Lĩnh vực thương mại:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 49 - 50)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG

2.1.1Lĩnh vực thương mại:

2 Xem Quyết định số 557/QĐ-BCT ngày 05 tháng 11 năm 009 của Bộ Công Thương công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực

2.1.1Lĩnh vực thương mại:

Kể từ khi Luật Thương mại 2005 được ban hành đến tính đến hết năm 2010 đã có 100 văn bản từ cấp Nghị định đến Thông tư, Quyết định được ban hành trong các lĩnh vực hướng dẫn và quy định chi tiết Luật Thương mại. Có thể nói về mặt văn bản pháp luật, Luật Thương mại đã được hướng dẫn khá đầy đủ, tạo khung pháp lý cho các hoạt động thương mại, đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật về thương mại, đầu tư, kinh doanh, dân sự…

Các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó xây dựng chính sách, pháp luật thương mại tạo điều kiện phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ chiếm vị trí trọng tâm, điều chỉnh hầu như tất cả các hoạt động thương mại theo thông lệ Quốc tế và thể hiện năm nguyên tắc quan trọng của hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường: bình đẳng trước pháp luật, tự do, tự nguyện thỏa thuận, áp dụng thói quen, áp dụng tập quán, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và rõ nhất là thể hiện thủ trương của Đảng và nhà nước ta trong việc bảo đảm cho thương nhân quyền tự do hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Hàng loạt các giấy phép, hạn chế thương mại trước đây đã được rỡ bỏ như quota, giấy phép chuyến.

Từ khi ra đời, Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 90% từ 32 tỷ USD đến 64 tỷ USD, lĩnh vực hàng hoá phát triển mạnh, hàng loạt siêu thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội chợ triển lãm… rất sôi động, góp phần tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm mới cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế, chính trị của đất nước.

2.1.2 Lĩnh vực năng lượng: Hoạt động quản lý về năng lượng trong giai đoạn này có những bước tiến quan trọng, tập trung vào lĩnh vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 49 - 50)