Về lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 53 - 55)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG

2.1.7Về lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2 Xem Quyết định số 557/QĐ-BCT ngày 05 tháng 11 năm 009 của Bộ Công Thương công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực

2.1.7Về lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

dùng

Sau khi Luật cạnh tranh được ban hành cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn đã tạo được hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp được lành mạnh hơn, các doanh nghiệp có công cụ để tự bảo vệ mình trong các trường hợp cạnh tranh độc quyền vi phạm các quy định của pháp luật. Luật và các văn bản hướng dẫn đã góp phần tạo cơ chế nhằm: Kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế; Bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng. Đến nay, trên thực tế pháp luật về cạnh tranh đã từng bước đi vào cuộc sống, cơ quan quản lý về cạnh tranh đã xem xét, điều tra và xử lý một số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, đem lại niềm tin cho các doanh nghiệp về sự bình đẳng trên thương trường.

Năm 2010, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, đánh dấu một mốc quan trọng trong

Đánh giá tổng thể, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện hoặc ban hành theo thẩm quyền về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp và góp phần tạo điều kiện ngày càng thông thoáng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nội luật hoá các quy định, cam kết quốc tế của Việt Nam.Đa số các văn bản đều có văn bản hướng dẫn thi hành ngay sau khi văn bản cấp trên có hiệu lực. Đối với những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề mang tính tình huống đòi hỏi phải phản ứng nhanh trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Bộ Công Thương đã phản ứng nhanh đối với những tình huống như kiểm soát nhập siêu, phòng chống suy giảm kinh tế, kích cầu kinh tế.

Trong giai đoạn 2007 - nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công thương đã ban hành góp phần quan trọng vào việc điều hành kinh tế xã hội của Chính phủ, tạo cơ chế chính sách ổn định, đồng bộ cho hàng loạt lĩnh vực như xuất nhập khẩu, nhượng quyền thương mại, cơ sở bán lẻ chính sách về các mặt hàng hạn chế kinh doanh như rượu, bia, thuốc lá, góp phần thị trường hoá ngành điện, dầu khí, công nghiệp địa phương, quản lý về an toàn hoá chất, một loạt văn bản về quy chuẩn kỹ thuật, chính sách, chiến lược, quy hoạch ngành… bao quát nhiều lĩnh vực của ngành công thương như: Thương mại, xuất nhập khẩu, cạnh tranh, xúc tiến, năng lượng, điện lực, dầu khí, hoá chất, than, khoáng sản, quy hoạch, tiêu chuẩn quy chuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn công nghiệp, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ người tiêu dùng, quản lý thị trường, phát triển bền vững .v.v.

Các văn bản pháp luật đã tạo môi trường minh bạch, bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh, tạo ra hàng triệu công ăn việc làm ổn định với thu nhập khá trong hàng loạt các ngành kinh tế kỹ thuật, thương mại dịch vụ, đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia …

Mặt khác những văn bản này góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cụ thể, về mặt tổ chức đã hình thành, hoàn thiện một số các cơ quan giúp việc cho Bộ như Cục Điều tiết Điện lực, Cục Hoá chất, Cục

Quản lý cạnh tranh, Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp. giúp cho các cơ quan quản lý nắm vững và định hướng cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học, hiệu quả hơn.

Năm 2007, trong bối cảnh được thành lập vào giữa năm, từ tháng 8 Bộ Công Thương theo thẩm quyền 25 văn bản.3

Năm 2008, (i)Tổng số văn bản Bộ Công Thương ban hành 73 văn bản theo thẩm quyền, trong đó số văn bản ngoài chương trình xây dựng 38 văn bản. (ii)Có 11 văn bản xin rút khỏi chương trình. 12 Đề án không kịp tiến độ trình cấp có thẩm quyền ban hành.4

Năm 2009, tính đến giữa tháng 12, Bộ Công Thương còn phải trình 23/30 văn bản cấp có thẩm quyền ban hành đạt tỷ lệ 23%. Bộ ban hành theo thẩm quyền 44 văn bản5

Năm 2010, (i) đối với các dự án Luật, Bộ Công Thương đã trình và được Quốc hội thông qua 02 Dự án Luật gồm: Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (ii) đối với văn bản trình Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ, Bộ đã trình 14 văn bản (8 dự thảo Nghịđịnh, 6 dự thảo quyết định của Thủ tướng chính phủ, trong đó có 01 Quyết định ngoài chương trình) với tỷ lệ hoàn thành là 72%; (iii) đối với văn bản ban hành theo thẩm quyền, Bộđã ban hành 46 thông tư (có 09 văn bản ngoài chương trình) với tỷ lệ hoàn thành là 74%.6

Qua số liệu trên cho thấy, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương, từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn có những điểm hạn chế như: việc chậm tiến độ xây dựng văn bản dẫn đến việc chuyển kế hoạch năm này qua năm khác vẫn diễn ra phổ biến. Để lý giải hiện tượng này, nhóm Đề tài sẽ phân tích ở phần vai trò của các đơn vị thuộc Bộ trong mỗi khâu quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

3 Xem Báo cáo số 358/PC ngày 18 tháng 12 năm 2007 của Vụ Pháp chế4 Xem Báo cáo số 476/PC-TH ngày 03 tháng 12 năm 2008 của Vụ Pháp chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ công thương (Trang 53 - 55)