THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ CÁC NỘ

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 90)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ CÁC NỘ

VỀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI TRƢỜNG THCS COLETTE, QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và đánh giá của học sinh về các nội dung liên quan đến hoạt động giáo dục giới tính tại trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Trong năm học 2016-2017, đề tài tiến hành khảo sát trên 439 học sinh khối 8, trong đó có 227 em nữ và 212 em nam.

Để tài sử dụng phối kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Khảo sát bằng bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn và quan sát trong quá trình nghiên cứu, nhằm thu thập các thông tin để tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về các nội dung giáo dục giới tính, lý do học sinh e ngại khi tham gia hoạt động giáo dục giới tính và mức độ biểu hiện hành động trong các mối quan hệ khác giới của học sinh. Ngoài ra đề tài còn tìm hiểu mong muốn của học sinh khi tham gia vào các hoạt động giáo dục giới tính, đánh giá của các em về việc trang bị các kiến thức và kĩ năng liên quan đến giáo dục giới tính và các hình thức giáo dục giới tính tại trƣờng THCS Colette.

2.2.1. Nhận thức về các nội dung giáo dục giới tính của học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

2.2.1.1. Nhận thức về các dấu hiệu tuổi dậy thì của học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Những năm gần đây tại Việt Nam, tình hình dậy thì của trẻ ngày càng đến sớm hơn so với độ tuổi trung bình những năm trƣớc kia. Một trong những nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ em thành phố vùng nội đô thƣờng dậy thì sớm hơn vùng ven, con em các gia đình có điều kiện kinh tế dậy thì sớm hơn so với nhóm nghèo, nhóm các em truy cập mạng thƣờng xuyên dậy thì sớm hơn nhóm không truy cập mạng Internet [30].

Nguyên nhân đƣợc đề cập, là do chế độ dinh dƣỡng và sự phát triển của mạng thông tin rộng rãi nên các em dễ tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn hơn so với trƣớc kia, khiến cho các em phát triển nhanh hơn, tuổi dậy thì đến sớm hơn. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng nhận thức đúng về các dấu hiệu của tuổi dậy thì, để từ đó ý

thức đƣợc sự phát triển của bản thân và có sự chuẩn bị tâm lý phù hợp cho những thay đổi diễn ra trong giai đoạn này.

Để tìm hiểu nhận thức của học sinh trƣờng THCS Colette về các dấu hiệu của tuổi dậy thì, đề tài tiến hành khảo sát trên 439 học sinh. Kết quả nhận thức của 212 học sinh nam và 227 học sinh nữ của trƣờng THCS Colette về các dấu hiệu của tuổi dậy thì đƣợc phân tích chi tiết trong phần dƣới dây:

Thứ 1: Nhận thức của học sinh nam về các dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam giới

Bảng 2.3: Nhận thức của học sinh nam về các dấu hiệu dậy thì của nam giới

TT Dấu hiệu tuổi dậy thì nam giới Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Lớn nhanh cao vƣợt 159 75.0

2 Sụn giáp phát triển, lộ hầu 82 38.7

3 Vỡ tiếng, giọng ồm 144 67.9

4 Mọc ria mép 139 65.6

5 Mọc lông nách 127 59.9

6 Mọc lông mu ( lông ở cơ quan sinh dục) 173 81.6

7 Cơ bắp phát triển 123 58.0

8 Cơ quan sinh dục to ra 146 68.9

9 Tuyến mồ hôi tuyến nhờn phát triển 130 61.3

10 Xuất hiện mụn trứng cá 119 56.1

11 Xuất tinh lần đầu 103 48.6

12 Vai rộng ngực nở 96 45.3

Kết quả thống kê cho thấy, hầu hết nam học sinh khối 8 nhận biết đƣợc các dấu hiệu của tuổi dậy thì, trong đó dấu hiệu đƣợc các nam sinh nhận biết nhiều nhất là mọc lông mu chiếm tỉ lệ 81,6%, sau đó là dấu hiệu về lớn nhanh cao vƣợt đạt tỉ lệ 75%, dấu hiệu cơ quan sinh dục to ra có tỉ lệ nhận biết là 68,9%.

Các dấu hiệu đƣợc nhận biết ít hơn là xuất tinh lần đầu và vai rộng ngực nở, tỉ lệ dƣới 50%. Trong đó dấu hiệu xuất tinh lần đầu là dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy

thì, đánh dấu sự trƣởng thành về măt sinh dục và khả năng sinh sản có tỉ lệ nhận biết thấp, chiếm 48,6%.

Thứ 2: Nhận thức của học sinh nữ về các dấu hiệu dậy thì của nữ giới

Khi thống kê kết quả nhận thức của học sinh nữ về các dấu hiệu tuổi dậy thì của nữ giới, ngƣời nghiên cứu thu đƣợc kết quả trong bảng sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh nữ về các dấu hiệu dậy thì của nữ giới

TT Dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nữ giới Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Lớn nhanh 168 74.0

2 Da mịn màng 157 69.2

3 Thay đổi giọng nói 60 26.4

4 Vú phát triển 196 86.3

5 Mọc lông nách 183 80.6

6 Mọc lông mu 201 88.5

7 Hông nở rộng 122 53.7

8 Mông, đùi phát triển 157 69.2

9 Bộ phận sinh dục phát triển 142 62.6

10 Xuất hiện mụn trứng cá 169 74.4

11 Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển 182 80.2 12 Bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt 205 90.3

Kết quả thống kê cho thấy, hầu hết ở nữ học sinh khối 8 trƣờng THCS Colette đã nhận biết đƣợc các dấu hiệu dậy thì ở nữ giới. Đặc biệt có 90,3% học sinh nhận biết đƣợc dấu hiệu bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, đây là một dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì nữ, đánh dấu khả năng sinh sản.

Dấu hiệu đƣợc nhận biết thấp hơn, là thay đổi dọng nói (chiếm tỉ lệ 26,4%). Đây là dấu hiệu khó đƣợc nhận biết ở nữ giới tuổi dậy thì.

Nhìn chung, khi so sánh kết quả thống kê nhận thức về dấu hiệu dậy thì của học sinh nam và nữ, có thể nhận thấy nhận thức về dấu hiệu quan trọng nhất của tuổi dậy của các em nữ tốt hơn các em nam. Hầu hết các em nữ đều biết về hiện tƣợng kinh

nguyệt trong khi đó nhiều em nam vẫn không biết về hiện tƣợng xuất tinh lần đầu. Điều này có thể đƣợc lí giải là do về mặt sinh học các em nữ thƣờng dậy thì sớm hơn các em nam cùng tuổi, do đó có sự hiểu biết nhiều hơn về dấu hiệu trên.

Trao đổi với học sinh để tìm hiểu nhận thức của các em về các dấu hiệu của tuổi dậy thì, phần lớn học sinh đều mong muốn giải đáp thắc mắc về các hiện tƣợng nhƣ các em nam thì thắc mắc về “ Sụn giáp phát triển lộ hầu”, “ Xuất tinh lần đầu”. Đối với các em nữ, lại thắc mắc về dấu hiệu nhƣ “Hông nở rộng”. Đặc biệt, thắc mắc mà ngƣời nghiên cứu nhận đƣợc nhiều nhất ở cả hai giới là : “làm sao nhận biết đƣợc dấu hiệu tuyến mồ hôi tuyến nhờn phát triển ?”, “ Cơ quan sinh dục to ra là nhƣ thế nào?”. Nhƣ vậy, có thể thấy rất nhiều em vẫn còn rất mơ hồ về các kiến thức này.

Mặt khác, ngƣời nghiên cứu cũng quan sát thấy sự lo lắng trên gƣơng mặt của một vài học sinh khi cho rằng mình chƣa xuất hiện dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu dậy thì. Có em thoải mái cởi mở trong trao đổi nhƣng có em tránh né khi đƣợc hỏi. Đây là biểu hiện tâm lý đặc biệt ở lứa tuổi này, các em luôn lo lắng về sự phát triển của cơ thể và luôn có sự so sánh với bạn bè cùng trang lứa. Hầu hết học sinh đều thừa nhận rằng rất cần đƣợc giải thích, đƣợc chia sẻ bởi ngƣời có kiến thức và kinh nghiệm giáo dục giới tính để an tâm về sự phát triển của bản thân.

