IV. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
d) Xây dựng dự án, dự thảo trên cơ sở đề cương chi tiết
Trong quá trình soạn thảo văn bản, Tổ biên tập xin ý kiến chỉ đạo của Ban soạn thảo mà trực tiếp là Trưởng Ban soạn thảo về những vấn đề phát sinh. Tổ trưởng Tổ biên tập có thể phân công các thành viên thuộc các Bộ, ngành đảm nhiệm việc soạn thảo từng phần của dự án, sau đó đưa ra thảo luận chung. Ngoài ra, Tổ biên tập còn phải xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm chất lượng và thời hạn trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị định, Ban soạn thảo cần kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉđạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề mới, phức tạp và những ý kiến còn khác nhau giữa các Bộ, ngành.
đ) Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Đơn vị chủ trì soạn thảo phải tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo để góp ý, tổ chức hội thảo, đăng tải toàn văn dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc gửi đến Vụ Pháp chếđểđăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ trong thời gian ít nhất 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. Khi xin ý kiến phải nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thểđịa chỉ tiếp nhận ý kiến góp ý.
Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý. Văn bản tiếp thu hoặc giải trình các ý kiến góp ý và dự thảo đã được tiếp thu, chỉnh lý phải được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của Bộ.
Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình lãnh đạo Bộ ký gửi dự thảo đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủđể lấy ý kiến về nội dung của dự thảo. Đối với dự thảo văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, phải gửi tới Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến của các doanh nghiệp.