Quan điểm, mục tiêu phát triển BHYT toàn dân của huyện Hồng Ngự

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 67)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển BHYT toàn dân của huyện Hồng Ngự

3.1.1 Quan điểm

Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của nước ta, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội.

Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu KCB của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thụ hưởng chính sách BHYT để chăm sóc sức khỏe.

Bảo hiểm y tế phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng theo quy định của pháp luật, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHYT.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHYT là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, của mỗi người lao động và người dân.

3.1.2 Mục tiêu

Căn cứ mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 171-CTr/TU ngày 26/3/2013 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 47-KH/BCS ngày 03/4/2013 của Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam; Kế hoạch 157/KH-UBND ngày 24/10/2013 của UBND Tỉnh; Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 02/02/2016 của UBND huyện Hồng Ngự đề ra mục tiêu phấn đấu phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn huyện Hồng Ngự đến năm 2020.

3.1.2.1Mục tiêu chung

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHYT, phấn đấu thực hiện BHYT toàn dân; góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Xây dựng Ngành BHXH chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

59

3.1.2.2Mục tiêu cụ thể

Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%;

Khai thác và phát triển nhóm đối tượng hộ gia đình và hộ có mức sống trung bình được nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT, để đến cuối năm 2025 đạt tỷ lệ 95% dân số tham gia BHYT. Và những năm tiếp theo thực hiện tiến tới BHYT toàn dân.

3.2 Nhóm giải pháp phát triển BHYT toàn dân

3.2.1 Giải pháp về phát triển theo nhóm đối tƣợng

3.2.1.1Nhóm đối tƣợng lao động do ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động đóng BHYT.

Chỉ tiêu phấn đấu: Năm 2020 đạt 98% số người tham gia, đến năm 2022 thực hiện đạt 100%.

Giải pháp: Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tình hình thực hiện BHYT trên địa bàn, đồng thời đề xuất các giải pháp trình UBND huyện chỉ đạo để có kế hoạch khai thác lực lượng lao động tham gia bắt buộc tại các doanh nghiệp, đơn vị. Phối hợp với Phòng ao động thương binh và Xã hội, các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra đưa các doanh nghiệp chưa tham gia BHYT cho người lao động để buộc phải có nghĩa vụ tham gia BHYT.

3.2.1.2Nhóm đối tƣợng do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng BHYT.

Chỉ tiêu: Năm 2020, tiếp tục thực hiện 100% số người tham gia.

Giải pháp: Chủ động rà soát và lập danh sách tăng, giảm ngay từ đầu năm để đóng BHYT kịp thời cho đối tượng thụ hưởng.

3.2.1.3Nhóm đối tƣợng do ngân sách nhà nƣớc đóng BHYT.

Chỉ tiêu phấn đấu: Năm 2020 tiếp tục thực hiện 100% số trẻ em dưới 6 tuổi có thẻ BHYT.

Giải pháp: Phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn rà soát trẻ em đang có thẻ, hướng dẫn lập danh sách bổ sung trẻ em chưa có thẻ và giao trách nhiệm cho cán bộ xã rà soát lập danh sách tăng mới trẻ em mới sinh hàng tháng chuyển cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT kịp thời để trẻ em khám bệnh.

3.2.1.4Nhóm đối tƣợng đƣợc NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT.

60

Chỉ tiêu phấn đấu: Năm 2020 và những năm tiếp theo đạt 100% số người cận nghèo tham gia BHYT.

Giải pháp: Tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo và xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các Ngành liên quan, Đảng ủy, Mật trận tổ quốc, các đoàn thể và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện đồng bộ. Đồng thời vận động các nguồn xã hội đóng góp để hỗ trợ song song với nguồn NSNN.

Học sinh, sinh viên:

Chỉ tiêu phấn đấu : Năm 2020 đạt 100% số HSSV tham gia.

Giải pháp: Tham mưu UBND huyện giao chỉ tiêu về tỷ lệ tham gia BHYT là một trong các chỉ tiêu đánh giá thi đua cho Phòng Giáo dục Đào tạo, các nhà trường và cấp ủy địa phương trên địa bàn huyện.

Hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình

Chỉ tiêu phấn đấu: Đến năm 2020 đạt 93% số người tham gia, năm 2022 đạt 98% và tiến tới năm 2025 thực hiện BHYT toàn dân.

Một số giải pháp: Giao UBND các xã hàng năm rà soát tiêu chí từng hộ để đưa vào diện hộ gia đình có mức sống trung bình lập được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh sách, tổ chức vận động, truyên truyền thu BHYT theo hộ.

Đề nghị UBND huyện giao chỉ tiêu hàng năm địa phương vân động người dân tham gia BHYT. Đồng thời định kỳ 6 tháng, cuối năm thành lập Đoàn giám sát tình hình triển khai, thực hiện chỉ tiêu huyện giao.

