Đánh giá hoạt động phát triển BHYT toàn dân tại huyện Hồng Ngự

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 57)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

2.8 Đánh giá hoạt động phát triển BHYT toàn dân tại huyện Hồng Ngự

2.8.1 Những thành công đạt đƣợc

Vai trò của hệ thống chính trị huyện Hồng Ngự trong thực thi chính sách BHYT. Trên cơ sở các Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Tháp. Huyện ủy và UBND huyện Hồng Ngự bàn hành nhiều văn bản chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp ủy đảng và UBND các xã, thị trấn tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc các văn bản của cấp trên về công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT. Đổi mới công tác truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT, nâng cao nhận thức của nhân dân về trách nhiệm và quyền lợi trong việc tham gia BHYT; xem việc phát triển đối tượng tham gia BHYT là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội của địa phương.

49

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước từ đó UBND Huyện chỉ đạo 03 ngành quan trọng gồm: Phòng Y tế, Phòng ao động - TBXH, Phòng Giáo dục và Đào tạo giúp UBND huyện theo d i, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT của các xã, thị trấn. Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện thực hiện các giải pháp liên quan đến BHYT đối với các nhóm đối tượng, trọng tâm là nhóm đối tượng cận nghèo, học sinh - sinh viên, hộ gia đình buôn bán tự do, hộ nông lâm nghiệp có mức sống trung bình và người lao động trong các doanh nghiệp.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện và các tổ chức chính trị - xã hội Huyện, Đảng ủy các xã, thị trấn lãnh đạo công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức tích cực tham gia BHYT; chủ động vận động các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, các mạnh thường quân hỗ trợ mua BHYT cho các đối tượng khó khăn.

Về hoạt động thông tin, truyền thông chính sách BHYT được các ban, ngành, đoàn thể huyện và UBND các xã, thị trấn phối hợp triển khai phố biến sâu rộng đến tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phát huy lực lượng đại lý và cộng tác viên tổ chức tuyên tuyền, vận động bằng nhiều hình thức xem đây là khâu quan trọng, đột phá để phát triển đối tượng tham gia BHYT toàn dân trên địa bàn huyện.

Luật BHYT được Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2014 cho thấy từng bước đi vào cuộc sống người dân. Tỷ lệ bao phủ BHYT tăng hằng năm, nếu như năm 2015 tỷ lệ bao phủ đạt 65,42% thì đến hết năm 2019 đạt 89,81% dân số, tương đương bình quân chung cả nước là 89,98%. Đây là bước tiến đáng kể để tiến tới BHYT toàn dân tại huyện Hồng Ngự với tỷ lệ đạt trên 95% vào năm 2025.

Độ bao phủ các cơ sở y tế hiện nay trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, bên cạnh đó Bệnh viện huyện được đầu tư xây dựng mới, mở thêm một số chuyên khoa dịch vụ và mở rộng quy mô giường bệnh, đội ngũ bác sĩ trẻ được quan tâm tăng cường về tuyến cơ sở, cơ bản giải quyết những khó khăn trong thời gian qua.

Quỹ bảo hiểm y tế trong giai đoạn 2017 – 2019 có kết dư hằng năm, do tỷ lệ bao phủ BHYT tăng nhanh và mức đóng BHYT được gia tăng theo mức lương cơ sở của chính phủ quy định, bình quân hàng năm tăng 7.788 triệu đồng, tương đương

50

25,87%, đảm bảo nguồn kinh phí cho cơ sở y tế trên địa bàn huyện hoạt động khám và điều trị cho người dân, người lao động.

