8. Kết cấu dự kiến của luận văn
3.2.1.5 Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
Chỉ tiêu phấn đấu: Đến năm 2020 đạt trên 90% số người tham gia, đến năm 2025 tiến tới BHYT toàn dân.
Một số giải pháp: Ngoài mức miễn giảm thành viên trong hộ gia đình. Đề nghị UBND huyện và Tỉnh cân đối nguồn ngân sách, huy động các hội đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ nhóm đối tượng này mua BHYT.
61
Về phía cơ quan BHXH huyện, BHXH Tỉnh đào tạo và mở rộng đại lý thu, tăng chi phí hoa hồng để đảm bảo cho đại lý qua hệ thống Bưu điện và Đại lý thu UBND cấp xã hoạt động có hiệu quả cao.
3.2.2 Các giải pháp phát triển về chất lƣợng dịch vụ BHYT
3.2.2.1Đổi mới phƣơng pháp tổ chức làm thủ tục khám, chữa bệnh
Tạo thuận lợi cho người bệnh về hồ sơ thủ tục KCB, tiết kiệm thời gian khám bệnh. Thông qua cách thức thực hiện như: Cải cách thủ tục hành chính trong KCB, trong thanh toán chi phí KCB, tăng số bàn khám, diện tích buồng bệnh trực tiếp phục vụ người bệnh. Trang bị cơ sở vật chất và tạo không gian tại các “điểm chờ” ở các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trang bị hệ thống điện tử “lấy số - tiếp nhận hồ sơ - trả kết quả”. Lập hệ thống bảng chỉ dẫn đầy đủ, dễ hiểu tại các cơ sở y tế đảm bảo người tham gia khám bệnh có thể thực hiện theo trình tự các bước trong khi được khám bệnh mà không cần phải có nhân viên y tế hướng dẫn. Hướng dẫn thanh toán toán chi phí khám, chữa bệnh dễ dàng, thuận lợi cho người dân. Cần đổi mới phương pháp tổ chức KCB, quy trình tiếp nhận, xử lý yêu cầu khám chữa bệnh đối tượng tham gia BHYT, trong đó nêu r trình tự, thủ tục người bệnh phải thực hiện, trách nhiệm, sự phối hợp giữa các bộ phận trong dây chuyền cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám chữa bệnh.
Ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá chất lượng KCB để có giải pháp cải tiến và nâng cao chất lượng.
Bệnh viện và các trạm y tế cần thực hiện tốt việc đưa hồ sơ KCB lên cổng giám định BHYT hàng ngày để cơ quan BHXH giám định thanh toán và cấp ứng kinh phí kịp thời cho các cơ sở KCB.
3.2.2.2Nâng cao năng lực cơ sở khám, chữa bệnh BHYT
Tạo niềm tin cho người tham gia BHYT khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là hệ thống cơ sở trạm y tế tuyến xã và huyện.
Giảm số người tham gia BHYT bị nhiễm bệnh thông qua hoạt động phòng bệnh của hệ thống y tế dự phòng từ đó giảm số lượng người tham gia KCB để có điều kiện nâng cao chất lượng chữa bệnh.
62
Hiệu quả của KCB đối với từng ca bệnh đạt cao nhất được đánh giá bằng mức độ hồi phục sức khỏe của người tham gia BHYT, như: triển khai chính sách BHYT phải thực hiện từng bước và đồng bộ với việc củng cố, nâng cao chất lượng chất lượng khám chữa bệnh BHYT, giảm thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT.
Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ KCB, tăng cường chăm sóc sức khỏe người bệnh, giảm ngày điều trị một cách hợp lý.
Mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong KCB, như: tư vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh, tái khám qua điện thoại; xây dựng gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT phù hợp với túi tiền của từng nhóm đối tượng.
Đầu tư trang thiết bị, xây dựng, cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng, đảm bảo cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa vào năm 2020 để giải quyết những vấn đề sức khỏe cấp bách của cộng đồng, sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường...,các yếu tố nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe như thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường...nhằm giảm gánh nặng bệnh tật và giảm chi phí KCB của nhân dân.
Xây dựng và phát triển mạng lưới bác sỹ gia đình - Phòng khám bác sỹ gia đình cho đối tượng BHYT là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, đồng thời là cơ sở đầu tiên trong mạng lưới chuyển tuyến của hệ thống cơ sở KCB có trách nhiệm giới thiệu và chuyển tuyến người bệnh tới bác sỹ chuyên khoa hoặc bệnh viện khi có yêu cầu về chuyên môn.
Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trạm y tế xã quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm; có cơ chế khuyến khích người tham gia BHYT đăng ký KCB BHYT ban đầu tại trạm y tế nhằm giảm tải tuyến trên.
Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là bác sỹ trẻ cho y tế tuyến xã, trung ương cần ưu tiên cho các bệnh viện tuyến huyện, Trạm y tế xã.
