Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 76)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

3.3Một số kiến nghị, đề xuất

3.3.1 Về cơ chế chính sách

Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về BHYT, như: văn bản quy phạm pháp luật thiếu thống nhất, chưa xác định được hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT thuộc loại hình hợp đồng nào (hợp đồng kinh tế hay hợp đồng dân sự dẫn tới khó xử lý trong trường hợp vi phạm). Nghiên cứu quy định mức đóng cho tương xứng với mức hưởng; cần có biện pháp quản lý cũng như chế tài kiểm soát người đi KCB nhiều lần, nhiều nơi; còn tình trạng chỉ định quá mức cần thiết dịch vụ y tế…

Nghiên cứu sửa đổi cơ chế phát triển đối tượng hộ gia đình và hộ có mức sống trung bình tham gia BHYT toàn dân mang tính bền vững; nâng mức quyền lợi cho hộ gia đình được hưởng 95% khi đi KCB đúng tuyến; Nhà nước đảm bảo nguồn quỹ BHYT đáp ứng yêu cầu KCB của người dân.

Đề nghị Chính phủ tiếp tục sửa đổi tiêu chí quy định hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình cho phụ hợp với thực tiễn.

3.3.2 Về mức hỗ trợ đóng BHYT và cách thức tham gia BHYT

Để tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2025 và bền vững cho những năm tiếp theo. Chính phủ nâng mức hỗ trợ cho các đối tượng sau:

68

Hộ cận nghèo từ 70% hiện nay lên 90% thực hiện từ đầu năm 2021 phần còn lại giao cho địa phương tự cân đối ngân sách.

Hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình từ 30% hiện nay lên 70% thực hiện từ đầu năm 2021 phần còn lại giao cho ngân sách địa phương. Vì những đối tượng này dù chưa nghèo nhưng vẫn đang đối mặt với những khó khăn đáng kể khi mua BHYT và tiếp cận các dịch vụ y tế.

Học sinh, sinh viên từ 40% hiện nay lên 70% thực hiện từ đầu năm 2021 phần còn lại giao cho địa phương tự cân đối ngân sách.

Nghiên cứu, đề xuất nâng mức giảm tỷ lệ phần trăm của các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình và có cơ chế hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT cho người lao động tự do.

3.3.3 Về nâng cao chất lƣợng khám bệnh - chữa bệnh BHYT

Đề nghị Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành liên quan hướng dẫn thực hiện rõ hơn quy trình chuyên môn, phác đồ điều trị, chỉ định điều trị, đặc biệt là các chỉ định về cận lâm sàng.

Triển khai thực hiện đa dạng hóa gói dịch vụ BHYT; đa dạng hóa gói quyền lợi các chế độ BHYT theo các nhóm bệnh tật với mức đóng, hưởng khác nhau để người bệnh có sự lựa chọn.

Nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình “phòng khám bác sỹ gia đình”, phòng khám tư nhân gắn với quyền lợi người tham gia BHYT nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến trên.

Hoàn thiện hệ thống KCB điện tử từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn. Đồng thời triển khai mô hình dịch vụ KCB từ xa nhằm đảm bảo giãn cách xã hội trong phòng chống dịch Covid 19, giảm chi phí và thời gian cho người bệnh giữa tuyến trên - tuyến dưới, nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng KCB của các cơ sở y tế tuyến dưới.

Đề nghị BHXH Việt Nam phối hợp với các bộ ngành liên quan hoàn thiện hệ thống giám định điện tử và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT; tiến tới ứng dụng thẻ BHYT điện tử tích hợp thông tin KCB tạo điều kiện thuận lợi người dân trong việc khám và điều trị bệnh.

69

3.3.4 Về thanh tra, kiểm tra

Kiến nghị Thanh tra Chính phủ tăng cường thanh tra chuyên đề diện rộng việc sử dụng quỹ BHYT, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao y tế, việc đấu thầu thuốc chữa bệnh đối với Bệnh viện tuyến Trung ương, đồng thời kiểm tra, xác minh nội dung liên quan tại một số cơ sở y tế thuộc Bộ và địa phương.

Đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế hằng năm có kế hoạch thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực BHYT trên địa bàn Tỉnh đối với các tổ chức cá nhân có liên quan đến BHYT, cụ thể:

Thanh tra việc thực hiện quy định về đối tượng, mức đóng, phương thức đóng và mức hưởng của người tham gia BHYT.

Thanh tra việc thực hiện quy định về tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; việc ký hợp, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT và giám định thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Thanh tra việc thực hiện quy định về thanh toán chi phí KCB giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với cơ sở y tế; việc thực hiện quy định về thanh toán trực tiếp chi phí KCB giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và người tham gia BHYT.

Qua đó, kịp thời phát hiện các bất cập trong cơ chế quản lý chính sách và pháp luật BHYT, những tồn tại, vướng mắc trong quản lý sử dụng quỹ KCB BHYT, giám định BHYT, tạm ứng và thanh quyết toán chi phí thanh toán BHYT… Để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khắc phục, phát hiện các sai phạm, xác định tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

70

KẾT LUẬN

1. Về hệ thống chính trị và sự tác động của xã hội.

Thực hiện đề án này thể hiện quyết tâm từng bước tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân theo nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước; BHYT là trụ cột của chính sách an sinh xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Các cơ quan ban hành chính sách pháp luật về BHYT, cơ quan tổ chức thực hiện, UBND các các cấp thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn vai trò của mình trong thực hiện pháp luật về BHYT, đảm bảo mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Đối với mỗi cá nhân, khi tham gia BHYT là thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT; xem việc tham gia BHYT là một cách thức dự phòng rủi ro về tài chính khi ốm đau bệnh tật có tính ổn định và đảm bảo, giảm gánh nặng chi tiêu từ tiền túi cá nhân, tránh rơi vào bẫy nghèo đói do chi phí y tế. Đối với các doanh nghiệp, khi buộc phải nghiêm túc thực hiện mua BHYT cho người lao động theo quy định sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động, khắc phục được một trong những nguyên nhân phát sinh đình công, lãn công, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thiệt hại về vật chất và tác động bất lợi đến môi trường đầu tư.

2. Hiệu quả kinh tế cho nhà nƣớc và ngƣời dân thụ hƣởng.

Hiệu quả kinh tế cho nhà nước và người dân thụ hưởng: Việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT sẽ đảm bảo nguồn thu của Quỹ BHYT, là cơ sở quan trọng để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Từ thực tiễn cho thấy, khi số người tham gia ở quy mô lớn, quỹ BHYT đảm bảo hầu hết nhu cầu KCB của người dân, cân đối được thu chi thì đây vừa là điều kiện vừa là cách thức để điều chỉnh chính sách viện phí, chính sách phân bổ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước, theo mục tiêu thay vì đầu tư cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang đầu tư cho người hưởng lợi mà trong trường hợp này là người tham gia BHYT. Với người lao động và người dân khi tham gia BHYT họ có được sự đảm bảo về tài chính khi bản thân hoặc người thân ốm đau, họ yên tâm làm việc, góp phần làm năng suất và hiệu quả lao động tăng. Đối với nhóm đối tượng hộ gia đình buôn bán tự do khi tham gia BHYT có thể sẽ là gánh nặng đối với gia đình nhưng họ yên tâm nếu chẵng mai ốm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

71

đau thì được quỹ BHYT chi trả thấp nhất từ 80% chi phí dịch vụ y tế; nếu họ thuộc hộ cận nghèo sẽ được nhà nước hỗ trợ toàn bộ hay một phần mức đóng, hoặc ít nhất là 90% mức đóng theo quy định của nhà nước.

Đối với hệ thống khám chữa bệnh: Nguồn kinh phí do quỹ BHYT thanh toán sẽ ngày càng tăng theo mức độ mở rộng đối tượng tham gia BHYT và mức độ mở rộng phạm vi quyền lợi. Tỷ trọng kinh phí do quỹ BHYT thanh toán hiện đến 80% tổng dự toán được UBND Tỉnh giao. Tỷ trọng này ngày càng tăng, cùng với việc đổi mới phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT sẽ tạo điều kiện để giám sát chi phí hiệu quả trong khám chữa bệnh thông qua quỹ BHYT.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hiến pháp (2013) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [2] Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30/6/1989.

[3] Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1 xuất bản năm 1995 - trang 151. [4] Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008.

[5] Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

[6] Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới.

[7] Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009.

[8] Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Đao an Hương, Kari . Hurt và Hernan . Fuenzalida-Puelma. 2014

[9] Tetsuo Fukawa, Public Health Insuarance in Japan, World Bank Institute, Washington, D.C. 2002.

[10] Tran Van Tien, Hoang Thi Phuong, Inke Mathauer and Nguyen Thi Kim Phuong (8/2011) “A health financing review of Viet Nam with a focus on social health insurance”

[11] Đặng Thị Kim Loan (2009), Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh lộ trình thực hiện BHYT toàn dân tại tỉnh Khánh Hòa

[12] Tống Thị Song Hương, Trần Văn Tiến và các cộng sự của Bộ Y tế (2011) “Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”

[13] Tạp chí Khoa học số 121, trang 151 – 156.

[14] Phạm ương Sơn (2012), Phân tích thực trạng việc đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập tại các địa phương

[15] Nghị quyết số 21 ngày 22/11/2012 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHYT, BHXH giai đoạn 2012-2020.

[16] Quyết định số 538/QĐ ngày 29/03/2013 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm y tê toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.

