Nhận thức của học sinh về kĩ năng ứng phó khi bị xâm hại tình dục

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 126 - 133)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.2.5. Nhận thức của học sinh về kĩ năng ứng phó khi bị xâm hại tình dục

Trong thực tế, không có một cách xử lí nào là chung trong các trƣờng hợp bị xâm hại tình dục, vì mỗi tình huống thƣờng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những cách xử lí mà học sinh có thể thử, nhƣ yều cầu ngƣời quấy rối mình ngừng lại, nói rõ bạn cảm thấy khó chịu ra sao và hành vi đó của anh/cô ta ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến bản thân. Đôi khi làm thể là đủ, nhƣng trong một số trƣờng hợp ngƣời quấy rổi vẫn không ngừng lại. Đó đó, điều quan trọng là phải chia sẻ những điều đang xảy ra với bạn cho một ngƣời bạn tin tƣởng trong gia đình, nhà trƣờng, bạn bè...để tìm kiếm sự giúp đỡ. Lƣu giữ những thông tin và chứng cứ liên quan để tố cáo với cơ quan pháp luật trong trƣờng hợp cần pháp luật can thiệp.

Trong nghiên cứu về nhận thức của học sinh về kĩ năng ứng phó khi bị xâm hại tình dục trong gia đình, nhà trƣờng hay nơi công cộng, đề tài đo lƣờng nhận thức của học sinh về các vấn đề này ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo các mức độ và tiêu chí tƣơng ứng nhƣ sau:

- Mức độ tốt: Học sinh nêu đƣợc các cách ứng phó khi bị xâm hại tình dục nhƣ đã nêu ở trên. Phân loại và đƣa ra cách xử lí riêng trong từng tình huống ở gia đình, trên trƣờng học hay nơi công cộng.

- Mức độ khá, các em chỉ nêu và phân tích đƣợc một trong các cách ứng phó, mô tả về thái độ và hành động tự vệ sẽ làm nếu gặp tình huống trên.

- Mức trung bình, các em chỉ đƣa ra hành động đối phó trong một tình huống bị quấy rối cụ thể.

Kết quả nhận thức về kĩ năng ứng phó của học sinh nếu gặp những hành vi xâm hại tình dục trong gia đình, nơi công cộng, trong trƣờng học đƣợc thống kê trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.6: Kết quả nhận thức về kĩ năng ứng phó khi bị xâm hại tình dục

TT Nhận thức về kĩ năng ứng phó khi bị xâm hại tình dục

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng SL % SL % 1 Tốt 14 53.8 2 7.7 2 Khá 16 61.5 2 7.7 3 Trung bình 6 23.1 7 26.9 4 Yếu 0 0.0 15 57.7

Kết quả thống kê cho thấy, học sinh lớp thực nghiệm nhận thức về kĩ năng ứng phó khi bị xâm hại tình dục tốt hơn học sinh lớp đối chứng, các em đƣa ra cách ứng phó đa dạng hơn. Học sinh thuộc lớp đối chứng không đƣợc học nội dung này nên đa phần đều trả lời dựa vào kinh nghiệm của bản thân, rất nhiều em trong số đó đã để trống không trả lời, có em thừa nhận em không biết cách xử lí nếu gặp phải tình huống xâm hại tình dục.

Từ suy nghĩ đến hành động là một quá trình, thế nên không phải nếu nhƣ các em trình bày về cách xử lí tốt đều có nghĩa trên thực tế nếu gặp tình huống tƣơng tự ngoài đời các em có kĩ năng phòng vệ tốt, khả năng này vẫn cần đƣợc rèn luyện thêm thông qua thực hành và đóng tình huống giả định. Tuy nhiên, việc chuẩn bị tâm lý cho các em là cần thiết vì nếu nhƣ các em có những phƣơng án phòng vệ hợp lý thì trong trƣờng hợp nguy cấp, các em có thể lựa chọn để giảm thiểu những rủi ro gặp phải, đó cũng là một trong những mục tiêu mà đề tài hƣớng tới.

Học sinh không chỉ nhận thức đƣợc cách ứng phó khi bị xâm hại tình dục mà còn thiết kế đƣợc các dự án ứng phó xâm hại tình dục trong các tình huống giả định. Kết quả thực nghiệm về dạy học theo dự án ứng phó khi bị xâm hại tình dục đƣợc phân tích trong phần dƣới đây:

Qua phân tích các sản phẩm dự án về cách ứng phó khi bị xâm hại tình dục của học sinh lớp thực nghiệm, kết quả các dự án đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Điểm quá trình (A) : (thang điểm 10) + Thái độ làm việc

+ Tính cộng tác + Tổ chức hoạt động

Điểm sản phẩm: (tổng điểm 100 chia ra thang điểm 10)

Bảng 3.7: Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm

Nội dung

Hoàn thành đủ các nội dung của nhóm 5

Hoàn thành sản phẩm đúng hạn 5

Chính xác khoa học 18

Cô đọng, đúng trọng tâm, có tính thuyết phục 18

Có sự sáng tạo 9

Hình thức

Thiết kế, trang trí sản phẩm phù hợp với nội dung 10 Có hình minh họa, video kèm theo 10

Có sự sáng tạo 5 Trình bày Thực tập trƣớc khi nói 2 Nói rõ ràng dễ hiểu, dùng từ chính xác 2 Trình bày tự tin 2

Giải thích đƣợc nội dung 2

Trả lời đƣợc câu hỏi của nhóm khác 8 Đúng yêu cầu về hình thức trình bày 2 Đúng yêu cầu về thời gian trình bày 2