Nhƣ vậy, các kết quả thống kê thu đƣợc từ phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi và các thông tin thu đƣợc từ quan sát và phỏng vấn về nhận thức của học sinh về các dấu hiệu tuổi dậy thì cho thấy đa số các em nam và nữ khối 8 trƣờng THCS Colette đã nhận biết đƣợc các dấu hiệu của tuổi dậy. Bên cạnh đó vẫn có một bộ phận không nhỏ học sinh còn gặp khó khăn khi nhận biết các dấu hiệu này. Do vậy, giáo dục giới tính giúp học sinh nhận thức đúng các dấu hiệu để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những thay đổi của bản thân trong độ tuổi dậy thì có ý nghĩa quan trọng đối với lứa tuổi học sinh THCS.

2.2.1.2. Nhận thức về độ tuổi xuất hiện các dấu hiệu tuổi dậy thì của học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Bên cạnh tìm hiểu nhận thức của học sinh về dấu hiệu tuổi dậy thì, đề tài còn tìm hiểu nhận thức của học sinh về độ tuổi xuất hiện các dấu hiệu tuổi dậy thì. Kết quả thống kê đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 2.5. Nhận thức về độ tuổi xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì của học sinh

trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

TT Độ tuổi xuất hiện các dấu

hiệu của tuổi dậy thì Số lƣợng Tỉ lệ %

1 8 tuổi 1 0.2 2 9 tuổi 15 3.4 3 10 tuổi 61 13.9 4 11 tuổi 112 25.5 5 12 tuổi 153 34.9 6 13 tuổi 85 19.4 7 14 tuổi 12 2.7

Kết quả thống kê cho thấy, có 60,4% học sinh nhận biết đƣợc các dấu hiệu tuổi dậy thì xuất hiện vào khoảng 11-12 tuổi, 13,9% xuất hiện từ 10 tuổi, 3,4% xuất hiện từ 9 tuổi, cá biệt có 0,2% xuất hiện từ 8 tuổi. Nhƣ vậy, với độ tuổi trên đa phần các em học sinh khối 8 trƣờng THCS Colette đã dậy thì từ các năm lớp 6,7. Do vậy giáo dục giới tính cần đƣợc tiến hành sớm hơn nhằm phù hợp với sự phát triển của các em.

Trong quá trình nghiên cứu, ngƣời nghiên cứu quan sát thấy nhiều em lúng túng trong việc xác định chính xác độ tuổi xuất hiện các dấu hiệu tuổi dậy thì ở bản thân. Khi phỏng vấn các em về độ tuổi dạy thì, một số học cho biết: “con không nhớ rõ năm nào” hoặc “không nhớ độ tuổi xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì ”.

Nhƣ vậy, từ kết quả thống kê, quan sát và phỏng vấn cho thấy, đa phần học sinh trƣờng THCS Colette nhận biết đƣợc thời điểm xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi xác định. Nguyên nhân có thể do nhận thức của học sinh về các dấu hiệu tuổi dậy thì còn hạn chế nhƣ đã phân tích ở trên dẫn đến các em không biết đƣợc cơ thể mình

đã dậy thì hay chƣa. Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu tuổi dậy thì và thời điểm xuất hiện các dấu hiệu này là khác nhau ở từng học sinh nên khiến các em gặp khó khăn khi xác định thời điểm dậy thì của bản thân. Vì thế, giáo dục giới tính sẽ giúp các em nhận thức đƣợc các dấu hiệu của tuổi dậy thì và có thể xác định chính xác thời điểm dậy thì của bản thân để từ đó có sự chuẩn bị tâm thế phù hợp trong giai đoạn trên.

2.2.1.3. Nhận thức về hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn của học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Ngoài việc tìm hiểu nhận thức về các dấu hiệu và độ tuổi xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì, đề tài còn tìm hiểu nhận thức của học sinh về hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên.

Bảng 2.6: Nhận thức về hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn ở tuổi vị thành

niên của học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3

TT Hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Có thai ngoài ý muốn 246 56.0

2 Nạo phá thai 145 33.0

3 Sinh con sớm 149 33.9

4 Bị nhiễm bệnh theo đƣờng tình dục, kể cả HIV/AIDS 214 48.7

5 Phạm pháp 130 29.6

6 Không biết 52 11.8

Ngoài kết quả thống kê thu đƣợc nhƣ trong bảng trên, trong quá trình truy xuất kết quả khảo sát, ngƣời nghiên cứu tổng hợp đƣợc có 56 em (chiếm tỉ lệ 12,8% ) chọn cùng lúc các hậu quả gồm: Có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, sinh con sớm, bị nhiễm bệnh theo đƣờng tình dục, kể cả HIV/AIDS.

