Trong công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 64 - 68)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG

c) Trong công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm định là nhiệm vụ quan trọng nhất của Vụ Pháp chế trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật, thể hiện rõ nét nhất chức năng của Vụ và cũng là lĩnh vực phát sinh nhiều vấn đề nhất. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định

số 24/2009/NĐ-CP và Thông tư số 16/2009/TT-BCT quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương. Về nội dung thẩm định cũng được quy định khá cụ thể:

- Sự cần thiết phải ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối chủ trương, chính sách của đảng.

- Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước ta là thành viên.

- Tính khả thi của dự thảo văn bản, bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện đểđảm bảo thực hiện.

- Ngôn ngữ, kĩ thuật soạn thảo văn bản.

Xem xét hệ thống các tiêu chí trên có thể thấy Vụ pháp chế có thẩm quyền xem xét toàn bộ cả mặt nội dung pháp lí cũng như hình thức trình bày văn bản. Tuy nhiên, cũng có thể khẳng định đây chỉ là thẩm quyền mang tính chuyên môn. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ quan chủ trì soạn thảo chỉ có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến để chỉnh lí hoàn thiện chứ không bị rang buộc phải tuyệt đối tuân theo, có thể khẳng định kết quả thẩm tra không ràng buộc trách nhiệm của cơ quan soạn thảo về mặt pháp lí. Với phương thức, nội dung thẩm tra như trên có thể thấy hoạt động thẩm tra của Vụ Pháp chế giống như một cách thức sàn lọc, hoàn thiện các dự án trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện chức năng thẩm định gặp nhiều khó khăn:

- Công tác thẩm định là hoạt động mang tính sáng tạo, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, chuẩn bị công phu, phải điều tra, khảo sát thực tế, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành. Song thực tế, công tác thẩm định một dự thảo văn bản mới chỉ dừng lại ở việc so sánh, đối chiếu

với quy định của pháp luật, mà chưa có điều kiện khảo sát, phân tích thực tế để khẳng định yêu cầu khách quan của cuộc sống đòi hỏi những nội dung gì mà văn bản sắp ban hành cần điều chỉnh. Do đó, có văn bản sau khi ban hành không có nhiều điểm mới so với quy định của pháp luật, thậm chí chỉ là “chép” lại luật.

- Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên đầy đủ, được sắp xếp theo từng lĩnh vực. Song, thực tế văn bản quy phạm đôi khi cũng không được đăng tải đầy đủ lên trang website của cơ quan ban hành. Mặt khác, cơ sở dữ liệu mạng máy tính nhiều khi cũng không đầy đủ. Do đó, cán bộ làm công tác thẩm định văn bản cụ thể gặp khó khăn trong việc tra cứu văn bản pháp luật, đó là chưa kểđến phải khẳng định xem liệu văn bản pháp luật đó có còn hiệu lực thi hành không?

- Những người am hiểu chuyên sâu thực hiện công việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ít, lại phải kiêm nhiệm nhiều việc, nên không thể phân cho mỗi công chức chuyên sâu một mảng nhất định, nên khi thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau phải bỏ nhiều công sức để tìm hiểu và tra cứu văn bản; trong khi thời gian thẩm định chỉ khoảng 7 ngày, thậm chí có văn bản yêu cầu thẩm định nhanh chỉ có 1 ngày. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác thẩm định văn bản văn bản quy phạm pháp luật.

- Cán bộ làm công tác soạn thảo và thẩm định văn bản ít được tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ này. Vì vậy, chủ yếu vừa làm, vừa tìm hiểu, ít được trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp có trình độ cao hơn mình.

Từ năm 2007 đến nay, khâu thẩm định văn bản đã đi vào nề nếp, mặc dù vẫn còn một số rất ít trường hợp không qua thẩm định văn bản của Vụ Pháp chế. Tuy nhiên, những dự thảo văn bản đó thường được Lãnh đạo Bộ chuyển lại Vụ Pháp chếđể tiến hành thẩm định.

Nhìn chung, chức năng thẩm định các dự thảo là chức năng thể hiện rõ nét nhất vai trò của Vụ Pháp chế trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai trò này cần thiết có nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức cũng như hoàn thiện về nguồn nhân lực cũng như các cơ sở vật chất khác.

2.2.3 Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Công Thương văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Công Thương

a) Nguồn lực

Hiện nay, nguồn lực tham gia công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Công Thương là yếu tố quyết định tác động tới chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Hàng năm đểđáp ứng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quá trình đổi mới đất nước, đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật trong các cơ quan nhà nước đã được bổ sung, tăng cường và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật hiện nay, đội ngũ này vẫn còn hạn chế về trình độ, năng lực, chưa được đào tạo năng lực phân tích chính sách và kỹ năng lập pháp còn thấp, ít có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm lập pháp của các nước có nền khoa học pháp lý tiên tiến.

Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật ngành công thương liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, phạm vi rộng lớn. Điều này đòi hỏi cán bộ làm công tác xây dựng văn bản phải am hiểu sâu nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, thực trạng cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phần lớn là những người được đào tạo từ các chuyên ngành kỹ thuật, quản lý vì vậy không am hiểu kỹ thuật lập pháp, không được trang bị kiến thức pháp luật. Hiện nay, đa số các đơn vị đang tổ chức soạn thảo dựa vào kinh nghiệm là chính.

Ngược lại, số cán bộ tốt nghiệp cử nhân luật được trang bị kiến thức pháp luật nhưng lại không am hiểu kiến thức chuyên môn, do vậy, khi soạn thảo các quy định liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành công thương lại gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng.

Mâu thuẫn trên về nguồn lực đang là một trở ngại đối với công tác nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật ngành công thương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)