8. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.3.1. Thực trạng nội dung giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học 8 cho học sinh
cho học sinh trường THCS Colette quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Kết quả phỏng vấn các giáo viên dạy môn Sinh học 8 về nội dung giáo dục giới tính trong chƣơng trình sách giáo khoa môn Sinh học 8 đều cho thấy, các nội dung giáo dục giới tính đƣợc giảng dạy bao gồm: Tuyến sinh dục; Cơ quan sinh dục nam; Cơ quan sinh dục nữ; Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai; Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai; Các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và cách phòng tránh; HIV/AIDS. Nội dung của từng bài chủ yếu đi sâu vào các kiến thức khoa học, thiếu các hoạt động nhằm hình thành kĩ năng cho học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục, kĩ năng xử lí tình huống trong tình bạn, tình yêu
lứa tuổi học trò. Các giáo viên cho biết, vì trong chƣơng trình không đề cập đến các nội dung này nên hầu hết giáo viên khi giảng dạy đều cảm thấy lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi muốn thiết kế các hoạt động khác, ngoài chƣơng trình sách giáo khoa.
Riêng đối với kiến thức phòng tránh thai, nội dung sách giáo khoa chủ yếu cung cấp các kiến thức lí thuyết về cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, nhƣng ít đề cập đến từng biện pháp cụ thể. Việc chỉ giới thiệu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai mà không giới thiệu biện pháp cụ thể đƣa đến sự mơ hồ trong học sinh, khiến các em gặp nhiều khó khăn trong thực tế trong lựa chọn và sử dụng các biện pháp tránh thai.
Để tìm hiểu sâu nội dung trên, ngƣời nghiên cứu phỏng vấn một số học sinh, sau khi đã đƣợc học nội dung giáo dục giới tính về cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai nhƣ trong nội dung sách giáo khoa môn Sinh học 8 cung cấp. Hầu hết các em đều nắm rất chắc phần lí thuyết về cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, thế nhƣng khi đƣợc yêu cầu kể về một số biện pháp tránh thai cụ thể tƣơng ứng với từng biện pháp thì những em này chỉ kể đƣợc 2 biện pháp là “Sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai”. Điều đáng nói là các em không phân biệt đƣợc các biện pháp mà mình đã kể có cơ sở khoa học là gì, riêng biện pháp sử dụng thuốc để tránh thai học sinh cũng không phân biệt đƣợc có những loại thuốc tránh thai nào, công dụng ra sao và dựa trên cơ sở khoa học nào. Khi đƣợc hỏi những điều thực tế nhƣ “ có nhìn thấy hay biết cách sử dụng các biện pháp đó chƣa” thì hầu hết các em đều không biết gì về cách sử dụng, nhiều em chỉ nghe nói đến qua sách vở chứ chƣa đƣợc nhìn thấy hình dáng của bao cao su hay viên thuốc tránh thai trông nhƣ thế nào.
Nhƣ vậy, nội dung giáo dục giới tính theo chƣơng trình sách giáo khoa môn Sinh học 8 đề cập còn chủ yếu thiên về cung cấp kiến thức lí thuyết, chƣa chú trọng đến kiến thức thực tế, những kĩ năng cần hình thành cho học sinh để các em có thể vận dụng vào cuộc sống trong bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân. Một số kiến thức về giáo dục giới tính rất cần thiết trong đời sống chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình học đƣa đến sự thiệt thòi cho học sinh vì không đƣợc trang bị kiến thức giới tính đầy đủ và gây
sự khó khăn cho giáo viên nếu muốn thiết kế thêm các hoạt động giáo dục giới tính liên quan.
2.3.3.2. Thực trạng phương pháp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học 8 cho học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Kết quả phỏng vấn về phƣơng pháp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học 8, cho học sinh trƣờng THCS Colette cho thấy, tuy mỗi giáo viên có một phƣơng pháp dạy học riêng, thế nhƣng phƣơng pháp dạy học theo nhóm là phƣơng pháp đƣợc đa số các giáo viên sử dụng, đây là phƣơng pháp đặc trƣng trong bộ môn Sinh học. Bên cạnh đó, phƣơng pháp đàm thoại đƣợc một số giáo viên sử dụng khi cần khai thác kiến thức từ học sinh.
Phỏng vấn sâu các giáo viên về nội dung trên, có giáo viên trong quá trình giảng dạy còn sử dụng phƣơng pháp thuyết trình và giao bài tập cho các nhóm chuẩn bị để trình bày trƣớc lớp. Các giáo viên đều thừa nhận, bản thân đều sử dụng các phƣơng pháp cũ, sử dụng trong dạy học môn Sinh học để giảng dạy nội dung giáo dục giới tính và không có sự sáng tạo trong sử dụng các phƣơng pháp dạy học mới.
Khi đƣợc hỏi về một số phƣơng pháp nhƣ: dạy học theo dự án, dạy học theo tình huống thì đa số giáo viên đều cho biết, bản thân có biết tới các phƣơng pháp này, tuy nhiên chƣa sử dụng trong quá trình giảng dạy, kể cả trong giảng dạy nội dung giáo dục giới tính. Các thầy cô cho rằng khó áp dụng đƣợc các phƣơng pháp dạy học mới vì do hạn chế về thời gian. Có giáo viên thú thực, thời điểm giảng dạy rơi vào cuối chƣơng trình nên không đầu tƣ nhiều về phƣơng pháp. Đa phần giáo viên đều cảm thấy khó khăn khi thiết kế các hoạt động giáo dục giới tính tƣơng ứng.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, ngƣời nghiên cứu phỏng vấn một số học sinh sau khi đƣợc học các nội dung giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học 8 theo các phƣơng pháp giảng dạy hiện nay tại trƣờng Colette. Phần lớn các học sinh đều cảm thấy không hài lòng và thích thú với phƣơng pháp giảng dạy trong các bài giảng về giáo dục giới tính tại trƣờng THCS Colette hiện nay. Lí do mà các em đƣa ra là các hoạt động đƣợc tổ chức trên lớp học nhàm chán, đƣợc thiết kê nhƣ trong sách giáo khoa, không có gì mới, trong khi các em lại mong muốn đƣợc học nhiều hơn về
thực tế. Thêm vào đó, một số kiến thức các em đã biết và muốn đƣợc tạo điều kiện để chia sẻ cùng bạn bè nhƣng lại không đƣợc. Đa phần học sinh đều cảm thấy ngại ngần không dám đƣa ra thắc mắc của bản thân và phần lớn học sinh đều lúng túng không vận dụng đƣợc kiến thức giới tính trong xử lí các vấn đề thực tế gặp phải.
Nhƣ vậy, kết quả phỏng vấn giáo viên và học sinh cho thấy, nội dung giáo dục giới tính đƣợc tích hợp trong chƣơng trình môn Sinh học 8 hiên nay còn chủ yếu thiên về kiến thức khoa học, chƣa chú trọng hình thành các kĩ năng về chăm sóc sức khỏe, về phòng chống xâm hại tình dục, xử lí tình huống trong tình bạn tình yêu lứa tuổi học trò. Nhiều nội dung chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy, gây khó khăn cho giáo viên khi thiết kế các hoạt động. Các phƣơng pháp dạy học hiện đang sử dụng để giảng dạy nội dung giáo dục giới tính trong môn Sinh học 8 chƣa phong phú. Chƣa khai thác đƣợc tốt các kiến thức và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục giới tính. Vì thế, để giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học 8 hiệu quả cần tích hợp thêm một số nội dung giáo dục giới tính vào chƣơng trình. Thiết kế phƣơng án vận dụng các phƣơng pháp dạy học phù hợp vào giáo dục giới tính và các hoạt động giáo dục giới tính nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học 8 cho học sinh.
2.3.4. Đề xuất của giáo viên về nội dung và biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Để việc giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette đạt hiệu quả tốt, đề tài thu thập thêm ý kiến đóng góp từ giáo viên về nội dung và các biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
2.3.4.1. Đề xuất của giáo viên về nội dung giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Để tìm hiểu các nội dung giáo dục giới tính phù hợp cho học sinh trƣờng THCS Colette, đề tài tìm hiểu đề xuất của giáo viên về các nội dung giáo dục giới tính mà trƣờng THCS Colette nên dạy cho học sinh.Kết quả thống kê cho thấy, đa số giáo viên
đề xuất 5 nội dung cần giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette. Tuy nhiên, tỉ lệ đề xuất khác nhau ở từng nội dung, nhƣ sau :
Toàn bộ giáo viên tham gia khảo sát (100%), đều đề xuất các nội dung cần giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette nhƣ: sức khỏe sinh sản, sự phát triển con ngƣời, giá trị thái độ kĩ năng và các mối quan hệ tình bạn tình yêu lứa tuổi học trò.
