8. Kết cấu dự kiến của luận văn
2.7 Phân tích sự hiểu biết và khả năng tham gia BHYT của ngƣời dân
Kết quả phiếu khảo sát một số nhóm đối tượng về khả năng BHYT toàn dân tại xã
Phú Thuận B và Thị trấn Thường Thới Tiền huyện Hồng Ngự.
Bảng 2-9: Nhận định về khả năng bao phủ BHYT năm 2020
Đối tƣợng
Tổng số ngƣời trả lời
Dự báo khả năng bao phủ BHYT năm 2020 (%) của một số nhóm đối tƣợng >90% 60% - 80% <60%
Số ngƣời trả lời, tỷ lệ (%) Số
ngƣời Tỷ lệ ngƣời Số Tỷ lệ ngƣời Số Tỷ lệ
1. Người thuộc hộ gia đình
cận nghèo 120 114 95,00 6 5,00 0 0,00
2. Người thuộc hộ gia đình nông lâm, nghiệp có mức sống trung bình
200 83 41,50 94 47,00 23 11,5 3. Người thuộc hộ gia đình
buôn bán tự do 200 82 41,00 92 46,00 26 13,00
Nguồn: kết quả phiếu khảo sát, điều tra
Bảng 2.9 cho thấy, đa số các nhóm đối tượng được lấy phiếu khảo sát tại xã Phú Thuận B và Thị trấn Thường Thới Tiền huyện Hồng Ngự cho rằng đến năm 2020 chỉ có hộ cận nghèo độ bao phủ trên 90%, còn lại đối tượng hộ nông, lâm, nghiệp có mức sống trung bình và hộ gia đình buôn bán tự do đạt bao phủ dưới 80%. Chỉ
47
có 13% người hộ gia đình buôn bán tự do và 11,5% người hộ hộ nông, lâm, nghiệp có mức sống trung bình cho rằng đến năm 2020 chỉ có dưới 60% tham gia BHYT.
Bảng 2-10: Kết quả phiếu khảo sát điều tra hộ gia đình
Stt
Nội dung Số ngƣời
n=120 Tỷ lệ %
1 Không biết về Luật BHYT 15 12,5
2 Biết về Luật BHYT qua đại lý, cộng tác viên xã 87 72,5 3 Biết về Luật BHYT thông qua báo, đài truyền thanh 50 41,66 4 Biết về Luật BHYT qua đối thoại, tuyên truyền tại
UBND các xã/thị trấn. 98 81,66
5 Không biết thủ tục mua BHYT hoặc không trả lời 9 10,8 6 Không biết hoặc trả lời sai về mức đóng BHYT 16 13,33 7 Trong năm tới có tiếp tục mua BHYT (đáo hạn) 118 98,33
8 Trong năm tới có mua BHYT (mua lần đầu) 97 80,83
Nguồn: kết quả phiếu khảo sát, điều tra
Bảng 2.10 cho thấy vai trò tuyên truyền chính sách BHYT trên địa bàn huyện Hồng Ngự thực hiện rất tốt. Tuy nhiên còn 12,5% người chưa biết về Luật BHYT và như vậy công tác truyền thông cần tiếp tục đẩy mạnh, nhất là tăng thời lượng tuyên truyền các chuyên mục, tin bài qua hệ thống truyền thanh và phát các tờ rơi, tờ gấp trực tiếp đến người dân biết trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc tham gia BHYT. Có 98,33% số người được hỏi đồng ý tiếp tục mua BHYT khi hết hạn và có 80,83% người dân muốn tham gia BHYT).
Bảng 2-11 : Tìm hiểu lý do người dân không tham gia BHYT
Stt Nội dung Số ngƣời
n=120
Tỷ lệ %
1 Mức đóng BHYT cao, không đủ tiền đóng 35 29,2
2 Chất lượng khám, chữa bệnh không bảo đảm 15 12,5
3 Thuốc BHYT không đủ 5 4,2
4 Thủ tục khám, chữa bệnh BHYT phiền hà 17 14,2
5 Không biết để mua BHYT 3 2,5
6 Không trả lời 9 7,5
7 Khác 7 5,7
48
Bảng 2.11 cho thấy, có 29,2% phiếu khảo sát lý do không tham gia BHYT là do mức đóng tương đối cao; 12,5% cho rằng do chất lượng khám, chữa bệnh không bảo đảm, chỉ có 4,2% cho rằng thuốc không đủ phải mua nhà thuốc bên ngoài và 14,5 cho rằng do thủ tục KCB còn khó khăn khi xin chuyển tuyến trên khám bệnh.
Bảng 2-12: Kết quả phiếu khảo sát từ người bệnh
Stt Nội dung Số ngƣời
n=150
Tỷ lệ %
1 Không biết về Luật BHYT 19 12,66
2 BHYT cần thiết đối với người dân 147 98
3 Không biết thủ tục chuyển KCB BHYT 6 4
4 Không biết nơi đăng ký KCB ban đầu 12 8
5 Trong năm tới có mua thẻ BHYT 144 96
6 Khác 6 4
Nguồn: kết quả phiếu khảo sát, điều tra
Bảng 2.12 cho thấy, có 12,66% số người được khảo sát không biết về Luật BHYT, tuy nhiên có 98% người bệnh thấy BHYT là thật sự cần thiết, điều này cho thấy một bộ phận người dân chưa quan tâm đến quy định (Luật BHYT) mà chỉ quan tâm tới quyền lợi khi tham gia BHYT.