Giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2. Giáo dục giới tính

Theo từ điển Giáo dục học của Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, thuật ngữ “giáo dục giới tính” nhằm cung cấp những hiêu biết về giới tính cho trẻ em và thanh thiếu niên, đảm bảo cho nam cũng nhƣ nữ đƣợc phát triển lạnh mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ trong lĩnh vực giới tính. Những kiến thức cơ bản về sự khác biệt về giới tính, về các đặc điểm tâm sinh lí, về các nét tính cách, hành vi khác nhau giữa nam và nữ từ tuổi mẫu giáo đến tuổi dậy thì và tuổi trƣởng thành, giúp các em có thái độ và hành vi đúng đắn về bạn khác giới, có quan hệ tình bạn chân thành trong sáng, có quan hệ tình yêu lành mạnh và có sự chuẩn bị về tâm lý, thể chất cần thiết cho việc xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc trong tâm thế làm cha mẹ đàng hoàng [10].

Theo Nguyễn Quang Mai, giáo dục giới tính đƣợc hiểu “là một quá trình hình thành nên những phẩm chất, đặc điểm, những tâm thế (tức là các chiều hƣớng tâm lý)

của nhân cách con ngƣời, quy định nên thái độ và hành vi cần thiết cho xã hội của con ngƣời đó đối với những đại diện của giới kia” [21, tr8].

Theo Nguyễn Hữu Dũng, “Giáo dục giới tính cho học sinh là hình thành ở họ những tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tƣ, thầm kín nhất của đời sống con ngƣời, hình thành những quan hệ đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, giữa nam và nữ”. Mục đích của giáo dục giới tính “nhằm bồi dƣỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết về giới và giới tính, hình thành cho họ những phẩm chất giới tính của mình, hình thành ở họ thái độ và kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch sự văn minh trong quan hệ với ngƣời khác giới và trong hoạt động đời sống xã hội” [7, tr15].

Theo Bùi Ngọc Oánh, “Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con ngƣời (thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hƣớng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng nhƣ xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển” [27, tr144].

Theo SIECUS, giáo dục giới tính là một quá trình lâu dài, thu thập thông tin, hình thành thái độ, niềm tin và giá trị [55].

Theo UNESCO, giáo dục giới tính toàn diện là một cách tiếp cận phù hợp với lứa tuổi, văn hóa thích hợp để giảng dạy về giới tính và các mối quan hệ bằng cách cung cấp một cách khoa học chính xác, thông tin thực tế, không phán xét. Giáo dục giới tính cung cấp cơ hội để khám phá những giá trị và thái độ của mình và xây dựng các kỹ năng ra quyết định, giao tiếp và giảm thiểu rủi ro về nhiều khía cạnh của tình dục [58]. Nhƣ vậy với định nghĩa này, khái niệm giáo dục giới tính toàn diện nhấn mạnh cách tiếp cận giáo dục giới tính bao gồm cung cấp đầy đủ thông tin khoa học về giới tính, kĩ năng, những giá trị kinh nghiệm bản bản thân để có thể đƣa ra những quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản của bản thân.

Tóm lại: Trong phạm vi đề tài, thuật ngữ “Giáo dục giới tính” đƣợc hiểu là một quá trình giáo dục lâu dài, đƣợc tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị

cho ngƣời đƣợc giáo dục có các kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết để đƣa ra các quyết định đúng, có trách nhiệm trong các mối quan hệ giới tính và quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)