Phƣơng pháp đàm thoại

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.4. Phƣơng pháp đàm thoại

Đàm thoại là phƣơng pháp dạy học đƣợc đặc trƣng bởi việc trao đổi giữa giáo viên và ngƣời học hoặc giữa ngƣời học với nhau để cùng phát triển bài dƣới sự điều khiển của giáo viên thông qua việc đặt ra những câu hỏi phù hợp với nội dung bài học để từ đó lĩnh hội đƣợc nội dung bài học [4].

- Đàm thoại do giáo viên điều khiển: Giáo viên đƣa ra mục đích, nội dung, đặt các câu hỏi và hƣớng dẫn ngƣời học trả lời phù hợp.

- Đàm thoại tranh luận: Đàm thoại trong quá trình giải quyết một vấn đề nào đó. - Đàm thoại tự do (đàm thoại học sinh): Sau khi dẫn nhập giáo viên lui về vị trí

hậu trƣờng và dành sự thảo luận tiếp theo cho ngƣời học.

- Đàm thoại tìm tòi: Phƣơng pháp này nhằm phát triển suy nghĩ và đánh giá độc lập của ngƣời học. Giáo viên đặt ra hệ thống các câu hỏi sao cho qua việc trả lời các câu hỏi, ngƣời học phát hiện ra kiến thức mới.

Giáo viên phải xây dựng đƣợc hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài học, xác định đƣợc vai trò chức năng của từng câu hỏi, mục đích hỏi, các yếu tố kết nối các câu hỏi, thứ tự hỏi. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần dự kiến các phƣơng án trả lời của học sinh để có thể chủ động thay đổi hình thức, cách thức, mức độ hỏi tránh đơn điệu, tạo hứng thú học tâp cho học sinh. Các mức độ vấn đáp là vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích-minh họa, vấn đáp tìm tòi.

Sử dụng phƣơng pháp đàm thoại trong giáo dục giới tính khi tìm hiểu những kiến thức về giải phẩu và sinh lí hay trong các hoạt động thảo luận, xử lí tình huống. Thông qua đàm thoại học sinh đƣợc trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân qua đó rèn luyện sự tự tin bản lĩnh và kĩ năng giao tiếp. Mặt khác qua việc lắng nghe, phân tích và đánh giá các quan điểm khác nhau đã giúp làm sáng tỏ nội dung bài học. Các em sẽ học hỏi đƣợc kinh nghiệm lẫn nhau thông qua các kiểu đối thoại khác nhau trong giờ học.

Ví dụ: Khi dạy về cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ, giáo viên có thể đặt câu hỏi: - Màng trinh là gì? Vị trí của màng trinh trong cơ quan sinh dục nữ?

- Màng trinh có thể bị tổn thƣơng bởi những tác động nào?

- Em có suy nghĩ nhƣ thế nào về quan niệm: một cô gái bị mất màng trinh trƣớc khi kết hôn là ngƣời có nhân cách không đứng đắn, đàng hoàng?

Từ câu hỏi của giáo viên, học sinh trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân, các em tranh luận với nhau và có thể với cả giáo viên để bảo vệ các quan điểm của mình, các em có thể đặt câu hỏi cho nhau và sử dụng lí lẽ cũng nhƣ các dẫn chứng để minh

họa cho quan điểm cá nhân thêm thuyết phục. Giáo viên là ngƣời chốt lại các vấn đề cuối cùng để các em có thể thấy đƣợc vấn đề đƣợc nhìn nhận dƣới các góc độ khác nhau, nhƣng trên hết qua đó các em có thể thấy rằng để đánh giá một ngƣời con gái tốt xấu không phụ thuộc vào việc còn hay mất màng trinh mà phụ thuộc vào cách cƣ xử, những việc làm mà ngƣời đó thể hiện. Điều quan trọng là bản thân mỗi ngƣời, trƣớc khi quyết định việc gì phải suy nghĩ và cân nhắc đến những mặt tốt, xấu mà hành động đó mang lại, từ đó đƣa ra quyết định một cách đúng đắn và phù hợp.

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)