II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢ N QUY PH Ạ M
2.4 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ, giữa Bộ
với các cơ quan liên quan trong việc soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Đối với các văn bản trình cấp trên cần đổi mới cơ chế phối hợp và xác định đúng vai trò và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định và đặc biệt là cơ quan thẩm tra dự thảo văn bản là Văn phòng Chính phủ để khắc phục sự chậm trễ ở khâu thẩm tra dự thảo văn bản trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hạn chế các thủ tục hành chính trong các khâu của công tác này; Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền như các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ ngay từ đầu trong xây dựng những dự án luật, pháp lệnh và các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủđảm bảo thực hiện đúng quy trình soạn thảo, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Đối với văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng và liên tịch, cần tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ; xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị: Văn phòng, Pháp chế và các đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch, trong vai trò chủ trì, góp ý, thẩm định... để khắc phục tình trạng dự thảo văn bản kém chất lượng; góp ý chiếu lệ; thẩm định kéo dài, đùn đẩy hoặc không xác định rõ trách nhiệm.
Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật; theo dõi, đánh giá việc thi hành pháp luật theo quy định. Kịp thời đôn đốc, tổ chức thực hiện, hướng dân việc thi hành văn bản hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định không còn phù hợp.
Triển khai xây dựng cơ chế đặt hàng trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công thương.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật đối với lĩnh vực công thương gắn với việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật.