Xuất của giáo viên về nội dung và biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 98)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.4. xuất của giáo viên về nội dung và biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng

sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Để việc giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette đạt hiệu quả tốt, đề tài thu thập thêm ý kiến đóng góp từ giáo viên về nội dung và các biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

2.3.4.1. Đề xuất của giáo viên về nội dung giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Để tìm hiểu các nội dung giáo dục giới tính phù hợp cho học sinh trƣờng THCS Colette, đề tài tìm hiểu đề xuất của giáo viên về các nội dung giáo dục giới tính mà trƣờng THCS Colette nên dạy cho học sinh.Kết quả thống kê cho thấy, đa số giáo viên

đề xuất 5 nội dung cần giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette. Tuy nhiên, tỉ lệ đề xuất khác nhau ở từng nội dung, nhƣ sau :

Toàn bộ giáo viên tham gia khảo sát (100%), đều đề xuất các nội dung cần giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette nhƣ: sức khỏe sinh sản, sự phát triển con ngƣời, giá trị thái độ kĩ năng và các mối quan hệ tình bạn tình yêu lứa tuổi học trò.

Riêng nội dung hành vi tình dục nhận đƣợc tỉ lệ đề xuất thấp hơn: + Hành vi tình dục và đáp ứng tình dục có 72,5% giáo viên đề xuất + Kiêng nhịn và thủ dâm có 70,6% giáo viên đề xuất

Bảng 2.18: Đề xuất của giáo viên về nội dung giáo dục giới tính mà trƣờng THCS

Colette nên dạy cho học sinh

TT Nội dung Phù hợp

Không phù hợp

SL % SL %

Sự phát triển con ngƣời:

1 Tuổi dậy thì 50 98.0 1 2.0

2 Nhận dạng giới tính 49 96.1 2 3.9

3 Hình ảnh cơ thể, sự riêng tƣ và bảo toàn thân thể 50 98.0 1 2.0

Sức khỏe sinh sản:

1 Mang thai, các biện pháp tránh thai 50 98.0 1 2.0 2 Các bệnh lây truyền qua đƣờng sinh dục, HIV-AIDS 50 98.0 1 2.0 3 Lạm dụng tình dục, bạo lực và quấy rối tình dục 50 98.0 1 2.0

Hành vi tình dục: 0.0 0.0

1 Hành vi tình dục và đáp ứng tình dục 37 72.5 14 27.5

2 Kiêng nhịn, thủ dâm 36 70.6 15 29.4

Giá trị, thái độ, kĩ năng cá nhân:

2 Chuẩn mực xã hội và ảnh hƣởng của bạn bè đồng

trang lứa 51 100.0 0 0.0

3 Kĩ năng quyết định 51 100.0 0 0.0

4 Kĩ năng giao tiếp từ chối và đàm phán, tìm kiếm sự

hỗ trợ. 51 100.0 0 0.0

5 Kĩ năng phòng vệ khi bị xâm hại tình dục 51 100.0 0 0.0

Các mối quan hệ tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò 51 100.0 0 0.0 Để tìm hiểu sâu về mức độ phù hợp của các nội dung giáo dục giới tính đƣợc đề xuất, đề tài phỏng vấn ý kiến của các giáo viên có chuyên môn Sinh học về sự phù hợp của 5 chủ đề giáo dục giới tính đƣợc đề xuất cho học sinh THCS Colette

Hầu hết các giáo viên dạy sinh học đều cho rằng, 5 nội dung giáo dục giới tính đƣợc đề xuất đều phù hợp để giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette. Lý do là vì các em đang ở lứa tuổi khám phá bản thân nên ngoài các kiến thức về sự phát triển con ngƣời và sức khỏe sinh sản nhƣ sách giáo khoa sinh 8 đã đề cập, cần trang bị thêm các kiến thức nhằm giúp các em nhận thức về các giá trị bản thân, sự riêng tƣ và bảo toàn thân thể, các hành vi tình dục và biết cách bảo vệ bản thân trƣớc các nguy cơ xâm hại.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, đa số giáo viên đề xuất các nội dung cần

giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette bao gồm: Sự phát triển con ngƣời, Sức khỏe sinh sản, Hành vi tình dục, Giá trị, thái độ, kĩ năng cá nhân, Các mối quan hệ tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò.

2.3.4.2. Đề xuất của giáo viên về biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Để tìm hiểu về biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, đề tài tìm hiểu đề xuất của giáo viên về biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng Colette thông qua phƣơng pháp phỏng vấn

Về cách tổ chức: Thầy Nguyễn Chí Tuấn, Chi ủy viên cho rằng để hoạt động giáo dục giới tính hiệu quả thì cần có các hoạt động phong phú trong giáo dục giới tính, cần lồng ghép giáo dục giới tính với các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dƣới cờ và

sinh hoạt chủ nhiệm. Có thể tạo phong trào tìm hiểu về giới tính thông qua tổ chức ngày đọc sách về giáo dục giới tính cho học sinh.

Cô Nguyễn Ngọc Thủy, chủ tịch công đoàn đề nghị cần tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề giáo dục giới tính cho nam riêng, nữ riêng. Thẳng thắn và cụ thể hơn, không nên né tránh chỉ tuyên truyền lý thuyết, nên thiết thực hơn để học sinh hiểu và đƣợc trang bị kiến thức vững vàng hơn.

Về mức độ thực hiện: Cô Nguyễn Châu Thùy Dƣơng, giáo viên văn, khối trƣởng 6, đã đề nghị công tác giáo dục giới tính cần phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, tạo thành kĩ năng cho học sinh.

Cô Nguyễn Minh Dƣ, phó hiệu trƣờng còn cho rằng, việc giáo dục của nhà trƣờng qua nhiều hình thức nhƣng thiếu sự hợp tác của phụ huynh và gia đình thì mọi nỗ lực xây dựng, tuyên truyền giáo dục sẽ không hiệu quả cao. Do đó, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong giáo dục giới tính cho học sinh.

Về phân công công tác: Thầy Nguyễn Hoàng Long, tổ trƣởng tổ toán cho rằng, trong trƣờng học cần có giáo viên chuyên phụ trách, giải đáp thắc mắc về vấn đề giới tính cho học sinh khi cần thiết, để học sinh đƣợc hiểu rõ hơn cũng nhƣ đƣợc giải dáp những việc khó hỏi giữa cộng đồng.

Về phƣơng pháp giáo dục giới tính: Cô Huyền Tôn Nữ Nguyên Tịnh, tổ trƣởng tổ pháp đề nghị, đối với việc lồng ghép giáo dục giới tính trong các môn học thì trong quá trình giảng dạy và trao đổi với học sinh, giáo viên có thể kết hợp giải thích, giáo dục với các em về giới tính, định hƣớng cho các em trong các mối quan hệ. Nên có những hoạt giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi những hành vi xâm hại.

Cô Lê Thị Huệ, tổ trƣởng Lý-Hóa-Sinh cho biết, đối với các môn học nhiều nội dung liên quan đến giáo dục giới tính nhƣ môn Sinh học, giáo viên cần đổi mới phƣơng pháp trong dạy học, phối hợp nhiều phƣơng pháp dạy học. Cần tổ chức các hoạt động phong phú nơi học sinh có thể vận dụng các kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề thực tế, gắn kết kiến thức với thực tế và tăng hoạt động trải nghiệm của học sinh, có nhƣ vậy hoạt động giáo dục giới tính mới đem lại hiệu quả.

Để có thêm thêm thông tin tin cậy về chuyên môn, đề tài phỏng vấn sâu giáo viên môn Sinh học, trực tiếp giảng dạy nội dung giáo dục giới tính ở môn Sinh học 8 nhiều năm, ý kiến thu đƣợc nhƣ sau:

Cô Nguyễn Bảo Châu cho rằng sự phát triển của các em hiện nay nói chung và trƣờng THCS Colette nói riêng đã đến nhanh hơn nhiều năm trƣớc kia, đa phần các em đã dậy thì từ năm lớp 6 mà kiến thức giới tính cuối năm lớp 8 mới đƣợc học do đó các em 6,7,8 chƣa hiểu rõ về giới tính, nhiều em trong số này tìm hiểu qua sách báo hoặc những trang mạng không đáng tin cây. Vì thế cô Châu đề nghị cần tổ chức các buổi chuyên đề về giới tính để học sinh ngay từ lớp 6 đã có thể hiểu đúng về giới tính. Giáo viên bộ môn Sinh là ngƣời có thể tƣ vấn cho các em bấy cứ khi nào các em cần. Đối với bộ môn Sinh học, cô châu thƣờng cho học sinh tổ chức các buổi thuyết trình về kiến thức giới tính để các em có thể trao đổi với bạn bè và thầy cô những kiến thức chƣa hiểu rõ, giáo viên giảng giảng giải, tƣ vấn thêm các kiến thức chƣa rõ.

Cô Phan Thị Thanh Thủy thì cho rằng: trong các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục giới tính cần tổ chức phong phú các hoạt động nhƣ học sinh diễn hoạt cảnh ngắn, đóng kịch, tạo tình huống.. .về các nội dung liên quan đến giáo dục giới tính.

Tóm lại: Các ý kiến đóng góp của giáo viên nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục

giới tính tại trƣờng THCS Colette tập trung vào những ý chính nhƣ về hình thức tổ chức cần kết hợp giáo dục giới tính thông qua các chuyên đề ngoại khóa cho học sinh, lồng ghép giáo dục giới tính trong các môn học, sinh hoạt lớp và sinh hoạt dƣới cờ, tổ chức các câu lạc bộ, các diễn đàn có ngƣời phụ trách để học sinh có thể chia sẻ các thắc mắc của mình. Về phƣơng pháp tiếp cận có thể tổ chức những buổi tham vấn nam riêng, nữ riêng khi giảng dạy các nội dung về giáo dục giới tính cần tiếp cận thẳng thắn, cụ thể, không né tránh. Về nội dung cần thiết thực hơn tránh lý thuyết suông. Cần có sự phối hợp giữa giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng trong giáo dục giới tính cho học sinh.

Đối với bộ môn Sinh học, cần đổi mới phƣơng pháp, tổ chức phong phú các hoạt động gắn với thực tế, tăng cƣờng các hoạt động giao lƣu chia sẻ với bạn bè là phƣơng pháp làm tăng hiệu quả giáo dục giới tính.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua khảo sát thực trạng công tác giáo dục giới tính cho học sinh tại trƣờng THCS Colette trên 2 khách thể giáo viên và học sinh đề tài thu đƣợc những kết quả nhƣ sau:

Thứ 1. Về nhận thức về các kiến thức liên quan đến giáo dục giớ tính của học sinh

trƣờng THCS Colette chỉ ở mức trung bình, các kiến thức về giới tính của các em chƣa toàn diện, chƣa đủ, nhiều kiến thức bị hiểu sai. Các em rất cần đƣợc giáo dục giới tính với nội dung và phƣơng pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về giới tính.

Thứ 2. Về thái độ của học sinh, đa phần các em khá cởi mở không e ngại khi học

các kiến thức về giới tính. Một lƣợng nhỏ học sinh e ngại cho rằng đây là vấn đề tế nhị nên cảm thấy bản thân chƣa cởi mở trong trao đổi với giáo viên, một số khác sợ ngƣời khác sẽ hiểu sai về mình khi tìm hiểu về các kiến thức này. Nhìn chung thái độ e ngại này của các em xuất phát từ tâm lý nghĩ rằng đây là những vấn đề xấu hổ, nếu nhƣ giáo viên thay đổi cách tiếp cận trên góc độ khoa học và tạo tâm lý học tập thoải mái sẽ giúp cho các em phá bỏ những rào cản trên.

Thứ 3. Về mong muốn của học sinh, các em mong muốn giáo viên sẽ mở rộng các

chủ để đang học sang các vấn đề thực tế xã hội hiện nay nhƣ nạo phá thai, xâm hại tình dục. Ngoài ra các em cũng mong muốn đƣợc giáo viên tổ chức các tiết học với tâm lý thoải mái, nơi mà các em có thể trao đổi, trò chuyện cởi mở các thắc mắc của bản thân không ngại ngùng xấu hổ. Học sinh cũng rất mong có thêm các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các diễn đàn để các em có thể chia sẻ những vấn đề khó hỏi, các em mong muốn đƣợc học trực quan nhiều hơn là những kiến thức lý thuyết thông thƣờng. Thêm vào đó, các em cũng mong muốn đƣợc học thêm các chủ đề nhƣ biểu hiện tình yêu của nam và nữ, các kĩ năng ra quyết định đúng, bảo vệ bản thân trong các tình huống bị xâm hại. Một nhóm nhỏ các em đề nghị giáo viên chia sẻ thêm về cộng đồng LGBT.

