8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2. GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
1.2.1. Giới tính
Theo Từ điển Sinh học phổ thông, Lê Đình Lƣơng định nghĩa: “Giới tính” là “tính trạng phân biệt giống đực, giống cái, thể hiện ở điểm cấu tạo trong và ngoài của cơ thể sinh vật, có những điểm khác nhau giữa giống vật đực và giống vật cái, giữa đàn ông và đàn bà. Giới tính (tính đực, cái) do cặp NST giới tính quy định” [19,tr120]. Theo Bùi Ngọc Oánh: “Giới là một tập hợp ngƣời trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau”; “Giới tính là toàn bộ những đặc điểm của con ngƣời tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ. Những đặc điểm này rất đa dạng phong phú, bao gồm những đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội” [27, tr 23,24].
Nguyễn Hữu Dũng cho rằng: “Khi nói đến giới ngƣời ta muốn dùng nó để chỉ ra rằng một con ngƣời nào đó, một cá nhân nào đó thuộc phái nam hay nữ, con khi nói
đến giới tính, ngƣời ta muốn nói đến những đặc diểm giúp phân biệt giới nam và giới nữ” [7, tr3].
Theo Nguyễn Quang Mai, Trần Trọng Thủy, Ngô Công Hoàn, Lê Thị Ngọc Lan, Trần Thị Loan, Lê Đình Tuấn: “Giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ. Giới tính có nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội” [21, tr8].
SIECUS định nghĩa giới tính bao gồm mọi khía cạnh đặc trƣng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Giới tính không chỉ là bản chất sinh dục mà còn phản ánh tính cách của con ngƣời. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, giới tính liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hƣởng tới sự phát triển nhân cách và mối quan hệ ngƣời với ngƣời và do đó có sự tác động trở lại xã hội [55].
Tóm lại: Thuật ngữ “Giới tính” đƣợc hiểu là những đặc điểm chung để phân biệt nam với nữ, giống đực và giống cái. Giới tính không chỉ là sự khác biệt về mặt sinh học mà còn phản ánh tính cách của con ngƣời vì thế nó còn bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội.
1.2.2. Giáo dục giới tính
Theo từ điển Giáo dục học của Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, thuật ngữ “giáo dục giới tính” nhằm cung cấp những hiêu biết về giới tính cho trẻ em và thanh thiếu niên, đảm bảo cho nam cũng nhƣ nữ đƣợc phát triển lạnh mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ trong lĩnh vực giới tính. Những kiến thức cơ bản về sự khác biệt về giới tính, về các đặc điểm tâm sinh lí, về các nét tính cách, hành vi khác nhau giữa nam và nữ từ tuổi mẫu giáo đến tuổi dậy thì và tuổi trƣởng thành, giúp các em có thái độ và hành vi đúng đắn về bạn khác giới, có quan hệ tình bạn chân thành trong sáng, có quan hệ tình yêu lành mạnh và có sự chuẩn bị về tâm lý, thể chất cần thiết cho việc xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc trong tâm thế làm cha mẹ đàng hoàng [10].
Theo Nguyễn Quang Mai, giáo dục giới tính đƣợc hiểu “là một quá trình hình thành nên những phẩm chất, đặc điểm, những tâm thế (tức là các chiều hƣớng tâm lý)
của nhân cách con ngƣời, quy định nên thái độ và hành vi cần thiết cho xã hội của con ngƣời đó đối với những đại diện của giới kia” [21, tr8].
Theo Nguyễn Hữu Dũng, “Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ những tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tƣ, thầm kín nhất của đời sống con ngƣời, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, giữa nam và nữ”. Mục đích của giáo dục giới tính “nhằm bồi dƣỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết về giới và giới tính, hình thành cho họ những phẩm chất giới tính của mình, hình thành ở họ thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự văn minh trong quan hệ với ngƣời khác giới và trong hoạt động đời sống xã hội” [7, tr15].
Theo Bùi Ngọc Oánh, “Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con ngƣời (thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hƣớng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng nhƣ xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển” [27, tr144].
