8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.2. Dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống là phƣơng pháp dạy học đƣợc tổ chức theo những chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập đƣợc tổ chức trong một môi trƣờng học tập tạo điều kiện kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối quan hệ xã hội của việc học tập [4].
Trong dạy học theo tình huống, môi trƣờng học phải cung cấp cho học sinh các tình huống tạo điều kiện cho việc kiến tạo tri thức, việc học gắn với bối cảnh. Đặc điểm của dạy học theo tình huống bao gồm [4]:
- Nội dung dạy học xuất phát từ một vấn đề phức hợp.
- Sử dụng đặt vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống, nghề nghiệp.
- Tạo ra khả năng vận dụng đa dạng phong phú trong nhiều tình huống khác nhau. - Tạo cho học sinh khả năng trình bày những điều đã học và suy nghĩ về điều đó. - Tạo điều kiện để học sinh có thể trao đổi lẫn nhau và trao đổi với giáo viên. Các hình thức vận dụng bao gồm:
- Học dựa trên các tình huống có vấn đề gắn với hiện thực và đƣợc cấu trúc hóa. - Học theo các tình huống đa dạng hoặc với nhiều viễn cảnh góc độ.
- Học theo các tình huống và trong quan hệ mang tính xã hội.
Trong giáo dục giới tính cho học sinh, giáo viên đƣa ra các tình huống thực tế về các mối quan hệ xã hội để học sinh có thể vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết. Thông qua đó, các em đƣợc trình bày suy nghĩ cách giải quyết của bản thân, trao đổi với nhau và với giáo viên từ đó học hỏi kinh nghiệm để giải quyết các tình huống tƣơng tự trong cuộc sống. Qua hoạt động xử lí tình huống sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng đƣa ra các quyết định đúng trong các tình huống liên quan đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản.
Ví dụ: Khi giảng dạy về đặc điểm cơ quan sinh dục, giáo viên có thể đƣa ra bài tập tình huống: đang thay đồ trong phòng tắm của bể bơi, em phát hiện có ngƣời lạ cứ
nhìn chằm chằm vào quần của em. Khi em xuống bơi thì ngƣời này cứ tìm cách xáp lại gần và đụng chạm. Em sẽ xử lý nhƣ thế nào?
Học sinh có thể đƣa ra các cách giải quyết khác nhau, các em sẽ thảo luận bàn bạc với nhau và trao đổi với giáo viên. Giáo viên sẽ phân tích chỉnh sửa bổ sung và chốt lại các phƣơng án tối ƣu để các em có thể áp dụng khi gặp các tình huống tƣơng tự.
1.4.3.Phƣơng pháp dạy học thảo luận nhóm
Dạy học theo nhóm là phƣơng pháp dạy học trong đó học sinh đƣợc chia thành các nhóm nhỏ. Trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hơp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó đƣợc trình bày và đánh giá trƣớc toàn lớp [4].
Tiến trình dạy học nhóm gồm các bƣớc [4]:
- Nhập đề: Giới thiệu chủ đề, xác định nhiệm vụ các nhóm, thành lập các nhóm. - Làm việc nhóm: Chuẩn bị chỗ làm việc, lập kế hoạch làm việc, tiến hành giải
quyết nhiệm vụ, chuẩn bị báo cáo kết quả.
- Đánh giá: Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả.
Trong giáo dục giới tính, sử dụng phƣơng pháp dạy học nhóm khi tìm hiểu các kiến thức mới, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống trong thực tiễn. Phƣơng pháp này đƣợc phối hợp cùng các phƣơng pháp dạy học khác nhƣ dạy học theo tình huống, dạy học theo dự án, nhằm tạo ra các sản phẩm học tập có chất lƣợng theo nhóm. Qua học tập theo nhóm, các em đƣợc trao đổi, hợp tác cùng nhau trong việc hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, từng thành viên bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua đó đƣợc tập thể uốn nắn, điều chỉnh.