Quy trình xây dựng văn bản chưa quy định thủ tục có thủ tục rút gọn đối với Thông tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 75 - 76)

- Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật

b)Quy trình xây dựng văn bản chưa quy định thủ tục có thủ tục rút gọn đối với Thông tư

rút gọn đối với Thông tư

Theo quy định tại các điều từ Điều 75 đến Điều 77 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008:

- Đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần sửa đổi ngay cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thì các văn bản nêu trên có thểđược soạn thảo, trình ký theo thủ tục rút gọn.

- Theo thủ tục rút gọn, không nhất thiết phải thành lập Ban soạn thảo, cơ quan soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản; Cơ quan thẩm định và cơ quan thẩm tra văn bản tiến hành thẩm định, thẩm tra văn bản ngay sau khi nhận được hồ sơ thẩm định, thẩm tra văn bản.

Tuy nhiên, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Nghị định 24/2009/NĐ-CP và Thông tư số 16/2009/TT-BCT của Bộ thì chưa có quy định thủ tục này đối với hình thức Thông tư của Bộ. Trên thực tế, trong khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, việc ban hành các văn bản có nội dung đơn giản, mang tính chất quyền lực nhà nước để quản lý như: các văn bản quy định hạn ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu như: muối, đường… Nếu trong quá trình xây dựng các văn bản đó phải tuân thủ triệt để các trình tự của quy trình xây dựng văn bản đầy đủ thì sẽ kéo dài thời gian, mất nguồn lực không cần thiết ở các khâu thành lập Tổ Biên tập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 75 - 76)