8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án là một trong số những hình thức tổ chức dạy học theo hƣớng đổi mới đƣợc áp dụng hiện nay. Hình thức dạy học này phù hợp với việc yêu cầu học sinh huy động kiến thức tổng hợp hoặc chuyên sâu về một lĩnh vực để phân tích, tổng kết, đƣa ra kết quả triển khai thực hiện một công việc [5]. Dạy học theo dự án đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu mà mục tiêu giáo dục giới tính đã đặt ra, gắn lý thuyết và thực tiễn. Đây là một trong những hình thức dạy học phát huy cao tính chủ động và sáng tạo của học sinh.
Có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án. Khi phân biệt giữa hình thức và phƣơng pháp dạy học thì dạy học theo dự án là một hình thức
dạy học lớn hay hình thức tổ chức dạy học, vì khi thực hiện một dự án có nhiều phƣơng pháp dạy học cụ thể dƣợc sử dụng. Tuy nhiên, ngƣời ta cũng gọi là phƣơng pháp dự án, khi đó cần hiểu đó là phƣơng pháp phức hợp [4].
Dạy học theo dự án là một hình thức tổ chức dạy học trong đó học sinh tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của
dạy học theo dự án [4,5].
Theo Nguyễn Văn Cƣờng, đặc điểm của dạy học theo dự án bao gồm [4]:
Định hƣớng thực tiễn: Các dự án học tập góp phần gắn việc học trong nhà trƣờng với thực tiễn cuộc sống, trong một số trƣờng hợp việc thực hiện dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
Định hƣớng hứng thú ngƣời học: ngƣời học tham gia chọn đề tài nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
Định hƣớng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn. Thông qua đó, kiểm tra củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng nhƣ rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời học.
Định hƣớng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm đƣợc tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà trong đa số trƣờng hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn. Những sản phẩm này có thể công bố, giới thiệu.
Theo tác giả Nguyễn Văn Cƣờng, dự án có thể chia thành các loại nhƣ sau [4]:
Theo thời gian:
- Dự án nhỏ: Thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.
- Dự án trung bình: Dự án trong một hoặc một số ngày, nhƣng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học.
- Dự án lớn: Dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài nhiều tuần.
Theo nhiệm vụ
- Dự án tìm hiểu: Là dự án khảo sát đối tƣợng.
- Dự án nghiên cứu: Nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tƣợng.
- Dự án kiến tạo: Tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện những nhiệm vụ trang trí, trƣng bày biểu diễn sáng tác.
- Dự án hành động: Tiến hành các hoạt động thực tiễn xã hội. - Dự án hỗn hợp: Các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên.
Quy trình tổ chức dạy học theo dự án
Hiện nay, có nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu về dạy học theo dự án, mỗi tác giả lại thuộc những lịch vực khác nhau vì thế khi đƣa ra những quy trình dạy học thƣờng phù hợp với từng lĩnh vực mà họ đang đảm nhận chính. Cho đến nay, vẫn chƣa có một quy trình chung về dạy học theo dự án đƣợc thống nhất. Một số quy trình đƣợc đƣa ra bao gồm:
Quy trình dạy học theo dự án của tác giả Savoie và Hunghes trong giáo dục Intel [59]. Ở quy trình này, một dự án đƣa ra cần phù hợp với ngƣời học và liên hệ với thực tiến cuộc sống, dự án không chỉ gói gọn trong một môn học mà có thể mở rộng ra các môn học khác. Tuy nhiên các bƣớc thực hiện chƣa cụ thể, khó áp dụng vào lĩnh vực dạy học.
Trong Cấu trúc đề cƣơng dạy học theo dự án của tác giả Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hƣng [5], Cấu trúc dạy học theo dự án đƣợc môt tả qua các phần gồm:
- Giới thiệu hoàn cảnh - Nêu nhiệm vụ
- Tìm, khai thác nguồn thông tin - Tiến hành theo quy trình - Đánh giá, kết luận
Các phần đầu gồm các bƣớc đƣợc đƣa ra khá rõ ràng, tuy nhiên phần đánh giá kết luận gồm các bƣớc đƣơc mô tả có thể gây rối cho ngƣời thực hiện.
