Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 62 - 63)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

2.8.3Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Hệ thống chính trị của địa phương một số nơi chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT một cách quyết liệt, chưa đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT. Điều này dẫn đến các địa phương thiếu chủ động trong mở rộng đối tượng, chưa đưa chỉ tiêu bao phủ BHYT cụ thể vào nghị quyết hay chương trình hành động của từng xã, thị trấn. Hiện nay, mỗi địa phương có cách thực hiện khác nhau và không nhất quán trong xử lý các vấn đề liên quan.

Các văn hướng dẫn thực hiện về BHYT của các Bộ, Ngành thường xuyên sửa đổi, tính ổn định chưa cao nhất là sau khi triển khai thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT còn nhiều vấn đề bất cập chưa được quy định rõ, nên khó khăn trong triển khai thực hiện.

Công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng, trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp nên nhận thức, hiểu biết về lợi ích chính sách BHYT của người dân còn hạn chế. (Theo số liệu từ 120 phiếu khảo sát điều tra chọn mẫu có 12,5% hộ buôn bán tự do và hộ nông lâm, nghiệp có mức sống trung bình, 12,66% người bệnh chưa biết về Luật BHYT; có 13,33% người bệnh không biết hoặc trả lời sai về mức đóng BHYT).

Tính tuân thủ pháp luật về tham gia BHYT, đặc biệt là ở các doanh nghiệp tìm cách né tránh, không ký hợp đồng lao động và đóng BHYT cho người lao động, tuy nhiên các chế tài xử phạt hiện nay chỉ ở mức phạt hành chính chưa đủ mạnh để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Chính phủ hỗ trợ mức đóng BHYT 70% cho người cận nghèo, 30% cho người có mức sống trung bình có thể không đảm bảo có khả năng tham gia BHYT, vì đây

54

là nhóm yếu thế trong xã hội và còn chiếm tỷ lệ cao trong dân số, dẫn đến nguy cơ rơi vào bẩy đói nghèo do chi phí y tế lớn.

Sự tiếp cận dịch vụ y tế của người tham gia BHYT chưa đáp ứng nhu cầu, đội ngũ y - bác sĩ (nhất là bác sĩ) còn thiếu, chất lượng KCB tuyến xã và huyện còn hạn chế và chưa mang lại sự hài lòng của người bệnh, nên ảnh hưởng đến việc vận động người dân tham gia BHYT.

Cơ chế kiểm soát đấu thầu, mua sắm, quản lý giá thuốc hiện nay còn lỏng lẻo, thiếu minh bạch, dẫn đến có sự chênh lệch bất hợp lý về giá thuốc giữa bệnh viện công lập, tình trạng tồn đọng thuốc – vật tư y tế hết hạn sử dụng tại các bệnh viện, trạm y tế, gây lãng phí quỹ BHYT.

Việc thanh kiểm tra, giám sát trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Tình hình thế giới diễn biến nhiều phức tạp, nhất là ảnh hưởng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó phát triển nhóm đối tượng lao động bắt buộc trong các doanh nghiệp tư nhân sẽ không thuận lợi.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 62 - 63)