Kết quả dự án của học sinh lớp thực nghiệm đƣợc thống kê trong bảng sau

Bảng 3.8: Bảng điểm tổng hợp kết quả dự án của học sinh lớp thực nghiệm

TT Nhóm thực hiện dự án quá trình Điểm

(A) Điểm sản phẩm (B) Tổng hợp (A+2B): 3 1 Nhóm 1: Dự án ứng phó khi bị sàm sỡ nơi công cộng 10 9,5 9.7 2 Nhóm 2: Dự án ứng phó khi bị sàm sỡ trên xe Buýt 9 9 9 3 Nhóm 3: Dự án ứng phó khi bị các đối

tƣợng nhƣ giáo viên, bạn bè có hành vi xâm hại tình dục

10 9.5 9.7

4 Nhóm 4: Dự án ứng phó khi bị ngƣời quen

trong gia đình có hành vi xâm hại tình dục 10 9 9.3 Một số hình ảnh minh họa cho sản phẩm dự án của nhóm

Thông điệp mà học sinh gởi đến ngƣời xem là hãy cảnh giác và lên tiếng khi có chuyện

không hay xảy ra

Kết quả dự án cho thấy cách nhìn nhận vấn đề và xử lí thông minh trong một số tình huống giả định bị xâm hại tình dục của học sinh lớp thực nghiệm. Thông điệp mà các em truyền tải đến ngƣời xem rất rõ ràng. Tuy vẫn còn lúng túng trong một trƣờng hợp nhƣng các em đã đúc kết những kĩ năng cơ bản đó là những đối tƣợng có thể xâm hại tình dục không trừ một ai, đó có thể là mọi đối tƣợng từ những ngƣời bệnh hoạn, xa lạ đến những ngƣời gần gũi nhƣ hàng xóm, bạn bè, họ hàng trong gia đình… Qua đây, các em gởi đến thông điệp đến ngƣời xem là phải nâng cao cảnh giác và phát hiện sớm những dấu hiệu cho thấy biểu hiện quấy rối, xâm hại tình dục. Hầu hết các nhóm đều cho rằng cần lên tiếng, báo với những ngƣời tin cậy là bố mẹ, bạn bè, thầy cô khi có chuyện không hay xảy ra.

Trong quá trình thảo luận, một số em đã mạnh dạn nêu lên một số cách xử lý nhƣ phải la hét kêu cứu trong trƣờng hợp gặp bắt ép hay sờ soạng hoặc giả bộ xem nhƣ không nhìn thấy trong trƣờng hợp gặp ngƣời có ý đồ tự khoe cơ thể. Cố gắng cƣ xử bình tĩnh và không sa ngã trƣớc những lời dụ dỗ

Nhiều em đề nghị trong gia đình cần báo ngay với cha mẹ hoặc cơ quan chức năng về hành vi quấy rối tình dục, ở nơi công cộng cần chạy ngay khỏi chổ đó, dụ kẻ quấy rối đến nơi đông ngƣời, la lớn lên, bình tĩnh và nghĩ cách phản kháng nhƣ đạp vào chỗ hiểm ngƣời đó để chạy trốn, ăn mặc kín đáo. Trong trƣờng học thì phải báo với thầy cô, ban giám hiệu, giám thị. Cần hét lên nếu đang ở gần chỗ có nhiều ngƣời, cảnh báo với các bạn khác về việc có ngƣời quấy rối tình dục, đi theo nhóm, không tách riêng. Điều quan trọng là cần chia sẻ với nhiều ngƣời khác để biết cách phòng tránh

Em Ngô Thùy Mỹ Linh còn chia sẻ câu chuyện về bản thân đã gặp một ngƣời biến thái khoe cơ thể, em đã xử lí bằng cách tuôn ra những lời xấu xí về cơ thể của đối tƣợng và thể hiện thái độ không sợ hãi, cuối cùng kẻ xấu thấy không làm gì đƣợc mà còn bị chê cƣời liền bỏ đi.

Đặc biệt, khi đƣợc giáo viên đƣa ra một tình huống giả định, các nhóm đều giải quyết tình huống một cách thông minh, đáp ứng yêu cầu của giáo viên đặt ra.

Qua đây, ngƣời nghiên cứu nhận thấy các em đã có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động, hầu hết các em khi đƣợc hỏi đều nhận ra các dấu hiệu của hành vi quấy

rối tình dục và câu trả lời nhận đƣợc luôn là sẽ lên tiếng. Các em thể hiện sự mạnh dạn, tự tin và cảnh giác hơn, đây là điều mà ngƣời nghiên cứu muốn hƣớng tới. Rất nhiều trƣờng hợp vì nhút nhát, lo sợ và không hiểu rõ các em đã im lặng trƣớc các hành vi trên và để cho kẻ xấu có cơ hội gây ra nhiều tổn thƣơng hơn. Hơn hết, các em đều biết đƣợc cách đề phòng nguy hiểm từ bản thân nhƣ không ăn mặc hở hang và đi một mình nơi vắng vẻ… đây là những kĩ năng cơ bản mà mỗi học sinh cần trang bị, điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiều trƣờng hợp không may xay ra đối với các em. Thêm vào đó hầu hết học sinh lớp thực nghiệm đều biết đƣợc các địa chỉ tin cậy có thể giúp đỡ khi gặp phải sự cố, điều này giúp cho thông tin đƣợc nắm bắt để kịp thời xử lí và các em đƣợc hỗ trợ một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 126 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)