở việc tổ chức thực hiện các khâu trong quy trình lập pháp và sự tham gia của Bộ Tư pháp vào quá trình soạn thảo văn bản. Trong quy trình xây dựng văn bản luật, Bộ Tư pháp Canada đóng vai trò chủ trì soạn thảo với sự tham vấn của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, Tại Việt Nam, Bộ Tư pháp cử chuyên gia tham gia vào quá trình soạn thảo và thẩm định văn bản trước khi trình Chính phủ.