Theo SIECUS, giáo dục giới tính là một quá trình lâu dài, thu thập thông tin, hình thành thái độ, niềm tin và giá trị [55].
Theo UNESCO, giáo dục giới tính toàn diện là một cách tiếp cận phù hợp với lứa tuổi, văn hóa thích hợp để giảng dạy về giới tính và các mối quan hệ bằng cách cung cấp một cách khoa học chính xác, thông tin thực tế, không phán xét. Giáo dục giới tính cung cấp cơ hội để khám phá những giá trị và thái độ của mình và xây dựng các kỹ năng ra quyết định, giao tiếp và giảm thiểu rủi ro về nhiều khía cạnh của tình dục [58]. Nhƣ vậy với định nghĩa này, khái niệm giáo dục giới tính toàn diện nhấn mạnh cách tiếp cận giáo dục giới tính bao gồm cung cấp đầy đủ thông tin khoa học về giới tính, kĩ năng, những giá trị kinh nghiệm bản bản thân để có thể đƣa ra những quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản của bản thân.
Tóm lại: Trong phạm vi đề tài, thuật ngữ “Giáo dục giới tính” đƣợc hiểu là một quá trình giáo dục lâu dài, đƣợc tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị
cho ngƣời đƣợc giáo dục có các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết để đƣa ra các quyết định đúng, có trách nhiệm trong các mối quan hệ giới tính và quan hệ xã hội.
1.2.3. Mục đích của giáo dục giới tính cho học sinh THCS
Theo Nguyễn Hữu Dũng, mục đích giáo dục giới tính cho học sinh ở THCS là nhằm hình thành cho hiếu niên sự hiểu biết đúng đắn về bản chất và tâm thế đạo đức trong các quan hệ qua lại giữa hai giới, hình thành ở các em nhu cầu hành động theo các tiêu chuẩn và tâm thế đó trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động. Nhƣ vậy giáo dục giới tính hƣớng vào việc làm cho thiếu niên [7]:
- Hiểu đƣợc ý nghĩa xã hội của các mối quan hệ qua lại giữa bản thân và ngƣời khác giới.
- Biết đƣợc cách giải quyết đúng đắn, hợp đạo đức các vấn đề cụ thể có liên quan đến các mối quan hệ qua lại trên.
- Kiên định trƣớc những lôi cuốn tình dục không chính đáng, phản đối thái độ không đúng đắn trong quan hệ với ngƣời khác giới.
Nhƣ vậy, mục đích của giáo dục giới tính không chỉ giới hạn trong phạm vi hiểu biết về giới và tính dục mà nó còn liên quan đến những vấn đề về tâm lý đạo đức, hình thành cho học sinh các kĩ năng để ứng phó trong các tình huống liên quan giới tính và các mối quan hệ giới tính.
Đối với bộ môn Sinh học, mục tiêu gồm các phần kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đối với mục tiêu kiến thức, mục tiêu đƣợc lƣợng hóa thành các mức độ cụ thể theo thang nhận thức của Bloom. Trong cấp học THCS, mục tiêu chủ yếu đƣợc xây dựng trên 3 mức độ trong thang đo của Bloom là biết, hiểu, vận dụng. Với mục tiêu kĩ năng, có thể đƣa ra 2 mức độ: Làm đƣợc (biết làm) và thông thạo (làm thành thạo). Đối với mục tiêu thái độ là tạo sự hình thành thói quen, tính cách con ngƣời theo mục tiêu giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện, có thể lƣợng hóa thành các từ nhƣ: Tán thành, hƣởng ứng, phản đối, bảo vệ, hợp tác [5].
Từ đặc điểm đặc thù bộ môn Sinh học và mục đích yêu cầu về giáo dục giới tính, đề tài xây dựng mục tiêu giáo dục giới tính cho cấp THCS nhƣ sau:
Kiến thức :
- Trình bày những thay đổi hình thái sinh lí cơ thể ở tuổi dậy thì. Nhận biết đƣợc các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở bản thân.
- Xác định đƣợc cấu tạo và vai trò các bộ phận của cơ quan sinh sản của nam và nữ. Vận dụng những hiểu biết về cơ quan sinh sản để giữ vệ sinh cơ thể.
- Nêu đƣợc các đặc điểm của tinh trùng và trứng, sự phóng tinh, sự rụng trứng. - Nêu đƣợc các khái niệm về hiện tƣợng kinh nguyệt, sự thụ tinh, thụ thai.
- Trình bày những điều kiện cần để trứng đƣợc thụ tinh và phát triển thành thai, từ đó nêu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Nêu đƣợc các biện pháp tránh thai và biết cách sử dụng một số biện pháp thông dụng nhƣ thuốc tránh thai, bao cao su.
- Nêu đƣợc hậu quả của việc mang thai, nạo hút thai ở tuổi vị thành niên.
- Xác định đƣợc các địa chỉ tin cậy để chia sẻ thông tin và xử lí tình huống khi gặp sự cố.
- Mô tả đƣợc các hành vi xâm hại tình dục và cách phòng tránh, vận dụng xây dựng cách ứng phó trong các tình huống giả định khi bị xâm hại.
Kĩ năng:
- Giao tiếp ứng xử lịch sự văn minh trong quan hệ với bạn bè, với ngƣời khác giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Vận dụng các kiến thức về cơ quan sinh sản để biết cách vệ sinh thân thể, đặc biệt là nữ ở tuổi dậy thì vào những ngày có kinh nguyệt.
- Vận dụng kiến thức về giới tính để biết cách xử lí, đƣa ra các quyết định đúng trong các tình huống liên quan đến sức khỏe sinh sản. Nhận dạng đƣợc các hành vi xâm hại tình dục và đƣa ra cách bảo vệ bản thân trong tình huống giả định bị xâm hại.
Thái độ:
- Thái độ tôn trọng trong các mối quan hệ với bạn bè khác giới - Thái độ có trách nhiệm trong các hành vi tính dục
- Học sinh tự ý thức về cách sống các quan hệ để phòng tránh những nguy cơ cho bản thân, tránh quan hệ tình dục ở tuổi học trò, đảm bảo tình dục an toàn.
1.2.4. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS
Nội dung của giáo dục giới tính bao gồm một loạt các vấn đề của xã hội học, tâm lý học, đạo đức học, luật pháp, giáo dục học, sinh lý- vệ sinh học, thẩm mỹ học, kinh tế học, dân tộc học [7, 27].
Theo Nguyễn Hữu Dũng, đối với học sinh THCS, nội dung giáo dục giới tính bao gồm: những kiến thức về giới và giới tính, những kiến thức về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình. Những thái độ, cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ giữa các bạn cùng giới, khác giới [7].
Theo Bùi Ngọc Oánh, chƣơng trình giáo dục giới tính bao gồm [27, tr155,157]: - Đặc điểm sinh lý giới tính.
- Đời sống tâm lí giới tính con ngƣời.
- Thanh niên và đời sống đạo đức xã hội theo giới tính. - Vẻ đẹp và cách làm đẹp ở thanh niên.
- Giao tiếp trong tình bạn và tình bạn khác giới. - Tình yêu và xây dựng tình yêu chân chính. - Hôn nhân và đời sống gia đình.
- Sự bùng nổ dân số và kế hoạch hóa dân số.
- Những tri thức quan trọng trong việc thực hiện: “ Kế hoạch hóa gia đình” ( cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, sự thụ thai, các biện pháp phòng tránh thai, hậu quả của việc có thai sớm…)
- Những bệnh lây qua đƣờng tình dục và cách phòng tránh.
Theo hƣớng dẫn của tổ chức UNESCO đối với chƣơng trình giáo dục giới tính của các quốc gia trên thế giới, giáo dục giới tính tập trung vào các nội dung chính sau [54].
Giá trị, thái độ và kỹ năng: nhận thức giá trị bản thân, ảnh hƣởng của bạn bè đồng trang lứa và chuẩn mực xã hội, kĩ năng quyết định, kĩ năng từ chối, ki năng tìm kiếm sự giúp đỡ…
Văn hóa, xã hội và nhân quyền: văn hóa, xã hội, luật pháp, các hành vi lạm dụng tình dục, bạo lực giới…
Phát triển con ngƣời: tuổi dậy thì, sự phát triển cơ thể, sự riêng tƣ và bảo toàn thân thể, sự sinh sản…
Hành vi tình dục: hành vi tình dục và sự đáp ứng tình dục.