Về gói quyền lợi của người tham gia BHYT, Luật BHYT qua nhiều lần kiến nghị sửa đổi, bổ sung, đến nay thực tiễn cho thấy quyền lợi người tham gia BHYT được từng bước mở rộng. Hầu hết các loại thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ kỹ thuật điều trị cho người bệnh đều thuộc phạm vi nguồn kinh phí BHYT chi trả. Thực tế trong những năm qua có nhiều trường hợp bệnh nhân chẩn đoán bệnh lý cơ tim, suy tim, suy thận, tai nạn lao động v.v…điều trị nội trú trong năm được quỹ BHYT chi trả lên đến hàng tỷ đồng, cho thấy chính sách BHYT giúp cho người dân khi bị ốm đau thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Công tác tổ chức KCB và chất lượng dịch vụ BHYT. về cơ bản, các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh BHYT có sự linh hoạt từ bước tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, lập thủ tục khám bệnh, chẩn đoán và điều trị từng bước được nâng lên, cấp phát thuốc, thanh toán chi phí KCB và trả kết quả được rút ngắn thời gian cho người bệnh.

Về tổ chức thực hiện BHYT của cơ quan BHXH, luôn chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể Huyện tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của BHXH Tỉnh, kế hoạch của UBND Huyện về phát triển đối tượng tham gia BHYT đảm bảo đạt tiến độ chỉ tiêu theo từng năm. Đồng thời tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp triển khai thực hiện; đề xuất, kiến nghị BHXH Tỉnh, Huyện ủy và UBND huyện để kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi chính sách pháp luật BHYT. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện chế độ BHYT, cấp phát thẻ BHYT kịp thời cho người dân khám bệnh. Thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ BHYT và thanh toán chi phí khám, chửa bệnh BHYT đảm bảo quyền lợi, kịp thời cho người thụ hưởng, hạn chế thấp nhất phiền hà cho người dân.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra chính sách BHYT trên địa bàn huyện được các ngành chức năng phối hợp kiểm tra hàng năm, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thanh toán chi chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại bệnh viện và các trạm y tế, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.

51

2.8.2 Những tồn tại, hạn chế

Vai trò của hệ thống chính trị của các xã, thị trấn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, trình độ hiểu biết chính sách BHYT còn hạn chế đến thực thi các quy định và chính sách thiếu hiệu quả, thiếu đồng bộ. Vai trò, trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn trong triển khai, thực hiện chính sách pháp luật BHYT chưa được quan tâm đúng mức, còn trông chờ sự chỉ đạo của cấp trên, chưa đưa chỉ tiêu bao phủ BHYT cụ thể vào chường trình hành động, kế hoạch hàng năm của từng xã, thị trấn để triển khai thực hiện. Điều này dẫn đến các địa phương thiếu sự chủ động trong việc mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHYT dẫn đến tỷ lệ bao phủ BHYT ở một số xã đạt thấp và chưa đồng đều.

Công tác phối hợp tuyên truyền, vận động giữa các ban, ngành và UBND các xã, thị trấn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, hình thức và nội dung tuyên truyền chưa được đổi mới, cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền ở xã, thị trấn thiếu về số lượng, yếu về kỹ năng; mạng lưới đại lý, cộng tác viên làm công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT thiếu tính chuyên nghiệp nên tính thuyết phục và hiệu quả chưa cao; vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền chính sách BHYT. Điều đó ảnh hưởng đến việc phát triển BHYT trên địa bàn huyện.

Tỷ lệ bao phủ BHYT tuy còn ít, nhưng đây là một thách thức không nhỏ, bởi đó là những người có thu nhập thấp và không ổn định thuộc thị trường lao động tự do, nhận thức người dân về lợi ích tham gia BHYT còn hạn chế, thường khi có bệnh mới tham gia đi ngược lại nguyên tắt chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT.

Về bao phủ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Huyện Hồng Ngự là huyện biên giới còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế và hạ tầng cơ sở còn hạn chế, từ năm 2017 đến 2019 số lượng cơ sở y tế trên địa bàn huyện không tăng do chưa được đầu tư mở rộng cơ sở y tế của nhà nước, bên cạnh đó các cơ sở y tế tư nhân cũng chưa được đưa vào tham gia khám, chữa bệnh BHYT, do chưa đủ điều kiện và tiêu chuẩn của ngành y tế quy định. Mặt khác, Phòng khám bệnh tư nhân còn ngán ngại cơ chế quyết toán tiền khám chữa bệnh BHYT nên chưa mạnh dạn tham gia.

