Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 62)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

2.8.2Những tồn tại, hạn chế

Vai trò của hệ thống chính trị của các xã, thị trấn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, trình độ hiểu biết chính sách BHYT còn hạn chế đến thực thi các quy định và chính sách thiếu hiệu quả, thiếu đồng bộ. Vai trò, trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn trong triển khai, thực hiện chính sách pháp luật BHYT chưa được quan tâm đúng mức, còn trông chờ sự chỉ đạo của cấp trên, chưa đưa chỉ tiêu bao phủ BHYT cụ thể vào chường trình hành động, kế hoạch hàng năm của từng xã, thị trấn để triển khai thực hiện. Điều này dẫn đến các địa phương thiếu sự chủ động trong việc mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHYT dẫn đến tỷ lệ bao phủ BHYT ở một số xã đạt thấp và chưa đồng đều.

Công tác phối hợp tuyên truyền, vận động giữa các ban, ngành và UBND các xã, thị trấn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, hình thức và nội dung tuyên truyền chưa được đổi mới, cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền ở xã, thị trấn thiếu về số lượng, yếu về kỹ năng; mạng lưới đại lý, cộng tác viên làm công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT thiếu tính chuyên nghiệp nên tính thuyết phục và hiệu quả chưa cao; vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền chính sách BHYT. Điều đó ảnh hưởng đến việc phát triển BHYT trên địa bàn huyện.

Tỷ lệ bao phủ BHYT tuy còn ít, nhưng đây là một thách thức không nhỏ, bởi đó là những người có thu nhập thấp và không ổn định thuộc thị trường lao động tự do, nhận thức người dân về lợi ích tham gia BHYT còn hạn chế, thường khi có bệnh mới tham gia đi ngược lại nguyên tắt chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT.

Về bao phủ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Huyện Hồng Ngự là huyện biên giới còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế và hạ tầng cơ sở còn hạn chế, từ năm 2017 đến 2019 số lượng cơ sở y tế trên địa bàn huyện không tăng do chưa được đầu tư mở rộng cơ sở y tế của nhà nước, bên cạnh đó các cơ sở y tế tư nhân cũng chưa được đưa vào tham gia khám, chữa bệnh BHYT, do chưa đủ điều kiện và tiêu chuẩn của ngành y tế quy định. Mặt khác, Phòng khám bệnh tư nhân còn ngán ngại cơ chế quyết toán tiền khám chữa bệnh BHYT nên chưa mạnh dạn tham gia.

52

Về phát triển quỹ BHYT. Tuy Quỹ BHYT có tăng qua các năm nhưng không bền vững, bởi các nguyên nhân gây bội chi quỹ đó là: tình trạng “lựa chọn ngược” tức là người có bệnh mới tham gia, làm giảm tính chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT, ảnh hưởng đến cân bằng quỹ BHYT; các bệnh đòi hỏi chi phí cao như suy thận, suy tim…có xu hướng gia tăng nhưng mức đóng BHYT còn thấp. Mặt khác, việc lạm dụng quỹ BHYT vẫn còn phổ biến, chỉ định thuốc và các dịch vụ kỹ thuật không cần thiết gây lãng phí đến quỹ khám bệnh. Quản lý đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế hiện nay hiệu quả chưa cao, có sự chênh lệch bất hợp lý về một số thuốc tại bệnh viện cao hơn bệnh viện khác trong tỉnh gây lãng phí quỹ BHYT.

Về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và quyền lợi của người tham gia BHYT: Gói quyền lợi của người tham gia BHYT còn thấp nên người bệnh chưa được hưởng đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến hiện nay; tình trạng thiếu thuốc cục bộ thường xuyên ở một số trạm y tế, người bệnh phải mua thuốc bên ngoài gây bứt xúc cho người bệnh. Mức đóng BHYT hiện nay còn thấp trong khi giá thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật khám, chữa bệnh BHYT có xu hướng tăng hàng năm. Do vậy chưa có sự cân bằng giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng.

Công tác tổ chức KCB và chất lượng dịch vụ BHYT: Việc tiếp nhận hồ sơ, đăng ký thủ tục ban đầu ở bệnh viện còn làm thủ công, sự đón tiếp của bệnh viện chưa được tận tình chu đáo; chưa có hệ thống chỉ dẫn trình tự khám bệnh theo yêu cầu chuyên môn, người bệnh phải nhờ sự hướng dẫn của nhân viên y tế làm mất nhiều thời gian chờ đợi của người bệnh. Việc trả kết quả và chỉ định điều trị thực hiện riêng lẻ từng khoa khám bệnh chưa thực hiện tập trung tại “một cửa”, người bệnh phải thanh toán tại quầy nên chen lấn đợi chờ lâu. Việc chăm sóc, khám bệnh và điều trị cho người có thẻ BHYT chưa được trú trọng; trang thiết bị, vật tư y tế còn hạn chế, thái độ phục vụ của một số y, bác sĩ còn kém. Đây là một trong những rào cản, thách thức trong công tác phát triển BHYT toàn dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật BHYT chưa được các ngành quản lý chức năng nhà nước phối hợp thực hiện thường xuyên, chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra chưa đạt hiệu cầu; việc phát hiện các hành vi gian lận, trục lợi quỹ khám bệnh BHYT còn ít và đề nghị xử lý với mức độ hành

53

chính hoặc nhắc nhỡ rút kinh nghiệm. Do đó tình trạng lạm dụng và trục lội quỹ BHYT vẫn còn phổ biến.

Nhân sự làm công tác giám định BHYT của huyện thiếu về số lượng và chất lượng. Trong khi đó nhiệm vụ giám định hồ sơ KCB BHYT tại cơ sở y tế phải là Bác sĩ mới nắm được chuyên môn phản biện hồ sơ, bệnh án điều trị đúng hay sai để đảm bảo quyền lợi cho người dân và hạn chế tình hình lạm dụng quỹ BHYT phổ biến hiện nay tại các bệnh viện nói chung.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 62)