63
Phát triển và ứng dụng dịch vụ số để cung cấp thông tin y tế, dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người dân, kết nối để mỗi cá nhân theo d i được tình hình sức khỏe, tiếp cận được hệ thống bác sỹ giỏi mọi lúc, mọi nơi.
3.2.2.3Đổi mới cơ chế tài chính, phƣơng thức thanh toán
Bảo đảm nguồn NSNN mua BHYT cho người nghèo, người thuộc diện bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác và hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng như: cận nghèo, HSSV.... Xem xét đề xuất tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí hàng năm đối với các địa phương vận động được nhiều người tham gia BHYT.
Sửa đổi, bổ sung giá dịch vụ KCB theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí; đổi mới, áp dụng phương pháp thanh toán chi trả phù hợp như: chi trả trọn gói theo “ca bệnh” hoặc theo “nhóm chẩn đoán”. Đẩy nhanh việc xây dựng và khuyến khích các cơ sở KCB thực hiện phương thức thanh toán theo nhóm chẩn đoán.
3.2.3 Giải pháp nâng cao độ bao phủ BHYT
3.2.3.1Chủ động trong công tác tham mƣu, lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật BHYT
Từ thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách BHYT trong thời gian qua, có thể thấy việc chủ động trong công tác tham mưu cho Huyện ủy, HĐND&UBND huyện và chủ động phối hợp với các Ban, ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội sẽ giúp huy động được sự vào cuộc cả hệ thống chính trị trong tổ chức và triển khai thực hiện chính sách BHYT, vì đây là chính sách có liên quan mật thiết đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại địa phương.
3.2.3.2Đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác truyền thông.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về BHYT; tuyên truyền sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT; tuyên truyền vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BHYT.
Tuyền thông về ý nghĩa, vai trò, lợi ích của chính sách BHYT đối với đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân nhằm tạo niềm tin sâu rộng trong toàn xã hội về giá trị nhân văn, tính ưu việc của chính sách BHYT.
64
Truyền thông về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia, quyền lợi được hưởng; mức đóng, phương thức đóng, sự thuận tiện trong thủ tục tham gia BHYT; truyền thông về chính sách hỗ trợ, mức hỗ trợ từ ngân sách của Trung ương và địa phương.
Tập trung tuyên truyền, vận động có trọng điểm hướng vào nhóm đối tượng hộ gia đình và hộ nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình, thông qua các hình thức như: truyền thông trực tiếp, tư vấn, đối thoại, chia từng nhóm nhỏ đến từng gia đình, khu dân cư...; phối hợp đài truyền thanh, báo chí để đăng tải các tin bài, chuyên mục, phóng sự.
Ngoài ra, truyền thông qua mạng xã hội qua hình thức Livertream trên Fanpage của ngành BHXH, các tổ chức cung ứng dịch vụ công và trên trang cá nhân, đang ngày càng kh ng định vị trí, vai trò và hiệu quả của nó trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động và người dân nói chung, đối tượng tham gia BHYT nói riêng có xu hướng thích sử dụng các thiết bị di động truy cập mạng xã hội nên việc mở rộng hình thức tuyên truyền này đáp ứng nhu cầu và thói quen của đối tượng là cần thiết.
Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra trong thực hiện chính sách BHYT là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền. Thông qua công tác này làm thay đổi nhận thức, hành động của nhiều người về vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT. Điều này không chỉ góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách An sinh xã hội, mà còn là mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
Qua khảo sát tại 02 xã/thị trấn thuộc huyện Hồng Ngự cho thấy hơn 80,83% người dân luôn quan tâm và rất quan tâm đến chính sách BHYT, có khoảng 12,5% trong số được khảo sát chưa quan tâm đến chính sách này. Việc tiếp cận với chính sách BHYT thông qua khá nhiều kênh: 81,66% thông qua đối thoại, tuyên truyền tại UBND các xã/thị trấn; 72,5% qua nhân viên đại lý, cộng tác viên thu BHYT; 41,66% xem trên truyền hình, truyền thanh. Trong số đó có khá nhiều người được tiếp cận với chính sách BHYT thông qua cùng một lúc nhiều hình thức: báo, đài, sinh hoạt qua các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tứ đó đã mang lại hiệu quả thiết thực tác động đến nhận thức của nhân dân. Kết quả khảo sát tại xã Phú Thuận B cũng cho thấy: mong muốn nhu cầu được tham gia BHYT chiếm 80,83%. Bao
65
gồm các lý do là đề phòng ốm đau, bệnh tật; giảm chi phí khi đi khám, chữa bệnh; do tuổi cao, sức khỏe yếu và sự giới thiệu của người thân. Như vậy, qua công tác tuyên truyền bà con đã hiểu được mục đích của BHYT từ đó thay đổi nhận thức và tự giác tham gia. Cũng theo kết quả khảo sát trên địa bàn 02 xã, có đến 54,6% người được hỏi cho rằng để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHYT cần tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu về chính sách BHYT; 75% cho rằng nhà nước tiếp tục hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng như hộ cận nghèo, học sinh- sinh viên, hộ có thu nhập trung bình; 65,8% cần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và 10,5% cần có nhiều đại lý bán BHYT hơn.
3.2.3.3Cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu và cấp thẻ BHYT
Trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã cam kết với Chính phủ với quyết tâm thực hiện cải cách thủ tục giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động và người dân đã và đang đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng sự hài lòng từ phía người lao động, người dân và doanh nghiệp. Do đó, giai đoạn 2020-2025, ngành BHXH cần tiếp tục rà soát, bãi bỏ một số thành phần hồ sơ, thủ tục tham gia BHYT; đẩy mạnh ứng dụng giao dịch hồ sơ điện tử trong đăng ký tham gia BHYT, cấp thẻ BHYT, điều chỉnh thông tin, thay đổi nơi khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người lao động và người dân lựa chọn hình thức giao dịch điện tử qua dịch vụ công trực tuyến của Ngành BHXH và Cổng dịch vụ công của Chính phủ, không phải mất thời gian đi lại, chờ đợi, nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Đồng thời triển khai thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử; duy trì việc việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” của huyện và trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích mà tổ chức, cá nhân không phải trả phí giao dịch.
3.2.3.4Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám định y tế.
Ủy ban nhân dân Tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước các cấp về BHYT tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn Tỉnh, huyện.
66
Thanh tra ngành BHXH tăng cường hơn nữa công tác thanh tra chuyên ngành về pháp luật BHYT, đồng thời chủ động phối hợp với Cơ quan thanh tra Sở Y tế, Sở ao động - Thương binh và Xã hội, thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan đến việc chấp hành pháp luật về BHYT.
Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, phương pháp và quy trình giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT và thực hiện giám định kết hợp giữa giám định chủ động tại các cơ sở y tế và giám định điện tử trên địa bàn Tỉnh, huyện.
Thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt theo quy định, xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT.
3.2.4 Các giải pháp khác
Nghiên cứu đánh giá về tác động của BHYT với tài chính y tế, hiểu biết và tự nguyện tham gia BHYT, sự hài lòng của người bệnh BHYT, phân tích chi phí - hiệu quả các dịch vụ y tế,.. phục vụ cho xây dựng chính sách và cải thiện cách thức tổ chức thực hiện BHYT.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về: Các phương thức thanh toán, BHYT theo hộ gia đình, các loại hình BHYT khác, mô hình tổ chức hệ thống quản lý và thực hiện BHYT.
Tóm tắt chƣơng 3
Phát triển BHYT toàn dân huyện Hồng Ngự phải đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh BHYT đối với người tham gia BHYT, bao gồm các vấn đề như: hoàn thiện việc đầu tư các trạm y tế tuyến xã và Trung tâm y tế (bệnh viện) tuyến huyện; hoàn thiện gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ BHYT chi trả phù hợp với mức đóng và điều kiện kinh tế, đảm bảo thuốc chữa bệnh BHYT với giá cả phù hợp, mở rộng mô hình bác sĩ tham gia khám, chữa bệnh BHYT, cải tiến quy định về chuyển tuyến phù hợp với bệnh tật, nâng cao y đức và chất lượng KCB; hoàn thiện liên thông hệ thống KCB để giảm thủ tục hành chính, tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thực hiện BHYT; phát huy trách nhiệm các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội trong
67
việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tham gia BHYT để tiến tới BHYT toàn dân.
Ngoài giải pháp về chỉ tiêu và số lượng cụ thể theo nhóm đối tượng. Giải pháp cơ bản để phát triển BHYT toàn dân huyện Hồng Ngự là cần phải làm tốt công tác truyền thông linh hoạt, nâng cao nhận thức phòng bệnh cho mọi người dân mà đặt biệt là 02 đối tượng hiện nay tham gia BHYT đạt thấp là hộ gia đình buôn bán tự do và hộ nông lâm, nghiệp có mức sống trung bình biết tầm quan trọng của BHYT trong đời sống, bên cạnh đó Chính phủ và địa phương phải ưu tiên nguồn NSNN để hỗ trợ mức đóng BHYT cho 02 nhóm đối tượng này tham gia bền vững hơn.
Với những nhóm giải pháp viết trong luân văn là tiền đề để huyện Hồng Ngự có thể thực hiện nhanh phát triển BHYT hướng đến BHYT toàn dân trong giai đoạn 2020 - 2025.
3.3 Một số kiến nghị, đề xuất 3.3.1 Về cơ chế chính sách 3.3.1 Về cơ chế chính sách
Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về BHYT, như: văn bản quy