8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.6. ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẤT VÀ TÂM LÝ HỌC SINH THCS
1.6.1. Đặc điểm thể chất
Học sinh THCS (11 đến 15 tuổi) có sự phát triển rất nhanh về thể chất. Sự phát triển nhanh về hệ xƣơng cơ, khiến các em trở nên lóng ngóng, vụng về. Sự thay đổi về hệ thống nội tiết tố, khiến nam sinh vỡ giọng chuyển sang chất giọng nam trầm, vai rộng ngực nở. Nữ sinh mang hình dáng của thiếu nữ với ngực hông nở, da dẻ mịn màng, giọng nói nhẹ nhàng hơn.
Nhƣ vậy, học sinh THCS đã có sự thay đổi lớn về hình dáng và hầu hết các em đã mang dáng dấp của những chàng trai, cô gái trƣởng thành. Tuy thế, sự phát triển về thể chất lại không đi kèm với sự phát triển về mặt tâm lí, điều này đã gây ra không ít rắc rối cho các em ở lứa tuổi THCS [18].
1.6.2. Đặc điểm tâm lý
Học sinh THCS không chỉ có những biến đổi về mặt thể chất mà còn có những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý. Các em ý thức đƣợc sự lóng ngóng, vụng về của mình và cố che dấu bằng những điệu bộ không tự nhiên, cầu kì, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để ngƣời khác không chú ý đến vẻ bề ngoài của mình. Chỉ một sự mỉa mai chế giễu nhẹ nhàng về hình thể, tƣ thế, thế đi đứng của các em đều gây cho các em những phản ứng mạnh mẽ.
Do tuyến nội tiết hoạt động mạnh khiến cho các em có lúc dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng. Vì thế, ta thấy ở các em thƣờng có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và có những xúc động mạnh. Hệ thần kinh của lứa tuổi này còn chƣa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu. Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trƣớc sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng của ngƣời lớn.
Tâm trạng của các em thay đổi nhanh chóng, thất thƣờng, có lúc đang vui nhƣng chỉ vì một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay, hoặc đang lúc bực mình nhƣng gặp điều gì thích thú lại cƣời ngay.
Thái độ của các em đối với những ngƣời xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn. Cách biểu hiện cảm xúc cũng có nhiều điểm đặc biệt, đó là tính cách bồng bột, dễ bị kích động, dễ thay đổi.
Do tác động của những kích thích nhƣ thế, thƣờng gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngƣợc lại bị kích động mạnh, một số em rơi vào trạng thái uể oải, thờ ơ, số khác có thể có những hành vi xấu, không đúng bản chất.
Học sinh lứa tuổi này có khả năng tự ý thức và tự đánh giá cao, mong muốn thay đổi kiểu quan hệ theo hứớng giảm quyền hạn của ngƣời lớn và tăng quyền hạn của chính mình. Các em muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động để thử sức mình nhằm đạt tới cái mình muốn để chứng tỏ mình đã trƣởng thành.
Ở giai đoạn này thƣờng xảy ra xung đột giữa các em với cha mẹ vì họ cho rằng các em vẫn còn trẻ con. Điều đó đã tạo ra một khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Để làm mất khoảng cách này, các bậc cha mẹ phải thƣờng xuyên quan tâm đến những suy nghĩ của các em, những biến đổi tâm lý đang diễn ra để có thể hiểu đƣợc con mình và trở thành những “ngƣời bạn” đáng tin cậy của các em.
Về mặt giao tiếp, nhu cầu giao tiếp với bạn phát triển rất mạnh, các mối quan hệ đƣợc mở rộng, nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân đƣợc tăng lên rõ rệt. Bạn bè trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống của các em. Với các em, tình bạn trở nên sâu sắc hơn, rất bền vững có thể kéo dài đến suốt cuộc đời và có ảnh hƣởng qua lại rất lớn, ảnh hƣởng đó có thể là tích cực nhƣng cũng có khi là tiêu cực. Do vậy, mà việc lựa chọn bạn ở lứa tuổi này đóng vai trò vô cùng quan trọng [18].
