PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tổng quan tình hình thị trường dịch vụ thiết kế nhà ở trên thế giớ
Thiết kếnội thất luôn là vấn đề được quan tâm vì nó không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà mà còn thể hiện đẳng cấp, mang dấu ấn phong cách riêng của từng người. Từxa xưa, người Skara Brae đã biết dùng đá đểlàm bàn ghế, tủ, giường…cho đến người Hy Lạp và La Mã cũng biết sửdụng bình, lọ, thảm sànnhà để làm đẹp cho không gian bên trong. Cuộc cách mạng công nghiệp đã mở ra ngành thiết kế nội thất với loài người. Thiết kế nội thất đã thổi hồn cho các không gian sống và phân thành nhiều dạng thiết kế khác nhau dựa theo đối tượng mà nó áp dụng: thiết kế văn phòng, thiết kế showroom, thiết kếcửa hàng…trong đó có thiết kếnhà ở. Thiết kếnhà ở, thiết kế nội thất mô tảmột nhóm các dự án khác nhau liên quan đến sựchuyển đổi không gian nội thất thành các thiết lập hiệu quảcho phạm vi các hoạt động của con người được xảy ra ở đó.
Nhờcác nhu cầu vềthiết kếnội thất nhàở tăng nhanh nên ngành công nghiệp gỗ toàn cầu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Thị trường chếbiến gỗtoàn cầu đã tăng từ 238 tỉ USD trong năm 2012 lên 383 tỉ USD vào năm 2016 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,2%. Dựkiến sẽ tăng lên 531 tỉUSDvào năm 2020 với mức tăng trưởng hằng năm là 9,2%. Sản xuất gỗ nội thất toàn cầu đạt 450 tỉ USD trong năm 2017. Các nhà sản xuất đồ nội thất quan trọng nhất thế giới là: Trung Quốc chiếm 41%, tiếp theo là Mỹ, Đức, Italia…Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủlực, đứng thứ4 chỉ sau cà phê, thủy sản và máy móc, phụ tùng. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Theo nguồn Reuters, dự báo thị trường nhà ở Mỹ sẽ được cải thiện trong năm 2020. Số lượng nhà ở trung bình trong năm 2020 đạt 1,264 triệu đơn vị, tăng 0,6% so với năm 2019. Thị trường nhàở tăng kéo theo nhu cầu về đồnội thất tại thị trường Mỹ năm 2020.