BHXH huyện tổ chức ký hợp đồng và giao chỉ tiêu cho đại lý thu BHYT thuộc hệ thống Bưu điện huyện và Đại lý thu UBND cấp xã thực hiện hoàn thành chỉ tiêu giao ước hàng năm.

3.2.1.5Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Chỉ tiêu phấn đấu: Đến năm 2020 đạt trên 90% số người tham gia, đến năm 2025 tiến tới BHYT toàn dân.

Một số giải pháp: Ngoài mức miễn giảm thành viên trong hộ gia đình. Đề nghị UBND huyện và Tỉnh cân đối nguồn ngân sách, huy động các hội đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ nhóm đối tượng này mua BHYT.

61

Về phía cơ quan BHXH huyện, BHXH Tỉnh đào tạo và mở rộng đại lý thu, tăng chi phí hoa hồng để đảm bảo cho đại lý qua hệ thống Bưu điện và Đại lý thu UBND cấp xã hoạt động có hiệu quả cao.

3.2.2 Các giải pháp phát triển về chất lƣợng dịch vụ BHYT

3.2.2.1Đổi mới phƣơng pháp tổ chức làm thủ tục khám, chữa bệnh

Tạo thuận lợi cho người bệnh về hồ sơ thủ tục KCB, tiết kiệm thời gian khám bệnh. Thông qua cách thức thực hiện như: Cải cách thủ tục hành chính trong KCB, trong thanh toán chi phí KCB, tăng số bàn khám, diện tích buồng bệnh trực tiếp phục vụ người bệnh. Trang bị cơ sở vật chất và tạo không gian tại các “điểm chờ” ở các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trang bị hệ thống điện tử “lấy số - tiếp nhận hồ sơ - trả kết quả”. Lập hệ thống bảng chỉ dẫn đầy đủ, dễ hiểu tại các cơ sở y tế đảm bảo người tham gia khám bệnh có thể thực hiện theo trình tự các bước trong khi được khám bệnh mà không cần phải có nhân viên y tế hướng dẫn. Hướng dẫn thanh toán toán chi phí khám, chữa bệnh dễ dàng, thuận lợi cho người dân. Cần đổi mới phương pháp tổ chức KCB, quy trình tiếp nhận, xử lý yêu cầu khám chữa bệnh đối tượng tham gia BHYT, trong đó nêu r trình tự, thủ tục người bệnh phải thực hiện, trách nhiệm, sự phối hợp giữa các bộ phận trong dây chuyền cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám chữa bệnh.

Ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá chất lượng KCB để có giải pháp cải tiến và nâng cao chất lượng.

Bệnh viện và các trạm y tế cần thực hiện tốt việc đưa hồ sơ KCB lên cổng giám định BHYT hàng ngày để cơ quan BHXH giám định thanh toán và cấp ứng kinh phí kịp thời cho các cơ sở KCB.

3.2.2.2Nâng cao năng lực cơ sở khám, chữa bệnh BHYT

Tạo niềm tin cho người tham gia BHYT khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là hệ thống cơ sở trạm y tế tuyến xã và huyện.

Giảm số người tham gia BHYT bị nhiễm bệnh thông qua hoạt động phòng bệnh của hệ thống y tế dự phòng từ đó giảm số lượng người tham gia KCB để có điều kiện nâng cao chất lượng chữa bệnh.

62

Hiệu quả của KCB đối với từng ca bệnh đạt cao nhất được đánh giá bằng mức độ hồi phục sức khỏe của người tham gia BHYT, như: triển khai chính sách BHYT phải thực hiện từng bước và đồng bộ với việc củng cố, nâng cao chất lượng chất lượng khám chữa bệnh BHYT, giảm thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT.

Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ KCB, tăng cường chăm sóc sức khỏe người bệnh, giảm ngày điều trị một cách hợp lý.

Mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong KCB, như: tư vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh, tái khám qua điện thoại; xây dựng gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT phù hợp với túi tiền của từng nhóm đối tượng.

Đầu tư trang thiết bị, xây dựng, cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng, đảm bảo cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa vào năm 2020 để giải quyết những vấn đề sức khỏe cấp bách của cộng đồng, sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường...,các yếu tố nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe như thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường...nhằm giảm gánh nặng bệnh tật và giảm chi phí KCB của nhân dân.

Xây dựng và phát triển mạng lưới bác sỹ gia đình - Phòng khám bác sỹ gia đình cho đối tượng BHYT là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, đồng thời là cơ sở đầu tiên trong mạng lưới chuyển tuyến của hệ thống cơ sở KCB có trách nhiệm giới thiệu và chuyển tuyến người bệnh tới bác sỹ chuyên khoa hoặc bệnh viện khi có yêu cầu về chuyên môn.

Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trạm y tế xã quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm; có cơ chế khuyến khích người tham gia BHYT đăng ký KCB BHYT ban đầu tại trạm y tế nhằm giảm tải tuyến trên.

Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là bác sỹ trẻ cho y tế tuyến xã, trung ương cần ưu tiên cho các bệnh viện tuyến huyện, Trạm y tế xã.

63

Phát triển và ứng dụng dịch vụ số để cung cấp thông tin y tế, dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người dân, kết nối để mỗi cá nhân theo d i được tình hình sức khỏe, tiếp cận được hệ thống bác sỹ giỏi mọi lúc, mọi nơi.

3.2.2.3Đổi mới cơ chế tài chính, phƣơng thức thanh toán

Bảo đảm nguồn NSNN mua BHYT cho người nghèo, người thuộc diện bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác và hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng như: cận nghèo, HSSV.... Xem xét đề xuất tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí hàng năm đối với các địa phương vận động được nhiều người tham gia BHYT.

Sửa đổi, bổ sung giá dịch vụ KCB theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí; đổi mới, áp dụng phương pháp thanh toán chi trả phù hợp như: chi trả trọn gói theo “ca bệnh” hoặc theo “nhóm chẩn đoán”. Đẩy nhanh việc xây dựng và khuyến khích các cơ sở KCB thực hiện phương thức thanh toán theo nhóm chẩn đoán.

3.2.3 Giải pháp nâng cao độ bao phủ BHYT

3.2.3.1Chủ động trong công tác tham mƣu, lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật BHYT

Từ thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách BHYT trong thời gian qua, có thể thấy việc chủ động trong công tác tham mưu cho Huyện ủy, HĐND&UBND huyện và chủ động phối hợp với các Ban, ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội sẽ giúp huy động được sự vào cuộc cả hệ thống chính trị trong tổ chức và triển khai thực hiện chính sách BHYT, vì đây là chính sách có liên quan mật thiết đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại địa phương.

3.2.3.2Đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác truyền thông.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về BHYT; tuyên truyền sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT; tuyên truyền vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BHYT.

Tuyền thông về ý nghĩa, vai trò, lợi ích của chính sách BHYT đối với đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân nhằm tạo niềm tin sâu rộng trong toàn xã hội về giá trị nhân văn, tính ưu việc của chính sách BHYT.

64

Truyền thông về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia, quyền lợi được hưởng; mức đóng, phương thức đóng, sự thuận tiện trong thủ tục tham gia BHYT; truyền thông về chính sách hỗ trợ, mức hỗ trợ từ ngân sách của Trung ương và địa phương.

Tập trung tuyên truyền, vận động có trọng điểm hướng vào nhóm đối tượng hộ gia đình và hộ nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình, thông qua các hình thức như: truyền thông trực tiếp, tư vấn, đối thoại, chia từng nhóm nhỏ đến từng gia đình, khu dân cư...; phối hợp đài truyền thanh, báo chí để đăng tải các tin bài, chuyên mục, phóng sự.

Ngoài ra, truyền thông qua mạng xã hội qua hình thức Livertream trên Fanpage của ngành BHXH, các tổ chức cung ứng dịch vụ công và trên trang cá nhân, đang ngày càng kh ng định vị trí, vai trò và hiệu quả của nó trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động và người dân nói chung, đối tượng tham gia BHYT nói riêng có xu hướng thích sử dụng các thiết bị di động truy cập mạng xã hội nên việc mở rộng hình thức tuyên truyền này đáp ứng nhu cầu và thói quen của đối tượng là cần thiết.

Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra trong thực hiện chính sách BHYT là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền. Thông qua công tác này làm thay đổi nhận thức, hành động của nhiều người về vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT. Điều này không chỉ góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách An sinh xã hội, mà còn là mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.

Qua khảo sát tại 02 xã/thị trấn thuộc huyện Hồng Ngự cho thấy hơn 80,83% người dân luôn quan tâm và rất quan tâm đến chính sách BHYT, có khoảng 12,5% trong số được khảo sát chưa quan tâm đến chính sách này. Việc tiếp cận với chính sách BHYT thông qua khá nhiều kênh: 81,66% thông qua đối thoại, tuyên truyền tại UBND các xã/thị trấn; 72,5% qua nhân viên đại lý, cộng tác viên thu BHYT; 41,66% xem trên truyền hình, truyền thanh. Trong số đó có khá nhiều người được tiếp cận với chính sách BHYT thông qua cùng một lúc nhiều hình thức: báo, đài, sinh hoạt qua các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tứ đó đã mang lại hiệu quả thiết thực tác động đến nhận thức của nhân dân. Kết quả khảo sát tại xã Phú Thuận B cũng cho thấy: mong muốn nhu cầu được tham gia BHYT chiếm 80,83%. Bao

65

gồm các lý do là đề phòng ốm đau, bệnh tật; giảm chi phí khi đi khám, chữa bệnh;

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)