Sức khỏe tình dục và sinh sản: các biện pháp tránh thai, các biện pháp phòng tránh bệnh lây lan qua đƣờng tình dục, HIV/AIDS điều trị chăm sóc và hỗ trợ. Có thể thấy, nội dung về giáo dục giới tính mà các tác giả trên đƣa ra đều có những điểm chung đó là xuất phát từ việc trang bị cho học sinh đầy đủ các kiến thức về giới, giới tính (bao gồm các đặc điểm về giải phẩu, cơ chế thụ tinh thụ thai, các biện pháp tránh thai và cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục…) qua đó học sinh có đƣợc các kiến thức cần thiết để có thể đƣa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của bản thân. Ngoài ra giáo dục giới tính còn giúp hình thành cho học sinh các thái độ đúng đắn, tích cực về giá trị hình ảnh bản thân, tâm thế đạo đức trong các mối quan hệ, từ đó học sinh có cách ứng xử phù hợp, biết bảo vệ sự riêng tƣ, bảo toàn thân thể và có kĩ năng phòng vệ trong các tình huống bị xâm hại.
Như vậy: Từ các nội dung giáo dục giới tính đã đề cập, căn cứ vào tình hình học sinh và điều kiện cụ thể về nội dung chƣơng trình môn Sinh học 8, theo thời gian và điều kiện học tập tại trƣờng THCS Colette, đề tài xây dựng các nội dung dạy học bám theo hƣớng dẫn của tổ chức UNESCO, qua các chủ đề sau:
- Sự phát triển con ngƣời: Tuổi dậy thì, sự phát triển cơ thể, hình ảnh cơ thể, sự riêng tƣ và bảo toàn thân thể.
- Sức khỏe sinh sản: Mang thai, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đƣờng sinh dục, HIV-AIDS, quấy rối tình dục.
- Kĩ năng cá nhân: Kĩ năng quyết định, kĩ năng phòng vệ.
1.3. HÌNH THỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH THCS
Theo Bùi Ngọc Oánh, việc giảng dạy các nội dung giáo dục giới tính trong trƣờng phổ thông đƣợc tiến hành thông qua các hình thức sau [27] :
- Tích hợp (hoặc kết hợp lồng ghép) với các bộ môn khoa học có liên quan (Sinh học, Giáo dục công dân..)
- Đƣa vào nội dung ngoài giờ lên lớp, kết hợp với các hình thức sinh hoạt ngoại khóa, đặc biệt kết hợp với giáo dục bằng phim ảnh, diễn kịch và các loại hình hoạt động nghệ thuật.
- Tổ chức các hoạt động tƣ vấn học đƣờng. - Giảng dạy theo những tiết học riêng.
Nội dung các hình thức này đƣợc phân tích trong phần dƣới đây.
1.3.1. Giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn khoa học
Hiện nay các trƣờng THCS ở nƣớc ta đang áp dụng các hình thức giáo dục giới tính nhƣ tích hợp vào các môn khoa học, sinh hoạt ngoại khóa và các hoạt động tham vấn học đƣờng. Trong các hình thức trên, giáo dục giới tính theo hƣớng tích hợp trong các môn khoa học là phổ biến hơn cả. Nội dung giáo dục giới tính đƣợc lồng ghép trong các môn học có liên quan nhƣ Sinh học, Giáo dục công dân, Văn, Địa. Việc tích hợp nội dung có thể đƣợc tiến hành ở các mức độ khác nhau tùy theo mối quan hệ của nội dung kiến thức có trong bài học với nội dung giáo dục giới tính. Các mức độ cụ thể gồm [7]:
Mức độ 1: Nội dung giáo dục giới tính phù hợp hoàn toàn với nội dung bài học. Mức độ 2: Một số đơn vị tri thức của nội dung giáo dục giới tính có liên quan