8. Kết cấu dự kiến của luận văn
2.8.4 Những biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế
Về hệ thống chính trị: Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ thống chính trị từ huyện đến các xã, thị trấn vào cuộc quyết liệt để chỉ đạo triển khai thực hiện thường xuyên việc phát triển BHYT tại địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội. Song song đó, UBND huyện ban hành quyết định, kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển từng nhóm đối tượng tham gia BHYT cho các xã, thị trấn để đánh giá xếp loại các tiêu chí thi đua đạt được hàng năm, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp pháp luật về BHYT, xem công tác tuyên truyền là nhiệm vụ của tất cả hệ thống chính trị, trong đó xác định vai trò quan trọng của ngành y tế và
55
ngành BHXH từ Trung ương đến địa phương, truyên truyền nhằm để mỗi người dân hiểu và tự giác tham gia BHYT.
Hỗ trợ mức đóng BHYT từ nguồn NSNN để tăng tỷ lệ bao phủ BHYT. Hiện nay, người thuộc hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông lâm nghiệp có mức sống trung bình và hộ buôn bán tự do còn khoảng 10% chưa tham gia BHYT. Vì vậy Chính phủ và địa phương cần có đề án hỗ trợ nâng mức đóng BHYT cho nhóm đối tượng này, vì những người này dù không nghèo, nhưng vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn đáng kể khi mua BHYT và tiếp cận dịch vụ y tế.
Cần khẩn trương đầu tư xây dựng mới số lượng Phòng khám bệnh trên địa bàn các xã Cù Lao, mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT phù hợp với túi tiền của từng nhóm đối tượng; phát triển mạng Phòng khám bác sỹ gia đình cho đối tượng BHYT, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển tuyến người bệnh tới bệnh viện khi có yêu cầu về chuyên môn; có chính sách thu hút nguồn nhân lực cho y tế tuyến xã.
Để đảm bảo an toàn và phát triển quỹ BHYT. Nhà nước cần quy định mức đóng BHYT linh hoạt cho từng nhóm đối tượng, nhất là người thuộc hộ gia đình buôn bán tự do. Đồng thời, áp dụng các biện pháp cưởng chế tham gia BHYT bắt buộc trong khu vực lao động phi chính thức: Chính phủ ban hành quy định về chế tài xử lý vi phạm Luật BHYT và nâng mức phạt đối với người không chấp hành pháp luật BHYT. Từ đó có thể giảm thiểu nguy cơ lựa chọn ngược trong chính sách BHYT, tối đa hóa mức đóng BHYT và giảm gian lận, lạm dụng quỹ BHYT. Tuy Nghị định của Chính phủ quy định chế tài đối với các vi phạm về BHYT đã được ban hành nhưng mức phạt còn quá thấp để có thể tăng cường cưỡng chế quy định về BHYT.
Về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, ngành y tế cần đa dạng các loại hình dịch vụ, trong đó có giường bệnh dịch vụ với nhiều khung giá theo quy định của nhà nước để người bệnh có sự lựa chọn, không phân biệt giàu nghèo, khám thường hay dịch vụ. Đồng thời xây dựng gói quyền lợi BHYT phù hợp với mức đóng BHYT, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo cân đối quỹ và sự bền vững của chính sách BHYT.
56
Việc tổ chức KCB, các bệnh viện phải phục vụ tốt người bệnh khâu tiếp nhận và đăng ký thủ tục khám bệnh, đầu tư trang bị hệ thống tiếp nhận hồ sơ KCB điện tử, lập các bảng chỉ dẫn đầy đủ, dễ hiểu để người khám bệnh tự biết hướng đi đến các phòng, khoa khám bệnh mà không cần phải có nhân viên y tế hướng dẫn; bố trí thêm các bàn ghế tại điểm chờ, hướng dẫn thanh toán toán chi phí KCB dễ dàng, thuận lợi cho người dân, tránh tình trạng chen lấn, chờ đợi gây phiền hà cho người bệnh.
Về thanh tra, kiểm tra: Sở Y tế là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực BHYT phải tăng cường vai trò, trách nhiệm trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT về hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT theo Chỉ thị 10/CT-BYT ngày 09/09/2019. Đồng thời, chỉ đạo các Cơ sở khám bệnh tự kiểm tra phòng chống hành vi lạm dụng, gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế tại các cơ sở KCB, nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các Thông tư điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Phối hợp với BHXH chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra khám bệnh, chữa bệnh BHYT; đấu thầu, cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các Cơ sở KCB thuộc quyền quản lý; kịp thời phát hiện các hành vi lạm dụng, gian lận, trục lợi quỹ BHYT, báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về BHYT.
Tóm tắt chƣơng 2
Huyện Hồng ngự tỉnh Đồng Tháp có ưu điểm về tự nhiên và nguồn lực, tuy có mặt thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, hạn chế cho phát triển BHYT toàn dân. Trong những năm qua, hệ thống chính trị của huyện Hồng Ngự đã tập trung huy động các nguồn lực để phát triển BHYT toàn dân. Tuy đã có những thành tựu quan trọng đạt được, nhưng nhìn chung công tác phát triển BHYT trên địa bàn huyện chưa tương xứng với tiềm năng của huyện và chưa đồng đều giữa các khu vực thị trấn và nông thôn.
Do đó, vấn đề đặt ra là cần đánh giá một cách toàn diện về quá trình phát triển BHYT toàn dân dựa vào chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT của các cơ sở y tế tuyến xã và tuyến huyện, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người tham gia
57
BHYT được tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu; đẩy mạnh đầu tư và mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, tăng cường đội ngũ bác sỹ về tuyến cơ sở; đổi mới hình thức truyền thông tập trung vào đối tượng hộ gia đình buôn bán tự do và hộ nông lâm nghiệp có mức sống trung bình để nâng tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân bền vững; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và các đơn vị, doanh nghiệp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị huyện Hồng Ngự trong thực thi chính sách BHYT tại địa phương; tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực BHYT. Đồng thời tổng kết, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực thi chính sách BHYT trên địa bàn quản lý của địa phương để từ đó định hướng và đề ra các giải pháp phát triển BHYT toàn diện đối với địa phương là hết sức quan trọng. Qua đó, kiến nghị HĐND, UBND cac cấp và các Bộ, ngành xem xét sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế trong thực thi chính sách, pháp luận BHYT tại địa phương.
58
Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TẠI HUYỆN
HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP