Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế của một số nƣớc trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 37)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

1.5 Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế của một số nƣớc trên thế giới

Trên thế giới, BHYT là một vấn đề không mới nhưng rất được các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu vì BHYT luôn mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. BHYT toàn dân là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia khi thực hiện chính sách BHYT.

Nhiều quốc gia khu vực châu Á đã thực hiện BHYT toàn dân từ vài năm đến vài chục năm nay với độ phủ 80-90% dân số như Nhật Bản, Thái an, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Nhật Bản: Năm 1938 Nhật Bản ban hành uật BHYT quốc gia, năm 1939 ban hành uật BHYT cho người lao động, uật BHYT cho ngư dân và đến năm 1961, Nhật Bản thực hiện BHYT cho toàn dân. Đối tượng tham gia BHYT theo quy

26

định của pháp luật Nhật Bản rất rộng, bao gồm những người làm công ăn lương, lao động tự do, nông dân và người không có nghề nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật BHYT có những quy định phù hợp dành riêng cho từng đối tượng và thực hiện theo nơi làm việc hoặc theo vị trí địa lý. Nguồn quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và tài trợ của Nhà nước.

Trách nhiệm đóng BHYT được thực hiện theo nguyên tắc mức phí đóng BHYT được chia đều, người lao động đóng 50%, chủ sử dụng lao động đóng 50%. uật BHYT Nhật Bản xác định riêng hai loại quỹ cho các đối tượng để có sự hỗ trợ cho những đối tượng yếu thế. Quỹ BHYT quốc gia áp dụng cho lao động tự do, nông dân và người không có nghề nghiệp. Nhà nước bảo trợ nhiều hơn cho loại quỹ này, vì đối tượng của quỹ thường có thu nhập thấp và không ổn định.

Hàn Quốc: Tháng 12 năm 1963 uật BHYT có hiệu lực và bắt đầu thực thi tại Hàn Quốc. Đến tháng 12 năm 1976 uật BHYT đã được sửa đổi gần như hoàn toàn. Sau khi Luật BHYT được sửa đổi và áp dụng năm 1976, đối tượng tham gia BHYT được mở rộng nhanh chóng. Nếu như năm 1977 chỉ triển khai đến các công ty, hãng lớn có từ 500 công nhân trở lên, thì đến năm 1988 đã mở rộng đến các công ty nhỏ và bước đầu thí điểm đến những người lao động tự do, sau đó không ngừng mở rộng thêm các đối tượng. Đến năm 1989, Hàn Quốc đã đạt độ bao phủ toàn dân với gần 100% người Hàn Quốc có BHYT. Thực hiện chính sách BHYT toàn dân, Hàn Quốc có điều kiện bao cấp y tế tốt hơn cho diện đối tượng dễ bị tổn thương.

Thái Lan, từ năm 1975 đến năm 2001, Chính phủ Thái an đã thực hiện BHYT cho nhóm người nghèo và nhóm người bị thiệt thòi. Đến năm 1981, Chính phủ triển khai chương trình cấp thẻ cho người có thu nhập thấp ( IC) đến những người có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 baht/tháng. Năm 1983, chương trình IC mở rộng đến những người già trên 60 tuổi. Vào năm 1993, IC được mở rộng đến trẻ em dưới 12 tuổi và các lãnh đạo tôn giáo. Với việc ngày càng mở rộng đối tượng, đến tháng 4 năm 2002 Thái an đã thực hiện thành công BHYT toàn dân.

Như vậy, có thể thấy, ở các quốc gia, luật pháp hầu hết bắt buộc thực hiện BHYT toàn dân. Tuy thời gian hoàn thành BHYT toàn dân có khác nhau, nhưng các

27

nước đều có chung những điều kiện thực hiện là GDP đạt hơn 1.500 USD/đầu người, vai trò chỉ đạo, điều hành của Nhà nước và sự tham gia của mọi đối tượng trong xã hội, hay chính là sự đảm bảo tất cả người dân nói chung đều có BHYT.

Tóm tắt chƣơng 1

Phát triển BHYT toàn dân là vấn đề quan trọng của chính sách an sinh xã hội của chính phủ. Do đó việc tổ chức thực hiện BHYT toàn dân cần phải triển khai đồng bộ trên ba phương diện về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo Tổ chức y tế thế giới, bao gồm: bao phủ về dân số, nghĩa là tỷ lệ dân số tham gia BHYT; bao phủ gói quyền lợi và mức hưởng BHYT, nghĩa là phạm vi dịch vụ y tế được đảm bảo; bao phủ về chi phí khám chữa bệnh BHYT hay mức độ được bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền túi của người tham gia BHYT.

Vấn đề nghiên cứu phát triển BHYT toàn dân là nhằm đưa chúng ta tiếp cận với hệ thống các nhóm giải pháp làm sao để mọi người dân đều tham gia BHYT. Do đó những vấn đề nghiên cứu trong chương 1 là hết sức quan trọng, là cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu chương 2 và chương 3 luận văn này.

28

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TẠI

HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)