Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động BHYT tại huyện Hồng Ngự

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 50)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

2.6Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động BHYT tại huyện Hồng Ngự

2.6.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Hồng Ngự nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp,

tiếp giáp với tỉnh Preyveng Campuchia; Phía Nam giáp huyện Tân Hồng; Phía Đông giáp Thị xã Hồng Ngự; Phía Tây giáp Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, cách con Sông Tiền nằm trên tuyến đường thủy Quốc tế Sông Tiền đi Campuchia, tuyến ĐT 841 (kết nối với tuyến Quốc lộ 30) nối liền thành phố Cao Lãnh với thị xã Hồng Ngự và cửa khẩu Thường Phước, là vị thế đối trọng với khu kinh tế biên giới Tân Châu - Vĩnh Xương tỉnh An Giang, vị trí trên đã tạo cho huyện Hồng Ngự có điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế cửa khẩu, giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện, tỉnh bạn và quốc tế. Huyện Hồng Ngự có đường biên giới tiếp giáp tỉnh Preyveng - nước bạn Campuchia dài hơn 18 km.Tổng diện tích tự

42

nhiên toàn huyện là 209,63 km2, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, dân số năm 2019 là 120.571 nhân khẩu, mật độ dân số 575 người/km²; huyện Hồng Ngự có địa hình phức tạp nhất trong tỉnh, các gò đồng và lung bầu xen kẻ nhau với hệ thống sông ngòi chằng chịt, giữa Sông Tiền và Sông Hậu có 02 Cù lao dân cư tập trung sinh sống chiếm ½ dân số của huyện, người dân đi lại phải qua phà, đò gặp nhiều khó khăn cách trở; tuy về mặt địa giới không thuận lợi nhưng huyện Hồng Ngự nằm cửa ngõ giữa 02 con Sông Tiền và Sông Hậu ưu đãi nguồn lợi thủy sản hàng năm vào mùa nước như cá linh, cá kết, cá hô và các loài cá nước ngọt từ Sông MêKông đổ về đây là những đặc sản vào mùa nước nổi của huyện Hồng Ngự từ tháng 6-11 hàng năm, với lượng phù sa tự nhiên từ 02 con Sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lúa và hoa màu, giao thông thủy và nghề nuôi trồng thủy sản như cá tra, cá basa, cá hô, các lóc…; là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và xuất khẩu.

Khí hậu: huyện Hồng Ngự nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xính đạo

quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí tượng có sự phân bố theo mùa r rệt: Mùa mưa từ tháng 5-9 trùng với gió mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau trùng với mùa gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao khoảng 270

C. lượng mưa trung bình từ 1.350 đến 4.000 mm, tổng giờ nắng 1.796 giờ/năm, độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, trung bình là 93%, rất thích hợp cho sự phát triển cây lúa và hoa màu.

Nguồn nước:Nằm ở hạ lưu châu thổ Sông Mê Kông, huyện Hồng Ngự chịu

ảnh hưởng của chế độ dòng chảy sông Mê Kông và chế độ mưa trong khu vực, nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt rất dồi dào. Nhìn chung chất lượng nước trong khu vực tương đối ổn định, thích hợp cho trồng trọt, sản xuất nông nghiệp và phục vụ cấp nước sinh hoạt dân cư.

Thiên tai, dịch bệnh: huyện Hồng Ngự là địa phương nằm giáp biên giới

campuchia và chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy sông Mê Kông, hàng năm vào mùa nước đều bị lũ lụt, do đó ít nhiều có tổn thất do thiên tai, dịch bệnh.