Ở lứa tuổi này, các em nam và nữ đã xuất hiện những rung cảm mới về nhau, xuất hiện sự quan tâm chăm sóc đến nhau, những rung cảm này có thể tồn tại lâu dài và các em thƣờng tìm cách che giấu nó. Một số học sinh có sự rung cảm sâu sắc, để lại những ấn tƣợng khó quên, điều này ảnh hƣởng đến đời sống tình cảm của trẻ, có thể dẫn đến tâm trạng chán nản buồn bã nếu không đƣợc đáp lại hoặc ngƣợc lại khi tình cảm đƣợc đáp ứng sẽ mang lại cho trẻ sự hƣng phấn , tích cực.
Tình cảm khác giới của học sinh THCS ở lớp 6-7 còn hạn chế, nhƣng sang lớp 8-9 tình cảm này nảy sinh thƣờng xuyên hơn, có sự khác biệt giữa biểu hiện cảm xúc
giữa các em nam và nữ. Lúc đầu sự quan tâm ngƣời khác giới của các em có xu hƣớng tràn lan và biểu hiện dƣới hình thức chọc ghẹo, gây sự với các bạn nữ. Nhƣng chỉ đến khoảng giữa cấp học, tính chất quan hệ này sẽ thay đổi, xuất hiện sự ngập ngùng, dè dặt, ngại va chạm trực tiếp. Nhìn chung trẻ ở tuổi này đều có thái độ tò mò với những mối quan hệ nảy sinh trong sự phát triển giới [13,18, 38].
Như vậy: Do sự phát triển về thể chất và tâm lí của học sinh THCS nên việc giáo dục giới tính lứa tuổi này là rất cần thiết. Giáo dục giới tính giúp học sinh nâng cao nhận thức về giới, tính dục, đồng thời giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong các mối quan hệ. Trên cơ sở hiểu biết về những mặt lợi hại của vấn đề, học sinh THCS có thể đƣa ra những quyết định đúng trong các tình huống liên quan đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của bản thân.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, ngƣời nghiên cứu đã tổng hợp đƣợc các vấn đề sau:
Tìm hiểu tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục giới tính trên thế giới và Việt Nam, khái quát đƣợc các hƣớng nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính, qua đó tìm ra đƣợc hƣớng nghiên cứu mới của đề tài.
Tổng hợp cơ sở lí luận về giáo dục giới tính, bao gồm: khái niệm về giới tính và giáo dục giới tính; mục đích, chủ để, nội dung của giáo dục giới tính cho học sinh lứa tuổi trung học cơ sở. Từ cơ sở lí luận khoa học này, ngƣời nghiên cứu vận dụng để xây dựng các hƣớng nghiên cứu của đề tài bao gồm xây dựng mục đích, chủ đề và nội dung giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, tp.Hồ Chí Minh.
Xác định đƣợc các hình thức tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở hiện nay ở nƣớc ta, phân tích các ƣu nhƣợc điểm của từng hình thức, qua đó lựa chọn hƣớng nghiên cứu của đề tài, đó là nghiên cứu về giáo dục giới tính qua hình thức tích hợp vào môn Sinh học 8.
Nghiên cứu về một số phƣơng pháp dạy học và kĩ thuật dạy học đƣợc sử dụng khi dạy học nội dung giáo dục giới tính. Đề xuất quy trình tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh THCS thông qua dạy học môn Sinh học 8.
Nghiên cứu về đặc điểm thể chất và tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
Kết quả nghiên cứu về lí luận là cơ sở để tìm hiểu thực trạng và tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRƢỜNG THCS COLETTE, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG THCS COLETTE, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH
Trƣờng THCS Colette tọa lạc tại địa chỉ số 10, Hồ Xuân Hƣơng, phƣờng 6, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là ngôi trƣờng có bề dày lịch sử và nhiều thành tích trong hoạt động dạy và học.
Hình 2.1. Hình ảnh trƣờng THCS Colette
Tình hình đội ngũ trƣờng THCS Colette:
Toàn trƣờng có 93 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 74 giáo viên, 3 cán bộ quản lý và 16 nhân viên. Đội ngũ giáo viên nhà trƣờng đều đạt chuẩn trở lên, trong đó có 6 giáo viên trình độ cao đẳng, 61 giáo viên trình độ đại học và 7 giáo viên trình độ thạc sĩ.
