Lập dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và giai đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 43 - 45)

giai đon

Có thể thấy ở cả Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã đi vào nền nếp thể hiện qua các kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm và theo từng giai đoạn. Hàng năm, Vụ Pháp chế ở cả hai Bộ đều lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trình Bộ trưởng ký ban hành, đồng thời theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình sau khi được phê duyệt. Điều này cho thấy công tác xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã chủ động và trở thành kế hoạch quan trọng trong chương trình công tác hàng năm ở cả hai Bộ. Việc chuẩn bị, đề xuất các văn bản cần thiết để trình Bộ trưởng ra quyết định giao nhiệm ngay từ đầu năm đã làm tăng tính chủđộng, đồng thời gắn trách nhiệm của các đơn vị trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật.

Không chỉ xây dựng các kế hoạch hàng năm, ở cả hai Bộ: Công nghiệp và Thương mại, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã thực sựđược chú trọng khi ở các Bộ đặt ra những chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo giai đoạn. Cụ thể, từ năm 1998, Bộ Thương mại đã bắt đầu nghiên cứu kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm

pháp luật phục vụđàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kế hoạch và Chương trình xây dựng pháp luật do Bộ Thương mại đề xuất đã trở thành một trong những tài liệu chủ chốt thể hiện cam kết của Việt Nam khi xin gia nhập và thực hiện các nghĩa vụ WTO. Trong gần 10 năm thực hiện, trên cơ sở rà soát tổng thể hệ thống pháp luật, Bộ Thương mại cùng các Bộ ngành liên quan đã đưa ra chương trình xây dựng pháp luật phục vụ đàm phán gia nhập WTO và đã được các thành viên WTO đánh giá cao. Kết quả của quá trình này là chúng ta chính thức gia nhập WTO năm 2007. Cùng với Thương mại, Bộ Công nghiệp cũng đã xây dựng các Chương trình xây dựng pháp luật, ban hành chính sách theo từng giai đoạn 5 năm đối với từng đề án, quy hoạch trong các lĩnh vực: Khuyến công, Điện, Dầu khí, Năng lượng tái tạo…

Có thể thấy công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở cả hai Bộ Công nghiệp và Thương mại trước khi hợp nhất đã bước đầu thể hiện sự chủđộng, đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế, xã hội

- Tăng cường vai trò thẩm định trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Cả hai bộ Công nghiệp và Thương mại, Vụ Pháp chế luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Vụ Pháp chế Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại đã tiến hành thẩm định về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các điều ước quốc tế do các đơn vị trong Bộ soạn thảo trình Bộ trưởng xem xét ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định. Ngoài ra Vụ Pháp chế còn đóng vai trò làm đầu mối giúp Bộ trưởng chuẩn bị ý kiến tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị văn bản góp ý kiến của Bộ đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương gửi xin ý kiến. Điều này giúp cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính pháp lý, hợp hiến, hợp pháp và thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước khi được ban hành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)