Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và công tác đánh giá văn bản sau khi ban hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 69 - 71)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG

d)Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và công tác đánh giá văn bản sau khi ban hành

pháp luật và công tác đánh giá văn bản sau khi ban hành

Hệ thống pháp luật công nghiệp và thương mại trước đây do hai Bộ quản lý nên có nhiều lĩnh vực cùng được điều chỉnh bởi sự chia tách trong các khâu quản lý nhà nước, đặc biệt là các hoạt động về xuất khẩu, nhập khẩu, phát triển thị trường trong nước, quản lý thị trường...Để đảm bảo tính liên kết thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Công Thương, ngay từ đầu năm 2008, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch rà soát

và xây dựng Tổng mục lục hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước trong ngành Công Thương.

Tổng mục lục hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước trong ngành Công Thương gồm 879 văn bản. Các văn bản quy phạm pháp luật trong Tổng mục lục đã được phân loại theo từng lĩnh vực cụ thể giúp cho việc tra cứu, so sánh tiện lợi và dễ dàng. Định kỳ 15 ngày/một lần, Vụ tiến hành cập nhật vào Tổng mục lục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước trong ngành Công Thương mới được ban hành; đưa ra khỏi Tổng mục lục các văn bản đã hết hiệu lực hay đã bị thay thế.

Việc hoàn thành Tổng mục lục và rà soát hệ thống pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin có hệ thống giúp Lãnh đạo Bộ và đặc biệt là các đơn vị thuộc Bộ nắm chắc các công cụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương. Các đơn vị thuộc Bộ có cái nhìn tổng thể về hệ thống pháp luật trong lĩnh vực công thương từ đó nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng chính sách lên Lãnh đạo Bộ; giúp các cơ quan quản lý nhà nước về công thương ở địa phương hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ cũng như công cụ quản lý để triển khai nhiệm vụ ở cơ sở; giúp các cơ quan đại diện công thương ở nước ngoài thường xuyên cập nhật về hệ thống văn bản công thương trong nước từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp.

Hiện nay hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng văn bản của Bộ Công Thương đã được đăng tải trên chuyên trang Thông tin pháp luật công thương (http://legal.moit.gov.vn). Các hoạt động điểm tin văn bản, bình luận dự thảo văn bản mới và xin ý kiến người dân đều đăng tải trên chuyên trang trên, góp phần rất vào chất lượng xin ý kiến dự thảo văn bản.

Song song với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương luôn chú ý nâng cáo công tác “hậu kiểm” đối với văn bản quy phạm pháp luật. Công tác này bao gồm 2 hoạt động: (i) Kiểm tra, xử lý văn bản, (ii) Theo dõi thi hành pháp luật. Cả 2 công tác này đều hỗ trợ

chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật qua việc khảo sát đánh giá mức độ hợp lý, đánh giá tính khả thi và điều kiện bảo đảm thi hanh văn bản sẽ giúp phát hiện xử lý những nội dung trái pháp luật, những quy định không hợp lý và đưa ra các sáng kiến sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật. Điều đó, tạo thành vòng trong khép kín, từng bước nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương. Hiện nay công tác kiểm tra, xử lý văn bản và Theo dõi thi hành pháp luật đều được triển khai thường xuyên tại Vụ Pháp chế với lực lượng chuyên môn nghiệp vụ tiến hành theo định kỳ hàng tháng.

III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THUỘC THẨM QUYỀN BAN HÀNH CỦA BỘ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 69 - 71)