[17] Phan Văn Toàn, ộ trình/Chiến lược tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012- 2015 và 2020, Tài liệu Hội thảo tập huấn “Tìm hiểu các chiến lược tăng cường tiếp

73

cận thuốc cứu mạng” do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) tổ chức ngày 27 - 28/8/2013.

[18] Thông tin chuyên đề: “Bảo hiểm y tế toàn dân, thực trạng và kiến nghị”. Trung tâm thông tin khoa học thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội – tháng 10/2013.

[19] Nghị quyết số 68/2013/QH13 về “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật

về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”, được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013. [20] Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008.

[21] Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh. [22] Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

[23] Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng chính về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2016- 2020.

[24] Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT và Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 595/QĐ-BHXH. [25] Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

[26] Nghị Định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của uật Bảo hiểm y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[27] Chỉ thị số 10/CT-BYT ngày 09/09/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường phòng chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

74

[29] Báo cáo tổng kết năm 2015 đến 2019 của Bảo hiểm xã hội huyện Hồng Ngự [30] Báo cáo tổng kết năm 2015 đến 2019 của UBND huyện Hồng Ngự.

[31] Báo cáo tổng kết năm 2015 đến 2019 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. [32] Báo cáo tổng kết năm 2015 đến 2019 của Sở Y tế Đồng Tháp.

[33] Báo cáo tổng kết năm 2015 đến 2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

[34] Quy chế số 1374/QC-BYT-BHXH ngày 03/09/2020 phối hợp giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp pháp luật về BHYT.

75

PHỤ LỤC

XÁC ĐỊNH CỠ MẪU VÀ THÔNG TIN KHẢO SÁT ĐIỀU TRA

(Bổ sung dữ liệu cho đề tài )

I. Xác định cỡ mẫu điều tra:

Chọn mẫu: Mỗi xã, thị trấn lấy ngẫu nhiên các tổ khảo sát số hộ gia đình buôn bán tự do và hộ nông lâm nghiệp có mức sống trung bình của các khóm, ấp trong các xã, thị trấn

+ Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu Chủ hộ các hộ gia đình sẵn sàng hợp tác với điều tra viên, đủ khả năng đáp ứng các nội dung của phiếu điều tra. Các thành viên trong hộ gia đình thuộc thị trấn Thường Thới Tiền, xã Thường Phước 1, Phú Thuận B trên địa bàn huyện Hồng Ngự.

Thời điểm thực hiện: tháng 05/5/2020 đến 10/6/2020

+ Cỡ mẫu nghiên cứu: Mẫu của hộ gia đình được tính theo nghiên cứu mô tả:

p: là giả thiết tỷ lệ hộ gia đình có thẻ BHYT = 0,5. Từ đó suy ra q = (1 - p) = 0,5.

c: là độ chính xác mong muốn, lấy c = 0,045. Z: là độ tin cậy.

Với khoảng tin cậy là 95% thì Z = 1,96. Thay vào ta có n = 480.

Chọn mẫu tại các địa bàn thị trấn/xã: thị trấn Thường Thới Tiền, xã Thường Phước 1, xã Phú Thuận B đảm bảo có địa bàn nông thôn và trung tâm thi trấn, điều chỉnh tăng n >100.

Z². p. q n = c²

76

II- Mẫu phiếu khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1

Thực hiện lộ trình bảo hiểm Y tế toàn dân

Khảo sát viên:... Mã số phiếu:

Mục tiêu của bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là việc đảm bảo cho người dân được hưởng quyền lợi về chăm sóc y tế đi đôi với nghĩa vụ đóng góp và chia sẻ trách nhiệm xã hội của cá nhân, cộng đồng, người sử dụng lao động và Nhà nước góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định để phát triển đất nước.

Để thực hiện mục tiêu trên, ông/bà vui lòng cho biết những thông tin cá nhân và những ý kiến của hộ đình ông/bà theo phiếu khảo sát sau đây:

I. THÔNG TIN CHUNG

Stt Câu hỏi Trả lời

1. Hộ gia đình: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1 Tên chủ hộ:

1.2 Địa chỉ (tổ, khóm, ấp): 1.3 Điện thoại:

1.4 Email:

1.5 Số nhân khẩu của hộ gia đình ông (bà) hiện tại có bao nhiêu người

1.6 Có bao nhiêu người trên 55 tuổi (nữ); 60 tuổi (nam):

Nam: Nữ: 1.7 Thu nhập của hộ gia đình ông (bà) đ/tháng:

1.8 Tổng thu nhập bình quân/người/tháng:

2 Đại lý thu BHYT xã Phú Thuận B

2.1 Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền,

2.2 Chức vụ: Đại lý thu BHYT Phú

Thuận B

2.3 Điện thoại: 0843337775

77

II. PHẦN HỎI HỘ GIA ĐÌNH VÀ HỘ NÔNG, LÂM NGƢ NGHIỆP CÓ

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 76)