Xét về độ tuổi, số giáo viên tuổi còn trẻ dƣới 40 tuổi có 43 ngƣời chiếm 58,1%, từ 40 tới 50 tuổi có 17 ngƣời chiếm 23%, từ 50 tuổi trở lên có 14 ngƣời chiếm 1,9%. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, chuyên môn vững và số lƣợng giáo viên trẻ đông đảo là một trong những mặt thuận lợi của nhà trƣờng. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt, nhạy bén trong tiếp cận các phƣơng pháp dạy học mới và vận dụng linh hoạt vào quá trình giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.
Hình 2.3: Tập thể cán bộ, giáo viên trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Tình hình học sinh trƣờng THCS Colette:
Năm học 2016-2017 trƣờng có 1733 học sinh trong đó chia ra các khối lớp:
Bảng 2.1: Tổng số học sinh chia theo các khối lớp
Tổng số Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Toàn trƣờng có 881 em nữ, trong đó khối 8 có 256 em, chiếm 50,8% số học sinh toàn trƣờng
Xét về độ tuổi trƣờng có:
Bảng 2.2. Tổng số học sinh chia theo độ tuổi
Tổng số 11 tuổi 12 tuổi 13 tuổi 14 tuổi Trên 14 tuổi
1733 436 388 492 400 17
Riêng khối 8, trong tổng số 503 em có 491 em 13 tuổi chiếm 97,6%, còn lại 12 em 14 tuổi chiếm tỉ lệ 2,4% .
Trong học kỳ I, năm học 2016-2017, kết quả toàn trƣờng nhƣ sau:
- Về hạnh kiểm: Toàn trƣờng 99,5 % từ trung bình trở lên trong đó hạnh kiểm tốt chiếm tỉ lệ 91,9%
- Về học lực: Có 94,2% học sinh đạt trung bình trở lên, trong đó tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi là 74,4%, học sinh trung bình chiếm 19,8% , tỉ lệ học sinh yếu chiếm 5,8%
Học sinh của trƣờng đa số cƣ trú thuộc địa bàn quận 3 và một số ít ở các quận lân cận, điều này tạo thuận lợi cho học sinh trong việc đi lại và học tập.
Tình hình cơ sở vật chất trƣờng THCS Colette
100% phòng học tại trƣờng THCS Colette đƣợc trang bị máy lạnh, máy chiếu. Các phòng chức năng đƣợc gắn bảng tƣơng tác phục vụ cho công tác giảng dạy.
Điều kiện cơ sơ vật chất hiện đại đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động dạy và học của nhà trƣờng.
Như vậy: Các số liệu thống kê về tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh
và cơ sở vật chất tại trƣờng học cho thấy, bên cạnh những thuận lợi về trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ cán bộ giáo viên, cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác dạy và học, hoạt động giảng dạy của trƣờng THCS Colette cũng gặp phải một số khó khăn. Chất lƣợng học sinh không đồng đều và số lƣợng học sinh đông trên một lớp học, gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động học tập trong lớp. Điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy của trƣờng.
2.2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI TRƢỜNG VỀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI TRƢỜNG THCS COLETTE, QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và đánh giá của học sinh về các nội dung liên quan đến hoạt động giáo dục giới tính tại trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Trong năm học 2016-2017, đề tài tiến hành khảo sát trên 439 học sinh khối 8, trong đó có 227 em nữ và 212 em nam.
Để tài sử dụng phối kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Khảo sát bằng bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn và quan sát trong quá trình nghiên cứu, nhằm thu thập các thông tin để tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về các nội dung giáo dục giới tính, lý do học sinh e ngại khi tham gia hoạt động giáo dục giới tính và mức độ biểu hiện hành động trong các mối quan hệ khác giới của học sinh. Ngoài ra đề tài còn tìm hiểu mong muốn của học sinh khi tham gia vào các hoạt động giáo dục giới tính, đánh giá của các em về việc trang bị các kiến thức và kĩ năng liên quan đến giáo dục giới tính và các hình thức giáo dục giới tính tại trƣờng THCS Colette.