Quy trình dạy học theo dự án của tác giả Nguyễn Văn Cƣờng, gồm 5 giai đoạn [4], đƣợc mô tả thành các bƣớc cụ thể sau:
Bảng 1.1. Quy trình dạy học theo dự án
Các giai đoạn Mô tả cấu trúc chi tiết
Khởi động Gợi ý chủ đề dự án và phát triển các ý tƣởng đối với dự án. Thảo luận các ý tƣởng và quyết định về chủ đề dự án Xây dựng kế
hoạch
Lập kế hoạch tiến trình dự án, xác định các họat động và phân công lao động
Thực hiện Thu thập và đánh giá thông tin, sử dụng thông tin giải quyết các nhiệm vụ dự án theo phân công. Tạo ra sản phẩm dự án
Trình bày kết quả Thu thập sản phẩm dự án. Trình bày kết quả và sản phẩm dự án Đánh giá Đánh giá quá trình và kết quả dự án, rút kinh nghiệm cho dự án
tiếp theo
Như vậy: Trong phạm vi đề tài, quy trình dạy học theo dự án đƣợc hiểu là tiến trình các bƣớc tổ chức dạy học theo dự án. Để tổ chức giáo dục giới tính theo dự án, đề tài xây dựng tiến trình dạy học theo các bƣớc mà tác giả Nguyễn Văn Cƣờng đã nêu. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án đƣợc thể hiện chi tiết trong sơ đồ 1.1.
Chƣa đạt
Đạt Chƣa đạt
Đạt
Sơ đồ 1.1. Quy trình dạy học theo dự án
Xác định chủ đề và mục tiêu dự án Xây dựng kế hoạch thực hiện Thực hiện dự án Trình bày kết quả Đánh giá dự án Chƣa đạt Đạt Sản phẩm dự án HS thu thập, đánh giá thông tin
HS quyết định phƣơng án thực hiện
HS thử nghiệm các phƣơng án qua thực tiễn GV gợi ý chủ đề, giao nhiệm vụ cho nhóm
HS cụ thế hóa các ý tƣởng, xác định mục tiêu dự án
HS xác định các công việc cần làm, dự trù kinh phí, phƣơng tiện
HS xây dựng kế hoạch: phân công nhiệm vụ, tiến trình thời gian ĐG Chủ đề dự án ĐG Kiểm tra, điều chỉnh lại kế hoach Định hƣớng Chƣa đạt
HS thu thập các sản phẩm, thông tin có đƣợc, có thể viết báo cáo, thu hoạch hay xây dƣng tình
huống thành vở kịch ĐG
HS tạo ra sản phẩm và thông tin mới
HS trình bày sản phẩm trƣớc lớp học
HS tự đánh giá
Các nhóm đánh giá lẫn nhau
GV đánh giá, rút kinh nghiệm Đạt
Giai đoạn 1. Xác định chủ đề và mục tiêu dự án
Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuât ý tƣởng, xác định chủ đề và mục tiêu của dự án. Cần tạo đƣợc tình huống xuất phát chứa đựng vấn đề hoặc một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của ngƣời học cũng nhƣ ý nghĩa xã hội của đề tài. Giáo viên có thể giới thiệu một số hƣớng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Trong trƣờng hợp thích hợp sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía ngƣời học, giai đoạn này có thể mô tả thành đề xuất sáng kiến và thảo luận về sáng kiến [4].