2.6.2 Điều kiện văn hóa – xã hội

43

Bảng 2-8: Diện tích, dân số và mật độ dân số theo địa bàn hành chính xã/thị trấn năm 2019 Stt Xã/thị trấn Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số (Ngƣời/km2) Tổng cộng 209,63 120.571 575 1 Xã Thường Phước 1 34,41 16.552 481 2 Xã Thường Phước 2 15,31 9.862 644

3 Thị trấn Thường Thới Tiền 30,56 12.824 420

4 Xã Thường ạc 22,89 9.873 431

5 Xã Thường Thới Hậu A 13,56 6.704 494

6 Xã ong Khánh A 19,58 13.655 697

7 Xã ong Khánh B 9,49 9.222 972

8 Xã ong Thuận 20,16 14.444 716

9 Xã Phú Thuận A 19,50 13.277 681

10 Xã Phú Thuận B 24,17 14.158 586

(Nguồn: Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp)

Dân số huyện Hồng Ngự tập trung chủ yếu ở hai Cù Lao, mật độ dân số cao, chủ yếu là lao động chính quy trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực hành chính, sự nghiệp. ao động tự do chiếm số đông, chủ yếu là sinh sống bằng nghề nông và nuôi trồng thủy sản.

Tập quán cộng đồng: Cộng đồng dân cư thuần Việt, có nhận thức tốt về tầm quan trọng của sức khỏe, người dân chăm sóc sức khỏe thông qua dịch vụ y tế là phổ biến, một bộ phận lớn dân cư hai xã Cù ao có mức thu nhập cao có xu hướng sử dụng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Với đặc điểm xã hội, văn hóa trên địa bàn như vậy, huyện Hồng Ngự có thể sớm đạt được lộ trình mục tiêu BHYT toàn dân.

2.6.3 Điều kiện kinh tế tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 7,23%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng thương mại - dịch vụ. Hiện nay, thế mạnh kinh tế của huyện là Nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2030, cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục theo hướng Nông nghiệp tăng trưởng bền vững kết hợp với Thương mại - Dịch vụ, du lịch và khai thác công nghiệp chế biến.

44

2.6.4 Hệ thống tổ chức thực hiện BHYT trên địa bàn

Bảo hiểm xã hội huyện Hồng Ngự được thành lập theo Quyết định số 46/QĐ- BHXH ngày 20/7/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện được quy định tại Quyết định 1414/QĐ- BHXH ngày 04/10/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về vị trí, chức năng: Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện. Bảo hiểm xã hội Hồng Ngự do Giám đốc quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc cho Giám đốc có 02 Phó Giám đốc. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện đóng tại Trung tâm Hành chính huyện Hồng Ngự.

Cơ cấu tổ chức: Bảo hiểm xã hội huyện có 03 tổ nghiệp vụ, số lượng tổ nghiệp vụ, có từ 4-6 viên chức, do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định thành lập. Tổ Nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện.

2.6.5 Công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về BHYT

Thực hiện theo sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc BHXH Tỉnh và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể chính trị - xã hội của huyện và UBND các xã, thị trấn trong việc tuyên truyền triển khai Luật BHYT trên địa bàn huyện. BHXH huyện Hồng ngự thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện để nhân dân trong huyện biết và thực hiện, tập trung tuyên truyền về Luật BHYT với những nội dung trọng tâm sau:

Mục đích, ý nghĩa tính nhân văn, nhân đạo về chính sách BHYT của Đảng và Nhà Nước.

45

Những điều cần biết về đối tượng tham gia, mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT. Quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia BHYT.

Hướng dẫn việc đăng ký KCB và thủ tục khi đi KCB.

Công tác khám, chữa bệnh, tình hình chuyển tuyến KCB, thực hiện giá thuốc theo quy định của Bộ Y tế.

Thông tin những thay đổi về chính sách BHYT, tình hình thực hiện lộ trình BHYT toàn dân theo quy định của Luật.