52

Về phát triển quỹ BHYT. Tuy Quỹ BHYT có tăng qua các năm nhưng không bền vững, bởi các nguyên nhân gây bội chi quỹ đó là: tình trạng “lựa chọn ngược” tức là người có bệnh mới tham gia, làm giảm tính chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT, ảnh hưởng đến cân bằng quỹ BHYT; các bệnh đòi hỏi chi phí cao như suy thận, suy tim…có xu hướng gia tăng nhưng mức đóng BHYT còn thấp. Mặt khác, việc lạm dụng quỹ BHYT vẫn còn phổ biến, chỉ định thuốc và các dịch vụ kỹ thuật không cần thiết gây lãng phí đến quỹ khám bệnh. Quản lý đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế hiện nay hiệu quả chưa cao, có sự chênh lệch bất hợp lý về một số thuốc tại bệnh viện cao hơn bệnh viện khác trong tỉnh gây lãng phí quỹ BHYT.

Về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và quyền lợi của người tham gia BHYT: Gói quyền lợi của người tham gia BHYT còn thấp nên người bệnh chưa được hưởng đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến hiện nay; tình trạng thiếu thuốc cục bộ thường xuyên ở một số trạm y tế, người bệnh phải mua thuốc bên ngoài gây bứt xúc cho người bệnh. Mức đóng BHYT hiện nay còn thấp trong khi giá thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật khám, chữa bệnh BHYT có xu hướng tăng hàng năm. Do vậy chưa có sự cân bằng giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng.

Công tác tổ chức KCB và chất lượng dịch vụ BHYT: Việc tiếp nhận hồ sơ, đăng ký thủ tục ban đầu ở bệnh viện còn làm thủ công, sự đón tiếp của bệnh viện chưa được tận tình chu đáo; chưa có hệ thống chỉ dẫn trình tự khám bệnh theo yêu cầu chuyên môn, người bệnh phải nhờ sự hướng dẫn của nhân viên y tế làm mất nhiều thời gian chờ đợi của người bệnh. Việc trả kết quả và chỉ định điều trị thực hiện riêng lẻ từng khoa khám bệnh chưa thực hiện tập trung tại “một cửa”, người bệnh phải thanh toán tại quầy nên chen lấn đợi chờ lâu. Việc chăm sóc, khám bệnh và điều trị cho người có thẻ BHYT chưa được trú trọng; trang thiết bị, vật tư y tế còn hạn chế, thái độ phục vụ của một số y, bác sĩ còn kém. Đây là một trong những rào cản, thách thức trong công tác phát triển BHYT toàn dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật BHYT chưa được các ngành quản lý chức năng nhà nước phối hợp thực hiện thường xuyên, chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra chưa đạt hiệu cầu; việc phát hiện các hành vi gian lận, trục lợi quỹ khám bệnh BHYT còn ít và đề nghị xử lý với mức độ hành

53

chính hoặc nhắc nhỡ rút kinh nghiệm. Do đó tình trạng lạm dụng và trục lội quỹ BHYT vẫn còn phổ biến.

Nhân sự làm công tác giám định BHYT của huyện thiếu về số lượng và chất lượng. Trong khi đó nhiệm vụ giám định hồ sơ KCB BHYT tại cơ sở y tế phải là Bác sĩ mới nắm được chuyên môn phản biện hồ sơ, bệnh án điều trị đúng hay sai để đảm bảo quyền lợi cho người dân và hạn chế tình hình lạm dụng quỹ BHYT phổ biến hiện nay tại các bệnh viện nói chung.

