Giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn khoa học

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1. Giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn khoa học

Hiện nay các trƣờng THCS ở nƣớc ta đang áp dụng các hình thức giáo dục giới tính nhƣ tích hợp vào các môn khoa học, sinh hoạt ngoại khóa và các hoạt động tham vấn học đƣờng. Trong các hình thức trên, giáo dục giới tính theo hƣớng tích hợp trong các môn khoa học là phổ biến hơn cả. Nội dung giáo dục giới tính đƣợc lồng ghép trong các môn học có liên quan nhƣ Sinh học, Giáo dục công dân, Văn, Địa. Việc tích hợp nội dung có thể đƣợc tiến hành ở các mức độ khác nhau tùy theo mối quan hệ của nội dung kiến thức có trong bài học với nội dung giáo dục giới tính. Các mức độ cụ thể gồm [7]:

Mức độ 1: Nội dung giáo dục giới tính phù hợp hoàn toàn với nội dung bài học. Mức độ 2: Một số đơn vị tri thức của nội dung giáo dục giới tính có liên quan mật thiết với những nội dung khác của bài học, đƣợc đƣa vào bài học và trở thành một bộ phận của bài học.

Mức độ 3: Liên hệ nội dung của bài học với nội dung thích hợp của giáo dục giới tính.

Đối với môn học Giáo dục công dân, nếu nhƣ trong chƣơng trình lớp 6, học sinh học về quyền đƣợc pháp luật bảo hộ về tính mạng; thân thể; sức khỏe; danh dự và nhân phẩm, qua đó hình thành cho các em ý thức bảo vệ cơ thể tránh các hành vi xâm hại tình dục thì ở chƣơng trình lớp 7 các em đƣợc học về các chủ đề nhƣ: sống giản dị, trung thực, yêu thƣơng con ngƣời. Ở chƣơng trình công dân lớp 8, các em đƣợc học về chủ đề tôn trọng ngƣời khác, xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh, đến chƣơng trình lớp 9 các em sẽ đƣợc học về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Nhƣ vậy, giáo dục giới tính đƣợc lồng ghép vào môn Giáo dục công dân thông qua việc liên hệ nội dung bài học với các nội dung thích hợp của giáo dục giới tính và một số đơn vị kiến thức đƣợc đƣa vào bài học và trở thành một bộ phận của bài học [46].

Trong chƣơng trình Văn học cấp THCS, giáo dục giới tính chủ yếu đƣợc lồng ghép qua các tác phẩm Văn học có nội dung về tình bạn, tình yêu, tình cảm vợ chồng nhƣ trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” ở chƣơng trình Văn học 7 đã đề cập đến vai trò quan trọng của tổ ấm gia đình. Lên lớp 8 các em đƣợc giáo dục về các đạo lí sống nhân nghĩa, thủy chung thông qua các bài ca dao, tục ngữ. Lên lớp 9, các em đƣợc học các tác phẩm nhƣ: “Truyện ngƣời con gái nam xƣơng”, “Truyện kiều”, “Lục vân tiên cứu Kiều nguyệt nga”, “Đồng Chí” các em đƣợc giáo dục về cách đối nhân xử thế trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình [47, 35]. Có thể thấy thông qua môn Văn học các em đƣợc giáo dục về cách ứng xử lịch sự văn minh trong các mối quan hệ với ngƣời khác giới và các mối quan hệ xã hội.

Đối với môn Sinh học, nội dung giáo dục giới tính đƣợc lồng ghép trong chƣơng trình Sinh học lớp 8 và lớp 9. Ở lớp 8, chủ yếu tập trung trong hai chƣơng là Chƣơng X-Nội tiết và chƣơng XI-Sinh sản. Đây là hai chƣơng học có nôi dung bài học phù hợp hoàn toàn với nội dung giáo dục giới tính, gồm các bài nhƣ: Tuyến sinh dục; Cơ quan sinh dục nam; Cơ quan sinh dục nữ; Thụ tinh thụ thai và phát triển của thai; Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai; Các bệnh lây lan qua đƣờng sinh dục; Đại dịch Aids thảm họa của loài ngƣời [41]. Học sinh không những đƣợc học về đặc điểm các cơ quan sinh dục, các kiến thức khoa học về sinh sản mà còn đƣợc bày tỏ quan điểm cá nhân qua các chủ đề thảo luận về những nguy cơ khi có thai ở vị thành niên, những

biện pháp hạn chế các bệnh lây truyền qua đƣờng sinh dục. Lên lớp 9, nội dung giáo dục giới tính đƣợc đề cập trong chƣơng II và chƣơng V qua các bài nhƣ: Phát sinh giao tử và thụ tinh; Cơ chế xác định giới tính; Phƣơng pháp nghiên cứu di truyền ngƣời; Di truyền học với con ngƣời. Qua đó học sinh đƣợc trang bị kiến thức về mặt di truyền quy định các đặc điểm giới tính và có thể vận dụng kiến thức di truyền học vào đời sống để giải thích các hiện tƣợng có liên quan [41, 42].

Xét về bản chất, giáo dục giới tính là nội dung có tính chất liên môn, có quan hệ với Sinh học, Tâm lý học, Giáo dục học, Xã hội học. Nội dung giáo dục giới tính gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, việc tích hợp giáo dục giới tính vào các môn khoa học vừa làm môn học thêm phong phú, gắn với thực tiễn vừa đảm bảo tính khoa học và hiệu quả của giáo dục giới tính [7].

Tuy nhiên, hình thức này vẫn gặp phải một số hạn chế ở khung phân bố chƣơng trình với các bài, khối lớp hiện nay đã không còn phù hợp với tình hình dậy thì ngày càng sớm của trẻ. Mặt khác với việc tích hợp vào các môn học khác nhau ở các thời điểm khác nhau gây khó khăn trong việc tiếp nhận những thông tin có tính logic và hệ thống ở các nội dung giáo dục giới tính. Thêm vào đó, việc bảo đảm các nội dung tích hợp đƣợc truyền tải đầy đủ lại phụ thuộc nhiều vào phía giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong nhiều trƣờng hợp những nội dung này thực hiện không đầy đủ, nghiêm túc, thậm chí còn bị bỏ qua. Các nội dung tích hợp đôi khi không đƣợc thể hiện rõ ràng trong sách giáo khoa vì vậy giáo viên không có đủ tƣ liệu giảng dạy cần thiết [27].

Trong các môn khoa học, Sinh học là môn học có nhiều nội dung gắn liền với giáo dục giới tính hơn so với các môn học còn lại. Trong đó, Sinh học 8 là môn học có nhiều nội dung liên quan đến giáo dục giới tính nhất. Tuy nhiên, nội dung chƣơng trình thiên về cung cấp kiến thức lý thuyết chƣa chú trọng hình thành cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân và biết cách xử sự trong các mối quan hệ. Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mục tiêu của giáo dục giới tính, giáo viên cần có sự đầu tƣ vào cải tiến các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính, gắn kiến thức vào thực tiễn giúp các em có đƣợc những kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học 8 cho học sinh trường trung học cơ sở colette, quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)