8. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.2.7. Kĩ năng xử lí tình huống trong các mối quan hệ tình bạn,tình yêu lứa tuổi học trò
cũng nhƣ mất đi sự trong sáng hồn nhiên ở lứa tuổi học trò.
Kết quả thống kê, kết hợp với quan sát và nghiên cứu sản phẩm giáo dục cho thấy, các em đã nhận thức đƣợc việc cần giữ tình cảm tuổi học trò trong sáng và không nên có quan hệ tình dục vì những hệ quả mà nó có thể mang lại. Khi quan sát các em trong giờ chơi, ngƣời nghiên cứu cũng nhận thấy sự đùa nghịch của các em khác giới cũng có sự chừng mực hơn, các cặp ngồi cạnh nhau có tình cảm trong lớp cũng không còn có hiện tƣợng ngồi sát, chụm đầu trong giờ học… Các em cởi mở hơn trong trò chuyện với thầy cô về các chủ đề nhạy cảm, tâm sự những khúc mắc trong tình cảm. Có thể nói, ngƣời nghiên cứu đã nhận thấy những tiến bộ bƣớc đầu trong nhận thức và hành động của các em về vấn đề tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò
3.4.2.7. Kĩ năng xử lí tình huống trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò học trò
Trong quá trình giáo dục giới tính cho học sinh, đề tài đã đƣa ra các tình huống thƣờng gặp trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò và yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết. Thông qua đó hình thành kĩ năng xử lí tình huống cho học sinh và ý thức trách nhiệm trong mối quan hệ.
Kết quả xử lí tình huống đƣợc đánh giá thông qua phân tích các sản phẩm sƣ phạm thu đƣợc bao gồm các bài ghi chép kết quả thảo luận nhóm, đàm thoại kết hợp với quan sát học sinh trong quá trình giáo dục giới tính. Kết quả xử lí tình huống ở lớp thực nghiệm nhƣ sau:
Các nhóm khi giải quyết tình huống đều đƣa ra đƣợc những lí lẽ thuyết phục, ý tƣởng sáng tạo và thông minh khi xử lí các tình huống về tình yêu lứa tuổi học trò.
Đối với tình huống bạn trai có những hành động ôm hôn, muốn vƣợt quá giới hạn, các nhóm sau khi thảo luận đã đƣa ra các cách xử lí rất hay. Các em xác định rõ không nên quan hệ tình dục ở tuổi học trò, thế nhƣng vì vẫn muốn duy trì tình cảm này thế nên nhiều nhóm chọn cách tiếp cận trực tiếp. Nghĩa là nói thẳng với bạn trai về những suy nghĩ của bản thân, thuyết phục bạn trai cùng giữ gìn tình cảm trong sáng và
tránh tạo cơ hội cho những việc trên có thể xảy ra, nhƣ chú ý ăn mặc, lựa chọn nơi hẹn gặp. Học sinh nhóm khác còn đề nghị có thể nhờ bạn bè, thầy cô tác động thêm, hƣớng bạn trai đến những suy nghĩ lành mạnh.
Trong tình huống liên quan đến gia đình, học sinh đều đƣa ra đƣợc điều mà bạn trai nên làm khi đối diện với phụ huynh, phải lễ phép và trung thực, có trách nhiệm. Phải giải thích và chứng minh cho phụ huynh bằng hành động rằng tình cảm này là trong sáng và không ảnh hƣởng đến việc học hành. Hầu hết, các nhóm trong tình huống này đều cho rằng, vai trò của bạn bè khi thấy hai bạn vì yêu mà sa sút học hành thì cần khuyên ngăn và tìm kiếm sự giúp đỡ ở những ngƣời lớn tin cậy nhƣ thầy cô giáo, phụ huynh.
Trong tình huống, bạn trai rủ đến nhà học chung khi cả nhà đi vắng, hầu hết học sinh đều cho rằng bạn nữ nên từ chối. Giải thích cho điều này, nhiều em đều cho rằng trong hoàn cảnh không có ai ở nhà rất dễ nảy sinh cảm xúc không kiểm soát đƣợc và có thể xảy ra quan hệ tình dục. Nhƣ vậy, đứng trƣớc một tình huống có vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản các em đa phần đều đƣa ra đƣợc quyết định đúng trong hoàn cảnh này. Khi đƣợc giáo viên hỏi, nếu nhƣ thực lòng em cũng muốn đi thì phải làm thế nào, học sinh đã đƣa ra các lợi hại cần cân nhắc và đều đƣa đến chọn quyết định là không đi. Qua cách học sinh giải quyết vấn đề, các em đã nắm đƣợc điều cốt lõi trong quy trình ra quyết định, đó là đƣa ra các lựa chọn có thể có, cân nhắc mặt lợi hại của quyết định đem lại, lựa chọn quyết định cuối cùng thƣờng là quyết định đúng.