Nhƣ vậy, khi thiết kế một dự án học tập liên quan tới giáo dục giới tính cho học sinh giáo viên cần xuất phát từ các tình huống có vấn đề trong thực tiễn cuộc sống liên quan tới vấn đề giáo dục giới tính. Các tình huống có thể lựa chọn là các vấn đề mang tính thời sự nhƣ tin tức các vụ xâm hại tình dục trẻ em, các vụ án quấy rối tình dục trong trƣờng học, hay nạn bạo lực học đƣờng của các học sinh nữ liên quan đến mâu thuẫn tình cảm. Hiệu quả hơn, tình huống có vấn đề có thể xuất phát từ thực tế ngay tại trƣờng lớp học, tình trạng yêu sớm của học sinh với cách thể hiện gây phản cảm ảnh hƣởng đến mĩ quan trƣờng học, tình trạng nạo phá thai trong học sinh... Các chủ đề mà giáo viên đƣa ra càng gần gũi và thiết thực, cấp thiết thì càng tạo sự kích thích hứng thú trong học tập, mặt khác khi thực hiện dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực, góp phần giải quyết các vấn đề gặp phải.
Mục tiêu giáo dục giới tính cần đƣợc cụ thể hóa thành các mục có đƣợc kiến thức gì, kĩ năng thái độ ra sao sau khi học tập, điều này sẽ giúp định hƣớng cho quá trình thực hiện dự án. Giáo viên phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. Trên cơ sở ý tƣởng, mục tiêu chung, học sinh các nhóm cụ thể hóa thành các ý tƣởng và mục tiêu cụ thể của dự án nhóm mình.
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề phòng chống xâm hại tình dục có thể sử dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án qua dự án xây dựng cách ứng phó khi bị xâm hại tình dục Đặt vấn đề: hiện nay trên thông tin đại chúng tin tức về các vụ án xâm hại tình dục đối với đối tƣợng học sinh ngày càng nhiều, gần đây nhất là vụ án xâm hại tình dục gây chấn động dƣ luận của một bảo vệ đối với một số học sinh nữ trƣờng tiểu học
bán trú La Pán Tẩn, tỉnh Lào Cai. Cách đây không lâu, tại trƣờng THCS Colette có một học sinh nữ trên đƣờng từ nhà đến trƣờng đã bị một ngƣời đàn ông nhờ mang hộ chồng sách về nhà nhƣng lại chỉ dẫn đƣờng vào một khách sạn trên địa bàn, may mắn em này không theo lên phòng mà nhanh trí từ chối và chạy đến trƣờng nên không có sự việc đau lòng xảy ra, sau sự việc em đã báo với thầy cô giám thị và câu chuyện đƣợc cảnh báo tới toàn trƣờng. Vậy làm thế nào để đối phó trong các tình huống tƣơng tự trên. Em và nhóm của em là thành viên của tổ Biệt đội giải cứu, chuyên gỡ rối cho các tình huống khó đỡ mà học sinh hay gặp phải, hãy xây dựng cách ứng phó trong các trƣờng hợp sau:
- Bị đụng chạm khi đi xe Bus
- Bị sàm sỡ bởi ngƣời lạ khi đi một mình nơi vắng vẻ
- Bị các đối tƣợng ngƣời quen trong gia đình có hành vi xâm hại tình dục
- Bị chính các đối tƣợng nhƣ giáo viên, nhân viên hay bạn bè có hành vi xâm hại tình dục
Giai đoạn 2. Xây dựng kế hoạch
Trong giai đoạn này ngƣời học với sự hƣớng dẫn của giáo viên xây dựng kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong vệc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phƣơng pháp tiến hành và phân công làm việc nhóm [4].
Có thể nói xây dựng kế hoạch là một khâu rất quan trọng trong tiến trình dự án. Việc xây dựng kế hoạch, phân công càng chi tiết cụ thể thì càng đảm bảo sự thành công của dự án tiến hành. Học sinh và mỗi nhóm trên cơ sở nhiệm vụ đƣợc giao phải xác định công việc, liệt kê các hoạt động và nội dung công việc cụ thể, phân công cụ thể công việc cho từng thành viên. Xây dựng kế hoạch tiến trình thực hiện, chuẩn bị nguồn lực, phƣơng tiện, thời gian tiến hành, chi phí cần cho dự án.
