8. Kết cấu dự kiến của luận văn
2.4 Thực trạng phát triển chất lƣợng BHYT
2.4.1 Năng lực và mạng lƣới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT
Hiện tại trên địa bàn huyện Hồng Ngự, hệ thống khám, chữa bệnh BHYT gồm: 01 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 01 bệnh viên đa khoa cấp huyện, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trạm y tế xã và 01 Phòng khám đa khoa quân dân y, không có bệnh viện chuyên khoa. Với thực trạng hệ thống cơ sở y tế như trên không thể đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu khám và điều trị đối với người tham gia BHYT, mới chỉ điều trị các bệnh thông thường, các bệnh phức tạp yêu cầu phải điều trị chuyên khoa chưa đáp ứng được phải chuyển tuyến trên.
Bảng 2-5: Thực trạng, năng lực và trang thiết bị khám chữa bệnh BHYT đến 2019
Stt Tiêu thức Trạm y tế tuyến xã BV tuyến huyện BV tuyến Tỉnh 1 Số y bác sỹ 143 540 756 2 Số giường bệnh 475 520 700 3 Máy xét nghiệm 0 1 8 4 Xquang 0 1 9 5 Máy CT Scan 0 0 5
36 Stt Tiêu thức Trạm y tế tuyến xã BV tuyến huyện BV tuyến Tỉnh
6 Máy siêu âm 0 2 8
7 Thiết bị cộng hưởng từ 0 2 6
8 Thiết bị phẫu thuật nội soi 0 0 9
9 Các thiết bị kỹ thuật khác 80 25 1.500
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2019 của Sở Y tế Đồng Tháp)
Số liệu trên cho thấy đội ngũ bác sỹ và các trang thiết bị kỹ thuật cao chủ yếu tập trung tại Bệnh viện tuyến Tỉnh, tuyến huyện; các cơ sở y tế tuyến xã chưa được trang bị những thiết bị cần thiết để khám, chẩn đoán bằng xét nghiệm, chụp X Quang,... và đội ngũ kỹ thuật viên theo yêu cầu. Trong khi hầu hết các nhóm đối tượng tham gia BHYT có tâm lý muốn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các Bệnh viện tuyến tỉnh, dẫn đến quá tải trong thời gian qua.
Năng lực khám chữa bệnh của Bệnh viện tuyến huyện và tuyến xã chưa đáp ứng các yêu cầu điều trị kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại. Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh như trên được đánh giá là chưa đáp ứng được toàn diện về nhu cầu khám chữa bệnh của đa số đối tượng tham gia BHYT, đây là một thách thức lớn cho mục tiêu phát triển BHYT toàn dân.
2.4.2 Về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và chất lƣợng KCB
Người tham gia BHYT được đăng ký nơi khám - chữa bệnh ban đầu và được chuyển tuyến theo yêu cầu chuyên môn. BHXH tỉnh Đồng Tháp và Sở y tế thống nhất ban hành quy định các đối tượng được quyền đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu như sau:
Bảng 2-6: Nơi đăng ký KCB ban đầu theo nhóm đối tượng
Stt Nhóm đối tƣợng Nơi đăng ký
khám chữa bệnh ban đầu
1 - Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, người lao động ở các doanh nghiệp đóng tại phường, xã thuộc thành phố Cao ãnh, Đồng Tháp
- Người Cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi.
- Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Đồng Tháp (BV Tuyến Tỉnh).
37
Stt Nhóm đối tƣợng Nơi đăng ký
khám chữa bệnh ban đầu
2 - Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, người lao động ở các doanh nghiệp đóng tại phường, xã thuộc thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp
- Người dân cư trú tại phường, xã thuộc thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp
- Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Thành phố Sa Đéc (BV Tuyến Tỉnh).
- Bệnh viện tư nhân có hợp đồng KCB BHYT trên địa bàn thành phố Sa Đéc
3 - Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, người lao động ở các doanh nghiệp đóng tại các xã, thị trấn thuộc huyện Tháp Mười, Đồng Tháp
- Người dân cư trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện Tháp Mười, Đồng Tháp
Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Tháp Mười Đồng Tháp (BV Tuyến Tỉnh)
4 Các đối tượng còn lại Các bệnh viện tuyến huyện hoặc tương đương và Trạm y tế xã, phường, thị trấn (trừ 03 bệnh viện tuyến Tỉnh)
(Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Tháp)
Hầu hết người tham gia BHYT đều có nguyện vọng được đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến Tỉnh, vì tại đây tập trung đội ngũ bác sỹ có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ hơn các cơ sở khác. Nhưng nếu không thực hiện phân bổ như trên sẽ gây ra tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến Tỉnh, đồng thời chủ trương của UBND Tỉnh đồng ý cho phân ra 3 khu vực đều có Bệnh viện tuyến tỉnh để thuận lợi cho người dân cư trú trên địa bàn khu vực đó đăng ký KCB. Việc tổ chức khám, chữa bệnh cho người tham gia BHYT được các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT tiếp cận với các dịch vụ y tế, trường hợp điều kiện cơ sở y tế tuyến dưới không đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị, bệnh nhân BHYT được chấp thuận chuyển tuyến trên hoặc đến cơ sở điều trị ngoài địa bàn thuộc các tỉnh giáp ranh, bệnh viện chuyên khoa ở Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. Bênh cạnh đó, hiện nay trên địa bàn
38
Tỉnh có những Bệnh viện tư nhân hoạt động tương đối tốt như bệnh viện Tâm Trí, Thái Hòa, …có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT người dân có quyền đăng ký KCB tại các Bệnh viện này.
Tuy nhiên, do điều kiện quy mô cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng bác sỹ ... còn hạn chế dẫn đến chất lượng công tác phục vụ một số bước trong quá trình KCB chưa cao như việc làm thủ tục đăng ký, thời gian chờ đến lượt khám, nhận kết quả tương đối lâu. Bênh cạnh đó, hiện nay trên địa bàn huyện Hồng Ngự chưa có Bệnh viện tư nhân hoạt động, do vậy chưa mở rộng cơ sở khám, chữa bệnh cho người tham gia BHYT chủ động lựa chọn đăng ký khám, chữa bệnh.
2.4.3 Bao phủ về gói quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT
Thực tiễn tại huyện Hồng Ngự, quyền lợi về khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT tương đối toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn với nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng gia tăng. Hầu hết các loại thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ kỹ thuật đang được thực hành tại các bệnh viện đều thuộc phạm vi chi trả từ quỹ BHYT. Quyền lợi của người tham gia BHYT được thể hiện thông qua số liệu chi BHYT hàng năm như sau:
Bảng 2-7: Thực trạng chi phí khám chữa bệnh BHYT tại huyện Hồng Ngự
Stt Tiêu thức Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Số thẻ 104.358 112.689 121.220 108.286 2 Tổng số lượt KCB 239.981 250.859 310.036 290.215 3 Tần suất KCB 1 đối tượng/năm 2,30 2,23 2,56 2,68 4 Tổng Quỹ BHYT 48.833 60.002 74.570 75.920 5 Tổng chi KCB BHYT (trđ) 35.955 50.395 67.920 68.550 6 Cân đối quỹ (4)-(5)/(trđ) 12.878 9.607 6.650 7.370
7 Tổng chi/số thẻ (1000đ) 344 447 560 633
8 Mức chi bình quân/lượt
KCB (1000đ) 150 201 219 236
39
Tổng chi quỹ BHYT hàng năm đều tăng, do đó cân đối quỹ từ năm 2016/tổng chi phí KCB BHYT đến nay thường xuyên có kết dư (khoảng 16,38%) cho thấy Quỹ BHYT luôn luôn đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho mọi đối tượng theo cơ chế hiện hành. Tầng suất KCB BHYT 01 người trong năm cũng tương đối cao và tăng dần từ 2,3 lần/năm 2016, đến năm 2019 là 2,68 lần/năm. Mức chi bình quân cho 01 lượt khám chữa bệnh năm 2019 tăng 1,6 lần so với năm 2016 cho thấy khi giá dịch vụ y tế tăng, các chi phí cho một lượt khám chữa bệnh tăng lên theo yêu cầu chuyên môn y tế, người tham gia BHYT luôn được quỹ BHYT đảm bảo chi trả. Mức chi bình quân cho một lượt khám chữa bệnh tăng lên còn cũng phản ánh chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cân đối quỹ BHYT có xu hướng giảm dần, nguyên nhân còn một số sơ khám chữa bệnh còn lạm dụng quỹ khám chữa bệnh không đúng quy định như kéo dài ngày nằm viện những bệnh thông thường, một số y, bác sỹ lập hồ sơ bệnh án khống để tư lợi chiếm dụng thuốc vật tư y tế…
Hình 2-3:Tình hình cân đối quỹ BHYT tại huyện Hồng Ngự (Tr đồng).