Trong tình huống, chẳng may để xẩy ra quan hệ tình dục và bạn gái báo là đã có thai, khi đƣợc đặt vào nhân vật nam trong câu chuyện và yêu cầu xử lí, các nhóm đã đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau. Nhƣng điểm chung, đều cho thấy tính trách nhiệm của nhân vật nam, bố của đứa bé trong tình huống. Tuy nhiên, cách xử lí của một số em đƣa ra ban đầu chƣa hợp lý, nhƣ có em cho rằng sẽ nghỉ học đi làm để nuôi con hay cƣới bạn gái. Trong khi đàm thoại trƣớc lớp, các ý kiến chƣa hợp lý đƣợc bác bỏ thay vào đó là các cách giải quyết hợp lý hơn, đó chia sẻ với phụ huynh và chịu trách nhiệm trƣớc gia đình. Học sinh đều hiểu rằng việc giữ em bé lại rất nguy hiểm và chƣa đủ khả năng nuôi con, nhƣng đã xử lí tình huống trách nhiệm nhất có thể trong hoàn cảnh
hiện tại. Qua phân tích kết quả thảo luận nhóm và phần đàm thoại của học sinh, cho thấy các em đã bắt đầu có ý thức trách nhiệm và cách cƣ xử lịch sự, đúng mực trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình yêu lứa tuổi học trò.
Khi tham gia đàm thoại về quan niệm màng trinh và đánh giá con ngƣời, học sinh đã đƣa ra cách nhìn vấn đề hiện đại nhƣng cũng rất khoa học. Đa số các em đều cho rằng màng trinh không quyết định nhân cách một con ngƣời. Tuy nhiên, các em đều thừa nhận rằng việc quan hệ tình dục ở tuổi học trò là không nên và đƣa ra đƣợc nhiều lý do, nguy cơ có thể gặp phải nếu để xảy ra mang thai ngoài ý muốn. Điều đặc biệt, các học sinh nam trong lớp khi đƣợc hỏi suy nghĩ nhƣ thế nào nếu nhƣ sau này có ngƣời yêu hoặc vợ không còn trinh, đều cho rằng vấn đề đó không ảnh hƣởng, điều quan trọng là tình cảm sau này. Các em đều hiểu trách nhiệm trong quan hệ tính dục giữa 2 giới là nhƣ nhau, có em đƣa ra lí giải nếu nhƣ nói bạn gái mất trình thì bạn trai ấy cũng đã chẳng còn trong trắng. Ý nghĩ thẳng thắn và có trách nhiệm trong mối quan hệ cho thấy, học sinh đã bắt đầu hình thành ý thức trách nhiệm với bản thân và các mối quan hệ khác giới.
Tuy nhiên, khi quan sát học sinh trong quá trình đƣợc giáo dục giới tính, không ít học sinh ban đầu tỏ ra lúng túng, e ngại khi đƣa ra ý kiến nhƣng khi bị một số học sinh thuộc các nhóm còn lại phản biện về ý kiến của mình thì chính những em này lại đƣa ra đƣợc những cách xử lí khéo léo hơn. Các em đã học hỏi đƣợc kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thảo luận và qua việc phân tích, tranh luận các em nhận ra điểm yếu trong cách xử lí tình huống của bản thân để rút ra kinh nghiệm phù hợp và từ đó rèn kĩ năng đƣa ra quyết định đúng trong các tình huống tƣơng tự.
Như vậy, kết quả nghiên cứu các sản phẩm giáo giục kết hợp với quan sát cho
thấy, học sinh lớp thực nghiệm bƣớc đầu đã biết cách xử lí tình huống, nắm đƣợc quy trình ra quyết định và có thể đƣa ra quyết định đúng trong các tình huống giả định.
Không những thế, các em đã bắt đầu hình thành ý thức trách nhiệm trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đặc biệt là trong mối quan hệ với bạn khác giới. Điều này là sự tiến bộ của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng.
Do chƣơng trình học không có các hoạt động giáo dục giới tính nhƣ trên nên học sinh lớp đối chứng không có đƣợc các kết quả về nhận thức và kĩ năng xử lí tình huống nhƣ đề tài đề cập.