Chủ đề ngày 1-7 (ngày BHYT Việt Nam). Kết quả truyền thông đã cơ bản làm chuyển biến nhận thức về pháp luật BHYT của người dân, đơn vị sử dụng lao động, người lao động, cơ sở KCB trong toàn huyện đã có bước chuyển biến tích cực. Người dân đã thấy được tính nhân văn, nhân đạo về chính sách BHYT của Đảng và Nhà Nước; những quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHYT; các ngành ngày càng thấy được trách nhiệm thực hiện chính sách BHYT là của toàn xã hội, đã hỗ trợ tích cực cùng ngành BHXH trong chỉ đạo triển khai thực hiện. Đặc biệt các cơ sở KCB đã nhận thức về trách nhiệm cùng chung sức với Ngành BHXH để thực hiện việc chăm sóc ngày càng tốt hơn sức khỏe cho nhân dân. Qua thời gian thực hiện, chính sách BHYT, với sự kiên trì bền bỉ, chính sách BHYT đã từng bước đi vào đời sống của cộng đồng dân cư huyện Hồng Ngự, số nguời tham gia BHYT tăng dần qua các năm, đối tượng BHYT từng bước được mở rộng.

2.6.6 Vai trò của hệ thống chính trị huyện Hồng Ngự

Ban Thường vụ Huyện uỷ Hồng Ngự đã ban hành Kế hoạch số 57-KH/HU ngày 07/6/2013 thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, lãnh đạo các cấp uỷ đảng, các ngành, các cấp cụ thể hoá tổ chức thực hiện. UBND Huyện Hồng Ngự thành lập Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân do đồng chí Phó Chủ tịch huyện làm trưởng ban; xây dựng Kế hoạch số 61/KH-UBND, ngày 21/5/2013 về phát triển bảo hiểm y tế đến năm 2013; kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 09/7/2015 về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân năm 2015; kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 02/02/2016 về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2016-2020; kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/02/2017 về phát triển bảo

46

hiểm y tế toàn dân huyện Hồng Ngự giai đoạn 2017-2020; kế hoạch số 03/KH- UBND ngày 09/01/2018 về phát triển BHYT năm 2018 và kế hoạch số 46/KH- UBND ngày 12/02/2019 về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân năm 2019. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng “của việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó hệ thống chính trị, chính quyền địa phương đã thực hiện chỉ đạo đồng bộ, xuyên suốt kế hoạch phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn của huyện và xã, đây là kế hoạch quan trọng phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm đạt được mục tiêu BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Hồng Ngự.

2.7 Phân tích sự hiểu biết và khả năng tham gia BHYT của ngƣời dân

Kết quả phiếu khảo sát một số nhóm đối tượng về khả năng BHYT toàn dân tại xã

Phú Thuận B và Thị trấn Thường Thới Tiền huyện Hồng Ngự.

Bảng 2-9: Nhận định về khả năng bao phủ BHYT năm 2020

Đối tƣợng

Tổng số ngƣời trả lời

Dự báo khả năng bao phủ BHYT năm 2020 (%) của một số nhóm đối tƣợng >90% 60% - 80% <60%

Số ngƣời trả lời, tỷ lệ (%) Số

ngƣời Tỷ lệ ngƣời Số Tỷ lệ ngƣời Số Tỷ lệ

1. Người thuộc hộ gia đình

cận nghèo 120 114 95,00 6 5,00 0 0,00

2. Người thuộc hộ gia đình nông lâm, nghiệp có mức sống trung bình

200 83 41,50 94 47,00 23 11,5 3. Người thuộc hộ gia đình

buôn bán tự do 200 82 41,00 92 46,00 26 13,00

Nguồn: kết quả phiếu khảo sát, điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.9 cho thấy, đa số các nhóm đối tượng được lấy phiếu khảo sát tại xã Phú Thuận B và Thị trấn Thường Thới Tiền huyện Hồng Ngự cho rằng đến năm 2020 chỉ có hộ cận nghèo độ bao phủ trên 90%, còn lại đối tượng hộ nông, lâm, nghiệp có mức sống trung bình và hộ gia đình buôn bán tự do đạt bao phủ dưới 80%. Chỉ

47

có 13% người hộ gia đình buôn bán tự do và 11,5% người hộ hộ nông, lâm, nghiệp có mức sống trung bình cho rằng đến năm 2020 chỉ có dưới 60% tham gia BHYT.

