Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội” là thể hiện mối quan hệ giữa Chính phủ với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là phản ánh tính thống nhất trong tổ chức quyền lực của nhà nước ta theo chiều ngang. Còn nói Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là đề cập mối quan hệ của Chính phủ trong hệ thống hành chính nhà nước, phản ánh tính thống nhất theo chiều dọc. Tuy nhiên, tính chất chấp hành chưa phản ánh đầy đủ và chính xác vị trí, vai trò của Chính phủ với tư cách là cơ quan nắm giữ chủ yếu quyền hành pháp trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp (cơ quan xét xử). Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, nhưng trong quan hệ với cơ quan lập pháp, Chính phủ có vai trò
độc lập tương đối và là nhân tố thúc đẩy hoạt động (là động cơ) của cơ quan lập pháp trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật, pháp lệnh – phương diện hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Trong những năm qua, Chính phủ là cơ quan chủ trình và trình Quốc hội trên 95% các dự án luật, pháp lệnh.
Chính phủ thường chủ động soạn thảo và đệ trình các dự luật còn vì một lý do hoàn toàn mang tính kỹ thuật. Chính phủ, bao gồm cả các bộ, là những cơ quan điều hành công việc hàng ngày của đất nước. Do vậy, các cơ quan này thường phát hiện ra các vấn đề của cuộc sống trước tiên.
Việc soạn thảo văn bản pháp luật thường do các cơ quan của Chính phủ đảm nhận còn có nguyên nhân liên quan đến đòi hỏi về chuyên môn. Rất nhiều vấn đề của cuộc sống hiện đại (ví dụ như thị trường chứng khoán, hoạt động tài chính-ngân hàng, thương mại điện tử v.v.) là những vấn đề kỹ thuật chuyên sâu. Chính phủ mới có đủ lực lượng chuyên gia để hiểu và thiết kếđược những thiết chế vận hành trên thực tế1.
Vì lẽ đó, Luật Tổ chức Chính phủ quy định nhiệm vụ “Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan điều hành trực tiếp nên kinh tế, xã hội theo từng lĩnh vực giúp Chính phủ chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ các văn bản ban hành theo thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.
Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước thuộc ngành và lĩnh vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định hình thức ban hành văn bản của Bộ trưởng là Thông tư và Thông tư liên tịch trong trường hợp hướng dẫn thực hiện những vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước cần sự phối hợp điều hành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Trên cơ sở lý pháp lý trên, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tại Việt Nam bao gồm các nhiệm vụ như sau:
- Theo sự phân công của Chính phủ, chủ trì chuẩn bị giúp Chính phủ soạn thảo các đạo luật, Pháp lệnh có phạm vi liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của mình, để Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành;
- Trình Chính phủ ban hành Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của mình;
- Trực tiếp ban hành các Thông tư quy định chi tiết các vấn đề cần làm rõ của các văn bản quy phạm pháp luật cấp trên;
- Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các văn bản điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan đến nhiều ngành trong đó có ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
III. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ TRONG XÂY DỰNG