Riêng nội dung hành vi tình dục nhận đƣợc tỉ lệ đề xuất thấp hơn: + Hành vi tình dục và đáp ứng tình dục có 72,5% giáo viên đề xuất + Kiêng nhịn và thủ dâm có 70,6% giáo viên đề xuất
Bảng 2.18: Đề xuất của giáo viên về nội dung giáo dục giới tính mà trƣờng THCS
Colette nên dạy cho học sinh
TT Nội dung Phù hợp
Không phù hợp
SL % SL %
Sự phát triển con ngƣời:
1 Tuổi dậy thì 50 98.0 1 2.0
2 Nhận dạng giới tính 49 96.1 2 3.9
3 Hình ảnh cơ thể, sự riêng tƣ và bảo toàn thân thể 50 98.0 1 2.0
Sức khỏe sinh sản:
1 Mang thai, các biện pháp tránh thai 50 98.0 1 2.0 2 Các bệnh lây truyền qua đƣờng sinh dục, HIV-AIDS 50 98.0 1 2.0 3 Lạm dụng tình dục, bạo lực và quấy rối tình dục 50 98.0 1 2.0
Hành vi tình dục: 0.0 0.0
1 Hành vi tình dục và đáp ứng tình dục 37 72.5 14 27.5
2 Kiêng nhịn, thủ dâm 36 70.6 15 29.4
Giá trị, thái độ, kĩ năng cá nhân:
2 Chuẩn mực xã hội và ảnh hƣởng của bạn bè đồng
trang lứa 51 100.0 0 0.0
3 Kĩ năng quyết định 51 100.0 0 0.0
4 Kĩ năng giao tiếp từ chối và đàm phán, tìm kiếm sự
hỗ trợ. 51 100.0 0 0.0
5 Kĩ năng phòng vệ khi bị xâm hại tình dục 51 100.0 0 0.0
Các mối quan hệ tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò 51 100.0 0 0.0 Để tìm hiểu sâu về mức độ phù hợp của các nội dung giáo dục giới tính đƣợc đề xuất, đề tài phỏng vấn ý kiến của các giáo viên có chuyên môn Sinh học về sự phù hợp của 5 chủ đề giáo dục giới tính đƣợc đề xuất cho học sinh THCS Colette
Hầu hết các giáo viên dạy sinh học đều cho rằng, 5 nội dung giáo dục giới tính đƣợc đề xuất đều phù hợp để giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette. Lý do là vì các em đang ở lứa tuổi khám phá bản thân nên ngoài các kiến thức về sự phát triển con ngƣời và sức khỏe sinh sản nhƣ sách giáo khoa sinh 8 đã đề cập, cần trang bị thêm các kiến thức nhằm giúp các em nhận thức về các giá trị bản thân, sự riêng tƣ và bảo toàn thân thể, các hành vi tình dục và biết cách bảo vệ bản thân trƣớc các nguy cơ xâm hại.
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, đa số giáo viên đề xuất các nội dung cần
giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette bao gồm: Sự phát triển con ngƣời, Sức khỏe sinh sản, Hành vi tình dục, Giá trị, thái độ, kĩ năng cá nhân, Các mối quan hệ tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò.
2.3.4.2. Đề xuất của giáo viên về biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Để tìm hiểu về biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Colette, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, đề tài tìm hiểu đề xuất của giáo viên về biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng Colette thông qua phƣơng pháp phỏng vấn
Về cách tổ chức: Thầy Nguyễn Chí Tuấn, Chi ủy viên cho rằng để hoạt động giáo dục giới tính hiệu quả thì cần có các hoạt động phong phú trong giáo dục giới tính, cần lồng ghép giáo dục giới tính với các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dƣới cờ và
sinh hoạt chủ nhiệm. Có thể tạo phong trào tìm hiểu về giới tính thông qua tổ chức ngày đọc sách về giáo dục giới tính cho học sinh.