Bảng 2-10: Kết quả phiếu khảo sát điều tra hộ gia đình

Stt

Nội dung Số ngƣời

n=120 Tỷ lệ %

1 Không biết về Luật BHYT 15 12,5

2 Biết về Luật BHYT qua đại lý, cộng tác viên xã 87 72,5 3 Biết về Luật BHYT thông qua báo, đài truyền thanh 50 41,66 4 Biết về Luật BHYT qua đối thoại, tuyên truyền tại

UBND các xã/thị trấn. 98 81,66

5 Không biết thủ tục mua BHYT hoặc không trả lời 9 10,8 6 Không biết hoặc trả lời sai về mức đóng BHYT 16 13,33 7 Trong năm tới có tiếp tục mua BHYT (đáo hạn) 118 98,33

8 Trong năm tới có mua BHYT (mua lần đầu) 97 80,83

Nguồn: kết quả phiếu khảo sát, điều tra

Bảng 2.10 cho thấy vai trò tuyên truyền chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hồng Ngự thực hiện rất tốt. Tuy nhiên còn 12,5% người chưa biết về Luật BHYT và như vậy công tác truyền thông cần tiếp tục đẩy mạnh, nhất là tăng thời lượng tuyên truyền các chuyên mục, tin bài qua hệ thống truyền thanh và phát các tờ rơi, tờ gấp trực tiếp đến người dân biết trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc tham gia BHYT. Có 98,33% số người được hỏi đồng ý tiếp tục mua BHYT khi hết hạn và có 80,83% người dân muốn tham gia BHYT).

Bảng 2-11 : Tìm hiểu lý do người dân không tham gia BHYT

Stt Nội dung Số ngƣời

n=120

Tỷ lệ %

1 Mức đóng BHYT cao, không đủ tiền đóng 35 29,2

2 Chất lượng khám, chữa bệnh không bảo đảm 15 12,5

3 Thuốc BHYT không đủ 5 4,2

4 Thủ tục khám, chữa bệnh BHYT phiền hà 17 14,2

5 Không biết để mua BHYT 3 2,5

6 Không trả lời 9 7,5

7 Khác 7 5,7

48

Bảng 2.11 cho thấy, có 29,2% phiếu khảo sát lý do không tham gia BHYT là do mức đóng tương đối cao; 12,5% cho rằng do chất lượng khám, chữa bệnh không bảo đảm, chỉ có 4,2% cho rằng thuốc không đủ phải mua nhà thuốc bên ngoài và 14,5 cho rằng do thủ tục KCB còn khó khăn khi xin chuyển tuyến trên khám bệnh.

Bảng 2-12: Kết quả phiếu khảo sát từ người bệnh

Stt Nội dung Số ngƣời

n=150 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ %

1 Không biết về Luật BHYT 19 12,66

2 BHYT cần thiết đối với người dân 147 98

3 Không biết thủ tục chuyển KCB BHYT 6 4

4 Không biết nơi đăng ký KCB ban đầu 12 8

5 Trong năm tới có mua thẻ BHYT 144 96

6 Khác 6 4

Nguồn: kết quả phiếu khảo sát, điều tra

Bảng 2.12 cho thấy, có 12,66% số người được khảo sát không biết về Luật BHYT, tuy nhiên có 98% người bệnh thấy BHYT là thật sự cần thiết, điều này cho thấy một bộ phận người dân chưa quan tâm đến quy định (Luật BHYT) mà chỉ quan tâm tới quyền lợi khi tham gia BHYT.

2.8 Đánh giá hoạt động phát triển BHYT toàn dân tại huyện Hồng Ngự 2.8.1 Những thành công đạt đƣợc 2.8.1 Những thành công đạt đƣợc

Vai trò của hệ thống chính trị huyện Hồng Ngự trong thực thi chính sách BHYT. Trên cơ sở các Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Tháp. Huyện ủy và UBND huyện Hồng Ngự bàn hành nhiều văn

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 50)