2.8.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Hệ thống chính trị của địa phương một số nơi chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT một cách quyết liệt, chưa đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT. Điều này dẫn đến các địa phương thiếu chủ động trong mở rộng đối tượng, chưa đưa chỉ tiêu bao phủ BHYT cụ thể vào nghị quyết hay chương trình hành động của từng xã, thị trấn. Hiện nay, mỗi địa phương có cách thực hiện khác nhau và không nhất quán trong xử lý các vấn đề liên quan.

Các văn hướng dẫn thực hiện về BHYT của các Bộ, Ngành thường xuyên sửa đổi, tính ổn định chưa cao nhất là sau khi triển khai thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT còn nhiều vấn đề bất cập chưa được quy định rõ, nên khó khăn trong triển khai thực hiện.

Công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng, trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp nên nhận thức, hiểu biết về lợi ích chính sách BHYT của người dân còn hạn chế. (Theo số liệu từ 120 phiếu khảo sát điều tra chọn mẫu có 12,5% hộ buôn bán tự do và hộ nông lâm, nghiệp có mức sống trung bình, 12,66% người bệnh chưa biết về Luật BHYT; có 13,33% người bệnh không biết hoặc trả lời sai về mức đóng BHYT).

Tính tuân thủ pháp luật về tham gia BHYT, đặc biệt là ở các doanh nghiệp tìm cách né tránh, không ký hợp đồng lao động và đóng BHYT cho người lao động, tuy nhiên các chế tài xử phạt hiện nay chỉ ở mức phạt hành chính chưa đủ mạnh để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Chính phủ hỗ trợ mức đóng BHYT 70% cho người cận nghèo, 30% cho người có mức sống trung bình có thể không đảm bảo có khả năng tham gia BHYT, vì đây

54

là nhóm yếu thế trong xã hội và còn chiếm tỷ lệ cao trong dân số, dẫn đến nguy cơ rơi vào bẩy đói nghèo do chi phí y tế lớn.

Sự tiếp cận dịch vụ y tế của người tham gia BHYT chưa đáp ứng nhu cầu, đội ngũ y - bác sĩ (nhất là bác sĩ) còn thiếu, chất lượng KCB tuyến xã và huyện còn hạn chế và chưa mang lại sự hài lòng của người bệnh, nên ảnh hưởng đến việc vận động người dân tham gia BHYT.

Cơ chế kiểm soát đấu thầu, mua sắm, quản lý giá thuốc hiện nay còn lỏng lẻo, thiếu minh bạch, dẫn đến có sự chênh lệch bất hợp lý về giá thuốc giữa bệnh viện công lập, tình trạng tồn đọng thuốc – vật tư y tế hết hạn sử dụng tại các bệnh viện, trạm y tế, gây lãng phí quỹ BHYT.

Việc thanh kiểm tra, giám sát trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Tình hình thế giới diễn biến nhiều phức tạp, nhất là ảnh hưởng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó phát triển nhóm đối tượng lao động bắt buộc trong các doanh nghiệp tư nhân sẽ không thuận lợi.

2.8.4 Những biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế

Về hệ thống chính trị: Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ thống chính trị từ huyện đến các xã, thị trấn vào cuộc quyết liệt để chỉ đạo triển khai thực hiện thường xuyên việc phát triển BHYT tại địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội. Song song đó, UBND huyện ban hành quyết định, kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển từng nhóm đối tượng tham gia BHYT cho các xã, thị trấn để đánh giá xếp loại các tiêu chí thi đua đạt được hàng năm, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp pháp luật về BHYT, xem công tác tuyên truyền là nhiệm vụ của tất cả hệ thống chính trị, trong đó xác định vai trò quan trọng của ngành y tế và

55

ngành BHXH từ Trung ương đến địa phương, truyên truyền nhằm để mỗi người dân hiểu và tự giác tham gia BHYT.

Hỗ trợ mức đóng BHYT từ nguồn NSNN để tăng tỷ lệ bao phủ BHYT. Hiện

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)