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BHXH tỉnh Đồng Tháp)
2.4.4 Thực trạng công tác tổ chức KCB và chất lƣợng dịch vụ BHYT
Hàng năm, BHXH tỉnh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo BHXH huyện, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, xã thực hiện ký hợp đồng KCB BHYT đảm bảo kịp thời
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
48.833 60.002 74.570 75.920 35.955 50.395 67.920 68.550 12.878 9.607 6.650 7.370
40
KCB cho người có BHYT ngay từ đầu năm. Về cơ bản, các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh BHYT đúng quy trình, từ bước tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ BHYT, lập thủ tục đăng ký khám, thực hiện chẩn đoán theo chuyên môn kỹ thuật, cấp phát thuốc, thanh toán và trả kết quả trên hệ thống KCB điện tử tập trung tại bộ phận một cửa, tạo điều kiện cho người dân KCB không phải mất nhiều thời gian chờ đợi như những năm trước đây. Các dịch cung cấp thực phẩm, nước uống, vệ sinh ... tại các cơ sở thực hiện tương đối tốt. Hiện nay, 100% cơ sở y tế đề sử dụng dịch vụ thuê ngoài đối với hoạt động này do vậy chất lượng và thời gian đảm bảo, đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh.
Tóm lại: Thực trạng chất lượng BHYT được xem xét trên các khía cạnh đó là: Năng lực KCB của các cơ sở y tế tham gia dịch vụ BHYT, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và chất lượng KCB, mức độ bao phủ về chi phí KCB cho thấy trên địa bàn huyện Hồng Ngự cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và nguồn nhân lực chưa đáp ứng toàn diện nhu cầu sử dụng dịch vụ BHYT của người dân, hệ thống cơ sở y tế tham gia dịch vụ BHYT chưa được mở rộng để người tham gia BHYT được quyền chủ động lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ. Thực hiện thanh toán chi phí KCB đầy đủ, đúng quy định, nguồn quỹ thường xuyên có kết dư đảm bảo sẵn nguồn tài chính sẵn sàng chi trả cho người tham gia BHYT. Mặt khác công tác tổ chức KCB, thủ tục BHYT tại cơ sở KCB tuy được cải cách đáng kể nhưng vẫn còn một số khâu phục vụ chưa được người tham gia BHYT hài lòng.
