Xây dựng Thông tư của Bộ Công Thương quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực công thương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 84 - 87)

I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠ M PHÁP

1.2Xây dựng Thông tư của Bộ Công Thương quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực công thương.

tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực công thương.

Năm 2008, Nghị định số 93/2008/NĐ-CP đã giao cho Bộ Tư pháp nhiệm vụ theo dõi công tác thi hành pháp luật. Và ngày 30/11/2009, Đề án thực thi công tác này đã được Chính phủ phê duyệt để khởi động từ đầu năm 2010. Ngày 03/3/2010, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 03/2010/TT-BTP hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ, ngành), UBND cấp tỉnh.

Mục đích theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật, kịp thời đôn đốc, tổ chức và hướng dẫn việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo các cách thức: Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; Thu thập, xử lý thông tin về tình

hình thi hành pháp luật. Đây là một nhiệm vụ mới và cũng không kém phần nặng nề, thử thách đối với ngành tư pháp nói chung cũng nhưđối với tổ chức pháp chế tại Bộ Công Thương nói riêng, đòi hỏi phải có quãng thời gian để tích lũy kinh nghiệm thực hiện. Công tác theo dõi thi hành pháp luật là “tấm gương” và là thước đo đánh giá chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Đề hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao chất lượng công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Công Thương thì cần phải sớm ban hành Thông tư quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực công thương. Nội dung cần ban hành Thông tư phải nêu rõ được các vấn đề sau:

- Đánh giá về tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền

+ Số lượng, hình thức văn bản cần được xây dựng, ban hành theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền.

+ Số lượng, hình thức văn bản được xây dựng, ban hành đúng tiến độ.

+ Số lượng, hình thức và tên văn bản xây dựng, ban hành chậm tiến độ; lý do chậm tiến độ.

+ Tình hình ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.

- Đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

+ Tình hình chung về việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Các quy định của pháp luật không được tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao trên thực tế.

+ Số lượng, hình thức và mức độ vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Tình hình xử lý đối với từng loại vi phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

+ Nguyên nhân của tình trạng không tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao các quy định của pháp luật.

- Đánh giá về hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

+ Mức độ nâng cao nhận thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân sau khi được tuyên truyền phổ biến.

+ Tác động của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân.

+ Các trường hợp vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật. + Kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.

- Đánh giá về tính hợp lý của các quy định pháp luật

+ Điều kiện kinh tế - xã hội; + Trình độ dân trí;

+ Yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Đánh giá về các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật

+ Các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật.

+ Kinh phí dành cho việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật. + Thực trạng về tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức làm công tác thi hành pháp luật trong việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất bảo đảm việc thi hành pháp luật.

+ Những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành pháp luật; quản lý và sử dụng kinh phí; tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật.

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 84 - 87)