Số liệu thống kê cho thấy, có 11,8% học sinh thừa nhận “Không biết về hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn”, có 29,6% học sinh cho rằng hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên là “Phạm pháp”.

Mức độ lựa chọn các phƣơng án thể hiện hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn chƣa cao (nhỏ hơn 56%). Chỉ có 12,8% học sinh xác định đƣợc phƣơng án đầy

đủ về các hậu quả có thể xảy ra khi sinh hoạt tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên là có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, sinh con sớm, bị nhiễm bệnh theo đƣờng tình dục kể cả HIV/AIDS.

Số liệu thống kê cho thấy, nhận thức của học sinh trƣờng THCS Colette về hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên chƣa toàn diện, chƣa đầy đủ. Một bộ phận không nhỏ các em chƣa nhận thức đƣợc hậu quả có thể xảy ra khi sinh hoạt tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên.

Việc nhận thức chƣa đầy đủ về hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên có thể dẫn tới sự thiếu cân nhắc trong các quyết định liên quan tới sinh hoạt tình dục và có thể đƣa tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì thế, giáo dục giới tính sẽ giúp cho học sinh nhận thức đƣợc đầy đủ các hậu quả trên, từ đó học sinh có cái nhìn toàn diện vấn đề và có đủ thông tin để cân nhắc các quyết định, tăng khả năng đƣa ra các quyết định đúng trong các tình huống liên quan đến sức khỏe sinh sản.

2.2.1.4. Nhận thức về điều kiện cần cho thụ tinh, thụ thai của học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Bên cạnh việc tìm hiểu nhận thức của học sinh về hậu quả của sinh hoạt tình dục không an toàn, đề tài còn tìm hiểu nhận thức của học sinh về điều kiện cần cho thụ tinh, thụ thai.

Bảng 2.7: Nhận thức về điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai của học sinh trƣờng

THCS Colette, quận 3

TT Điều kiện cần cho thụ tinh và thụ thai Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Phải có trứng chín và rụng 67 15.3

2 Tinh trùng phải gặp đƣợc trứng 169 38.5

3 Trứng đã đƣợc thụ tinh phải bám vào đƣợc thành tử

cung để làm tổ 114 26.0

4 Không biết 159 36.2

Ngoài kết quả thống kê nhƣ bảng trên, trong quá trình truy xuất kết quả khảo sát, ngƣời nghiên cứu tổng hợp đƣợc, có 34 em (chiếm tỉ lệ 7,7%) trong số học sinh tham gia khảo sát lựa chọn đƣợc cùng lúc 3 điều kiện cho thụ tinh và thụ thai, bao gồm: phải

có trứng chín và rụng, tinh trùng phải gặp đƣợc trứng, trứng đã đƣợc thụ tinh phải bám vào đƣợc thành tử cung để làm tổ.

Có tới 36,2% học sinh không biết gì về các điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai. Dƣới 38,5%, học sinh đã chỉ ra đúng điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai. Chỉ có 7,7% học sinh trong số này lựa chọn đƣợc đầy đủ các điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai.

Kết quả thống kê cho thấy nhận thức về điều kiện cần cho thụ tinh và thụ thai của học sinh còn hạn chế, chƣa toàn diện. Số lƣợng các em không biết về kiến thức này chiếm tỉ lệ không nhỏ trong học sinh. Điều này củng cố nhận xét ở trên về nhận thức của học sinh về mang thai. Đa số học sinh chƣa nắm đƣợc các điều kiện cần cho thụ tinh, thụ thai, do đó không nhận thức đƣợc việc ngƣời con gái sẽ không thể có thai khi nào. Giáo dục giới tính cho học sinh sẽ giúp bổ sung các kiến thức giới tính còn khiếm khuyết của học sinh, nâng cao nhận thức của các em về kiến thức sinh sản, từ đó học sinh có thể vận dụng để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)