Thứ 4. Về tình hình yêu sớm ở học tuổi học trò: một số lƣợng không nhỏ các em

học sinh khối 8 trƣờng THCS Colette đã có bạn trai/gái. Các hành động biểu hiện tình cảm của các em này không chỉ dừng lại ở mức nắm tay mà là ôm hôn và thậm chí là quan hệ tình dục. Vì thế việc giáo dục giới tính cho học trò với nội dung phù hợp với

sự phát triển của học sinh là cần thiết, nhất là giáo dục về giữ gìn sự trong sáng trong tình yêu tuổi học trò và giáo dục sự kiêng nhịn là một nội dung cần đƣợc đƣa vào chƣơng trình.

Thứ 5. Hình thức giáo dục giới tính hiện nay tại trƣờng THCS Colette gồm các

hình thức nhƣ: giáo dục giới tính thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục giới tính thông qua hoạt động mời báo cáo viên báo cáo trong tiết sinh hoạt dƣới cờ, giáo dục giới tính thông qua lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp và tích hợp giáo dục giới tính trong các môn học.

Về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục giới tính hiện nay tại trƣờng THCS Colette chỉ ở mức thỉnh thoảng. Đối với hình thức giáo dục giới tính thông qua tích hợp vào các môn khoa học thì Sinh học là môn học có nội dung liên quan nhiều nhất đến giáo dục giới tính. Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục giới tính vào môn Sinh học là thỉnh thoảng. Về hiệu quả hoạt động giáo dục giới tính tại trƣờng THCS Colette chỉ ở mức trung bình khá.

Đối với bộ môn Sinh học 8, là môn học có nhiều nội dung liên quan đến GDGT, tuy nhiên thực trạng về nội dung lồng ghép GDGT chủ yếu thiên về cung cấp kiến thức khoa học, chƣa có các hoạt động rèn kĩ năng cho học sinh về phòng chống xâm hại tinh dục về cách sử dụng các biện pháp tránh thai, về cách xử lí tình huống trong tình bạn tình yêu lứa tuổi học trò. Các giáo viên khi giảng dạy nội dung GDGT trong môn Sinh học 8, chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp cũ vì thế hiệu quả chƣa cao, học sinh khó khăn trong vận dụng kiến thức vào thực tế. Đa số giáo viên gặp nhiều khó khăn trong thiết kế các hoạt động GDGT ngoài chƣơng trình .

Thứ 6. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette đƣợc giáo

viên đề xuất bao gồm 5 nội dung: giáo dục về sự phát triển con ngƣời, giáo dục về sức khỏe sinh sản, hành vi tình dục, giá trị thái độ kĩ năng cá nhân, các mối quan hệ tình bạn tình yêu tuổi học trò. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục giới tính ở chƣơng 2 là cơ sở để ngƣời nghiên cứu tổ chức giáo giáo dục giới tính cho học sinh thông qua dạy học môn Sinh học 8 ở chƣơng sau.

Chương 3

TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 8 CHO HỌC SINH TRƢỜNG THCS COLETTE, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH 3.1. CÁC ĐỊNH HƢỚNG KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 8 CHO HỌC SINH TRƢỜNG THCS COLETTE, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH

Trong các môn khoa học tại trƣờng phổ thông, Sinh học là môn học có nhiều nội dung liên quan đến giáo dục giới tính. Theo cấu trúc chƣơng trình môn Sinh học cấp THCS, nội dung chủ yếu đƣợc phân bố ở các cấp học nhƣ sau:Sinh 6 học về Thực vật, Sinh 7 học về Động vật, Sinh 8 học về cơ thể ngƣời và vệ sinh, Sinh 9 học về cơ chế di truyền và biến dị, sinh thái học môi trƣờng

Nhƣ vậy, xét về nội dung chƣơng trình môn Sinh học 8 có các bài liên quan nhiều đến giáo dục giới tính nhƣ sau:

- Bài 58: Tuyến Sinh dục

- Bài 60: Cơ quan sinh dục nam và nữ

- Bài 61: Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai - Bài 62: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - Bài 64: Các bệnh lây qua đƣờng tình dục

- Bài 65: AIDS

Để có thể lồng ghép nội dung giáo dục giới vào chƣơng trình môn Sinh học 8

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)