Giáo viên kiểm tra kế hoạch và điều kiện thực hiện dự án ở các nhóm, theo dõi và hỗ trợ cho học sinh, xem xét đến tính khả thi của dự án và ra quyết định tiếp tục tiến trình hay điều chỉnh lại. Mặt khác giáo viên cần quy định thời gian cụ thể, nhƣ thời
gian triển khai, thời gian báo cáo tiến độ công việc, thời gian công bố kết quả. Cần có sự kiểm tra thƣờng xuyên để đốc thúc và hỗ trợ động viên các em đi đúng hƣớng, kịp tiến độ. Kế hoạch tổ chức của giáo viên sẽ là cơ sở để học sinh xây dựng kế hoạch của nhóm mình. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có kế hoạch hỗ trợ cho học sinh về tài liệu, kênh thông tin liên lạc, phƣơng tiện thực hiện, nguồn thông tin tra cứu bao gồm các trang web, sách về đề tài giáo dục giới tính.
Giai đoạn 3. Thực hiện dự án
Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này ngƣời học thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lí thuyết, các phƣơng án giải quyết vấn đề đƣợc thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới đƣợc tạo ra [4].
Trong công đoạn này, học sinh tự lực làm việc theo nhóm, bao gồm: - Thảo luận nhóm xác định nhiệm vụ, thu thập và xử lí thông tin. - Quyết định phƣơng án giải quyết các nhiệm vụ.
- Thử nghiệm các phƣơng án qua thực tiễn. - Tạo ra các sản phẩm dự án.
Bản thân nhóm trƣởng trên cơ sở phân công công việc từ ban đầu, phải theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện theo kế hoạch. Vai trò của giáo viên lúc này chỉ đóng vai trò cố vấn, hƣớng dẫn các nguồn thông tin tra cứu tham khảo.
Trong một số trƣờng hợp đối với các công việc phức tạp nhƣ cắt ghép, xử lí phim ảnh, làm video... giáo viên có thể hỗ trợ thêm cho các em về mặt kĩ thuật. Giáo viên cần theo dõi thƣờng xuyên, kiểm tra đốc thúc các nhóm theo kế hoạch đã đặt ra để đảm bảo việc thực hiện dự án theo kịp tiến độ.
Giai đoạn 4. Trình bày kết quả
Kết quả thực hiện dự án có thể đƣợc viết dƣới dạng thu hoạch, báo cáo, bài báo.... Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất đƣợc tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm hành động của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn
việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tac động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể đƣợc trình bày giữa các nhóm học sinh trong lớp, có thể đƣợc giới thiệu trong nhà trƣờng hay ngoài xã hội [4].
Việc tạo ra một sản phẩm dự án đảm bảo hiệu quả về giáo dục phải bao gồm vừa hoàn thiện về nội dung, vừa đẹp về hình thức. Vì thế giáo viên cần cung cấp cho học sinh tiêu chí đánh giá cụ thể để có thể tao ra những sản phẩm dự án chất lƣợng mang ý nghĩa xã hội. Các sản phẩm dự án của giáo dục giới tính có thể trình bày dƣới dạng một vở kịch về tình huống ứng phó khi bị xâm hại tình dục hay cũng có thể là tổ chức sinh hoạt hƣớng dẫn việc sử dụng biện pháp tránh thai... Các sản này cũng có thể là một bản điều tra về thực tế tình hình dậy thì của học sinh trong lớp và những hiểu biết liên quan đến kiến thức giới tính. Học sinh có thể sử dụng các phần mềm tin học nhƣ word, exel, powepoint hay hiệu chỉnh video để hỗ trợ cho quá trình xử lí các số liệu và trình bày các sản phẩm.
Thông qua việc giới thiệu sản phẩm dự án trƣớc lớp học, học sinh đƣợc rèn luyện