Cô Nguyễn Ngọc Thủy, chủ tịch công đoàn đề nghị cần tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề giáo dục giới tính cho nam riêng, nữ riêng. Thẳng thắn và cụ thể hơn, không nên né tránh chỉ tuyên truyền lý thuyết, nên thiết thực hơn để học sinh hiểu và đƣợc trang bị kiến thức vững vàng hơn.
Về mức độ thực hiện: Cô Nguyễn Châu Thùy Dƣơng, giáo viên văn, khối trƣởng 6, đã đề nghị công tác giáo dục giới tính cần phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, tạo thành kĩ năng cho học sinh.
Cô Nguyễn Minh Dƣ, phó hiệu trƣờng còn cho rằng, việc giáo dục của nhà trƣờng qua nhiều hình thức nhƣng thiếu sự hợp tác của phụ huynh và gia đình thì mọi nỗ lực xây dựng, tuyên truyền giáo dục sẽ không hiệu quả cao. Do đó, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong giáo dục giới tính cho học sinh.
Về phân công công tác: Thầy Nguyễn Hoàng Long, tổ trƣởng tổ toán cho rằng, trong trƣờng học cần có giáo viên chuyên phụ trách, giải đáp thắc mắc về vấn đề giới tính cho học sinh khi cần thiết, để học sinh đƣợc hiểu rõ hơn cũng nhƣ đƣợc giải dáp những việc khó hỏi giữa cộng đồng.
Về phƣơng pháp giáo dục giới tính: Cô Huyền Tôn Nữ Nguyên Tịnh, tổ trƣởng tổ pháp đề nghị, đối với việc lồng ghép giáo dục giới tính trong các môn học thì trong quá trình giảng dạy và trao đổi với học sinh, giáo viên có thể kết hợp giải thích, giáo dục với các em về giới tính, định hƣớng cho các em trong các mối quan hệ. Nên có những hoạt giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi những hành vi xâm hại.
Cô Lê Thị Huệ, tổ trƣởng Lý-Hóa-Sinh cho biết, đối với các môn học nhiều nội dung liên quan đến giáo dục giới tính nhƣ môn Sinh học, giáo viên cần đổi mới phƣơng pháp trong dạy học, phối hợp nhiều phƣơng pháp dạy học. Cần tổ chức các hoạt động phong phú nơi học sinh có thể vận dụng các kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề thực tế, gắn kết kiến thức với thực tế và tăng hoạt động trải nghiệm của học sinh, có nhƣ vậy hoạt động giáo dục giới tính mới đem lại hiệu quả.
Để có thêm thêm thông tin tin cậy về chuyên môn, đề tài phỏng vấn sâu giáo viên môn Sinh học, trực tiếp giảng dạy nội dung giáo dục giới tính ở môn Sinh học 8 nhiều năm, ý kiến thu đƣợc nhƣ sau:
Cô Nguyễn Bảo Châu cho rằng sự phát triển của các em hiện nay nói chung và trƣờng THCS Colette nói riêng đã đến nhanh hơn nhiều năm trƣớc kia, đa phần các em đã dậy thì từ năm lớp 6 mà kiến thức giới tính cuối năm lớp 8 mới đƣợc học do đó các em 6,7,8 chƣa hiểu rõ về giới tính, nhiều em trong số này tìm hiểu qua sách báo hoặc những trang mạng không đáng tin cây. Vì thế cô Châu đề nghị cần tổ chức các buổi chuyên đề về giới tính để học sinh ngay từ lớp 6 đã có thể hiểu đúng về giới tính. Giáo viên bộ môn Sinh là ngƣời có thể tƣ vấn cho các em bấy cứ khi nào các em cần. Đối với bộ môn Sinh học, cô châu thƣờng cho học sinh tổ chức các buổi thuyết trình về kiến thức giới tính để các em có thể trao đổi với bạn bè và thầy cô những kiến thức chƣa hiểu rõ, giáo viên giảng giảng giải, tƣ vấn thêm các kiến thức chƣa rõ.
Cô Phan Thị Thanh Thủy thì cho rằng: trong các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục giới tính cần tổ chức phong phú các hoạt động nhƣ học sinh diễn hoạt cảnh