2.5 Thực thi chính sách phát triển BHYT toàn dân
Để kịp thời triển khai Luật BHYT Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07 tháng 9 năm 2009 về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 509-CV/TU ngày 20 tháng 10 năm 2009 về việc thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã ban hành Hướng dẫn số 100-HD/BTGTU ngày 22 tháng 01 năm 2010 để hướng dẫn các cấp uỷ, chính quyền các cấp triển khai, quán triệt Chỉ thị 38-CT/TW. UBND Tỉnh ban hành Công văn số 506/VPUBND-VX ngày 17 tháng 9 năm 2009 về hướng dẫn
41
thực hiện Luật BHYT. Sở Y tế có Công văn số 551/SYT ngày 05 tháng 8 năm 2009 để hướng dẫn triển khai Luật BHYT và chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện Chương trình 527/CTr-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, đưa khám chữa bệnh ban đầu về tại cơ sở, quy định chuyển tuyến; quy định về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở KCB; tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt giá viện phí các dịch vụ kỹ thuật bổ sung áp dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh; quyết định các danh mục kỹ thuật vượt tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thực hiện mua thuốc, VTYT theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TTLT-BYT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập; Sở Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Tỉnh xây dựng Chương trình phối hợp thực hiện chính sách BHYT, thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh, chấn chỉnh kịp thời các tồn tại tại cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT. Đồng thời định kỳ tổ chức rà soát, đánh giá kết quả triển khai cơ chế, lộ trình BHYT toàn dân để có những điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời nhằm đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra.
2.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động BHYT tại huyện Hồng Ngự 2.6.1 Điều kiện tự nhiên 2.6.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Huyện Hồng Ngự nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp,
tiếp giáp với tỉnh Preyveng Campuchia; Phía Nam giáp huyện Tân Hồng; Phía Đông giáp Thị xã Hồng Ngự; Phía Tây giáp Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, cách con Sông Tiền nằm trên tuyến đường thủy Quốc tế Sông Tiền đi Campuchia, tuyến ĐT 841 (kết nối với tuyến Quốc lộ 30) nối liền thành phố Cao Lãnh với thị xã Hồng Ngự và cửa khẩu Thường Phước, là vị thế đối trọng với khu kinh tế biên giới Tân Châu - Vĩnh Xương tỉnh An Giang, vị trí trên đã tạo cho huyện Hồng Ngự có điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế cửa khẩu, giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện, tỉnh bạn và quốc tế. Huyện Hồng Ngự có đường biên giới tiếp giáp tỉnh Preyveng - nước bạn Campuchia dài hơn 18 km.Tổng diện tích tự
42
nhiên toàn huyện là 209,63 km2, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, dân số năm 2019 là 120.571 nhân khẩu, mật độ dân số 575 người/km²; huyện Hồng Ngự có địa hình phức tạp nhất trong tỉnh, các gò đồng và lung bầu xen kẻ nhau với hệ thống sông ngòi chằng chịt, giữa Sông Tiền và Sông Hậu có 02 Cù lao dân cư tập trung sinh sống chiếm ½ dân số của huyện, người dân đi lại phải qua phà, đò gặp nhiều khó khăn cách trở; tuy về mặt địa giới không thuận lợi nhưng huyện Hồng Ngự nằm cửa ngõ giữa 02 con Sông Tiền và Sông Hậu ưu đãi nguồn lợi thủy sản hàng năm vào mùa nước như cá linh, cá kết, cá hô và các loài cá nước ngọt từ Sông MêKông đổ về đây là những đặc sản vào mùa nước nổi của huyện Hồng Ngự từ tháng 6-11 hàng năm, với lượng phù sa tự nhiên từ 02 con Sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lúa và hoa màu, giao thông thủy và nghề nuôi trồng thủy sản như cá tra, cá basa, cá hô, các lóc…; là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và xuất khẩu.
Khí hậu: huyện Hồng Ngự nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xính đạo
quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí tượng có sự phân bố theo mùa r rệt: Mùa mưa từ tháng 5-9 trùng với gió mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau trùng với mùa gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao khoảng 270
C. lượng mưa trung bình từ 1.350 đến 4.000 mm, tổng giờ nắng 1.796 giờ/năm, độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, trung bình là 93%, rất thích hợp cho sự phát triển cây lúa và hoa màu.
Nguồn nước:Nằm ở hạ lưu châu thổ Sông Mê Kông, huyện Hồng Ngự chịu
ảnh hưởng của chế độ dòng chảy sông Mê Kông và chế độ mưa trong khu vực,