2.2.1. Nhận thức về các nội dung giáo dục giới tính của học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
2.2.1.1. Nhận thức về các dấu hiệu tuổi dậy thì của học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Những năm gần đây tại Việt Nam, tình hình dậy thì của trẻ ngày càng đến sớm hơn so với độ tuổi trung bình những năm trƣớc kia. Một trong những nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ em thành phố vùng nội đô thƣờng dậy thì sớm hơn vùng ven, con em các gia đình có điều kiện kinh tế dậy thì sớm hơn so với nhóm nghèo, nhóm các em truy cập mạng thƣờng xuyên dậy thì sớm hơn nhóm không truy cập mạng Internet [30].
Nguyên nhân đƣợc đề cập, là do chế độ dinh dƣỡng và sự phát triển của mạng thông tin rộng rãi nên các em dễ tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn hơn so với trƣớc kia, khiến cho các em phát triển nhanh hơn, tuổi dậy thì đến sớm hơn. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng nhận thức đúng về các dấu hiệu của tuổi dậy thì, để từ đó ý
thức đƣợc sự phát triển của bản thân và có sự chuẩn bị tâm lý phù hợp cho những thay đổi diễn ra trong giai đoạn này.
Để tìm hiểu nhận thức của học sinh trƣờng THCS Colette về các dấu hiệu của tuổi dậy thì, đề tài tiến hành khảo sát trên 439 học sinh. Kết quả nhận thức của 212 học sinh nam và 227 học sinh nữ của trƣờng THCS Colette về các dấu hiệu của tuổi dậy thì đƣợc phân tích chi tiết trong phần dƣới dây:
Thứ 1: Nhận thức của học sinh nam về các dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam giới
Bảng 2.3: Nhận thức của học sinh nam về các dấu hiệu dậy thì của nam giới
TT Dấu hiệu tuổi dậy thì nam giới Số lƣợng Tỉ lệ %
1 Lớn nhanh cao vƣợt 159 75.0
2 Sụn giáp phát triển, lộ hầu 82 38.7
3 Vỡ tiếng, giọng ồm 144 67.9
4 Mọc ria mép 139 65.6
5 Mọc lông nách 127 59.9
6 Mọc lông mu ( lông ở cơ quan sinh dục) 173 81.6
7 Cơ bắp phát triển 123 58.0
8 Cơ quan sinh dục to ra 146 68.9
9 Tuyến mồ hôi tuyến nhờn phát triển 130 61.3
10 Xuất hiện mụn trứng cá 119 56.1
11 Xuất tinh lần đầu 103 48.6
12 Vai rộng ngực nở 96 45.3
Kết quả thống kê cho thấy, hầu hết nam học sinh khối 8 nhận biết đƣợc các dấu hiệu của tuổi dậy thì, trong đó dấu hiệu đƣợc các nam sinh nhận biết nhiều nhất là mọc lông mu chiếm tỉ lệ 81,6%, sau đó là dấu hiệu về lớn nhanh cao vƣợt đạt tỉ lệ 75%, dấu hiệu cơ quan sinh dục to ra có tỉ lệ nhận biết là 68,9%.
Các dấu hiệu đƣợc nhận biết ít hơn là xuất tinh lần đầu và vai rộng ngực nở, tỉ lệ dƣới 50%. Trong đó dấu hiệu xuất tinh lần đầu là dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy
thì, đánh dấu sự trƣởng thành về măt sinh dục và khả năng sinh sản có tỉ lệ nhận biết thấp, chiếm 48,6%.
Thứ 2: Nhận thức của học sinh nữ về các dấu hiệu dậy thì của nữ giới
Khi thống kê kết quả nhận thức của học sinh nữ về các dấu hiệu tuổi dậy thì của nữ giới, ngƣời nghiên cứu thu đƣợc kết quả trong bảng sau:
Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh nữ về các dấu hiệu dậy thì của nữ giới
TT Dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nữ giới Số lƣợng Tỉ lệ %
1 Lớn nhanh 168 74.0